Photo by John Schnobrich / Unsplash

Tất tần tật về bán khóa học online, kinh nghiệm và bài học thực tế.

Kinh nghiệm thực tế về xây dựng website bán khoá học online, website dạy học trực tuyến và các chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Hoola

Khi bạn có một nội dung đào tạo, hướng dẫn online nào đó và bạn muốn bán chúng tức là bạn đang có nhu cầu bán một khóa học online. Cho dù ý tưởng của bạn có thực sự nghiêm túc hoặc chỉ là các thử nghiệm kinh doanh với các khóa học của mình, bạn vẫn cần nắm rõ một bức tranh tổng quan và những vấn đề bạn có thể gặp phải cũng như các công cụ nào có thể dùng để phân phối khóa học online của bạn tới các học viên tốt nhất.

Một website bán khoá học online chuyên nghiệp

Khi bắt đầu lên kế hoạch bán khóa học online, bạn đã phải bắt đầu đi trả lời những câu hỏi mang tính chất quyết định dưới dây:

1. Nội dung khóa học bạn muốn bán online

Với các khóa học online, không có giới hạn nào về nội dung và chất lượng. Bạn có thể bán các video mà bạn biên soạn và bạn có bản quyền hoặc nếu bạn là một giảng viên, thầy giáo, chuyên gia, diễn giả.. bạn có thể quay lại các bài giảng của mình trên lớp sau đó tổng hợp thành các khóa học và có thể phân phối chúng.

Tuy nhiên nếu như bạn thực sự nghiêm túc với ý tưởng kinh doanh này, bạn sẽ phải đầu tư nhiều hơn nữa. Với những khóa học sơ sài về việc biên soạn, bạn có thể vẫn bán được nếu chúng thực sự giá trị, nhưng nếu là một bài toán kinh doanh, bạn sẽ muốn bán khóa học đó không chỉ cho vài người, không chỉ bán một vài tháng mà khóa học của bạn cần được phân phối tới hàng nghìn người và có thể bán một hoặc vài năm thì mới thực sự mang lại thu nhập cho bạn.

Một khoá học online được xây dựng chuyên nghiệp

Với người mua họ sẽ cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định liệu khóa học của bạn có "đáng tiền"? Khóa học có được đầu tư tâm huyết và dễ học không? Họ có thể tìm kiếm các nội dung trong khóa học dễ dàng trên các kênh miễn phí như Youtube, blog, Facebook không?

2. Bán khóa học online ở đâu?

Khi bạn đã chắc chắn về sản phẩm khóa học của mình bạn sẽ đi tới câu hỏi tiếp theo đó là: Bạn sẽ bán khóa học online ở đâu?

Lựa chọn thứ 1: Bán khoá học trên các chợ khóa học online

Đây thường là lựa chọn phổ biến nhất hiện nay. Bạn không còn lo ngại gì về kỹ thuật chỉ cần tập trung vào sản xuất các video khoá học chất lượng và đăng bán trên các chợ khoá học và chia sẻ lợi nhuận với những nền tảng này. Các chợ khoá học phổ biến hiện nay là Edumall.vn, Unica.vn, Kyna.vn..

Lựa chọn này tương đối nhẹ nhàng với bạn nhưng phía sau cũng ẩn chứa nhiều những bất cập mà sau một thời gian vận hành bạn mới nhận ra.

Thứ nhất trên môi trường chợ này khoá học của bạn cũng không phải là dễ bán. Chỉ vài khoá học nổi bật bán chạy được gợi ý lên đầu (hoặc bạn sẽ phải trả phí cho việc quảng cáo lên top). Nếu khoá học của bạn mới ra bạn cũng sẽ cảm nhận thực sự nó sẽ chìm nghỉm! Sẽ cần nhiều thời gian công sức quảng bá của bạn để chúng bắt đầu bán được. Và trong quá trình quảng bá này bạn đã vô tình tốn kém chi phí cho việc quảng bá các website này hơn là cho chính khoá học của bạn!

Thêm nữa nếu khoá học của bạn thực sự bán chạy bạn sẽ thấy việc lợi nhuận của bạn bị cắt lại là một con số không hề nhỏ (có thể lên tới ~40%), thử tưởng tượng bạn bán được cho 1000 học viên bạn sẽ phải cắt lại bao nhiêu?

Một nhược điểm khác về sự phụ thuộc nữa là các chính sách trên các chợ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bạn, uy tín của chợ hay hình ảnh của các website này cũng sẽ làm bạn bị liên luỵ. Chưa kể việc bảo vệ video của bạn khỏi các công cụ download vẫn là một dấu hỏi, thực tế đã có những lần tất cả các khoá học trên các chợ này đã được rao bán với giá rất rẻ ở một nơi khác, đó là điều bạn cũng cần phải cân nhắc.

Cuối cùng học viên của bạn trên các website này thực sự không thuộc về quản lý của bạn, bạn sẽ không thể có những hỗ trợ tốt nhất hoặc có các chính sách riêng để bảo vệ các quyền riêng tư cho học viên của mình.

Vậy có lựa chọn nào khác không?

Lựa chọn thứ 2: Tự tạo website bán khoá học online E-Learning sử dụng Wordpress và các plugin có sẵn, Learning Management System - LMS

Có một lựa chọn khác là khi bạn có sẵn website trên nền tảng Wordpress, bạn có thể cài các Plugin viết sẵn cho việc bán khoá học trên đó và có thể bắt đầu vận hành được.

Ưu điểm của cách này là chi phí bỏ ra ban đầu của bạn thấp, chi phí hàng tháng cũng phải chăng. Bạn có thể phải trả hàng tháng ~20$ cho Hosting (nơi lưu trữ website tương đối tốt để vận hành cho vài nghìn khách/tháng) ~50$ cho phí bản quyền plugin (bạn sẽ không dám sử dụng các plugin lậu vì như vậy rủi ro rất lớn với công việc kinh doanh của bạn). Và phần nặng nhất là chi phí máy chủ lưu trữ video các khoá học của bạn. Lưu ý là các video này là nơi tiêu tốn nhiều tài nguyên nhất trên website của bạn và bạn không thể nào lưu chúng trên hosting bạn mua để đặt website, nó sẽ phá huỷ website của bạn ngay lập tức.

Với máy chủ lưu trữ video bạn có thể dùng các dịch vụ bên thứ 3, lựa chọn đơn giản nhất là Vimeo với các gói bắt đầu từ 7$ đến 20$ và 75$. Tuy nhiên với kinh nghiệm thực tế, video trên kênh này dễ dàng bị tải về (download) bằng các extension đơn giản trên chrome hoặc ngay trên trình duyệt hỗ trợ download phổ biến mà Việt Nam hay sử dụng. Điều này có nghĩa là những khoá học mà bạn đầu tư công phu sẽ không thể nào đặt trên đó được, bạn sẽ thấy chúng xuất hiện trên youtube hoặc các nền tảng video khác ngay sau đó bởi những kẻ trộm và công sức của bạn đổ xuống biển! Bảo mật video là tối quan trọng vì chỉ video được bảo mật bạn mới có thể tiếp tục bán nó được.

Các dịch vụ để bạn lưu trữ và bảo mật video thường có chi phí không dễ chịu chút nào, và thường bạn sẽ phải thanh toán theo lưu lượng người xem. Nghĩa là bạn sẽ không thể dự đoán được chi phí hàng tháng. Thông thường mức giá các dịch vụ này không dưới 0.2$/1GB băng thông, nếu bạn có một khoá học video thời lượng khoảng 8h dung lượng sẽ cỡ ~ 8GB (với chất lượng 720p), bạn sẽ tiêu tốn cho 0.2*8 = 1.6$ cho 1 học viên và 1600$ chỉ cho 1000 học viên!

Ngoài ra lựa chọn này cũng có rất nhiều nhược điểm và rủi ro. Website của bạn thường chỉ có những chức năng tối cơ bản, học viên thường chỉ có chức năng duy nhất là xem được video của bạn. Nếu bạn tự thực hiện những bước này thì đó là lợi thế của bạn, nhưng nếu bạn vẫn cần một kỹ thuật viên để thực hiện nó thì thật sự không phải lựa chọn hay.

Bạn sẽ tiếp tục phải trả cả phí duy trì máy chủ, phí plugin, phí máy chủ video và thêm vào phí bảo trì website cho kỹ thuật viên để support. Hơn nữa các website Wordpress có độ phổ biến lớn, các lỗ hổng xuất hiện liên tục, nếu người thực hiện không có đủ kiến thức về bảo vệ website cũng như cài đặt hệ thống tường lửa thì một ngày nào đó bạn bỗng thấy mình không còn quyền gì trên website của mình nữa! Kinh nghiệm cho thấy điều này xảy ra cho không ít người vì các công cụ hack website thường truy quét ngày đêm để tìm sơ hở của bạn.

Lựa chọn 3: Tự xây dựng toàn bộ website bán khóa học online của bạn

Bạn hoàn toàn có thể xây dựng riêng một website bán khóa học của mình nếu như bạn có đủ kinh nghiệm, thời gian và nguồn lực tài chính. Với việc tự xây dựng này bạn có thể vẽ lên một website hoàn toàn theo ý mình, độc nhất từ thiết kế đến chức năng và cách vận hành.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm những người đi trước đây, thiết kế website dạy học trực tuyến riêng từ A-Z là lựa chọn khó khăn nhất trong các lựa chọn và bạn sẽ thực sự phải trả giá! (theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng cả về thời gian, công sức và tiền bạc). Bạn sẽ bắt đầu phải tìm được một đối tác thiết kế web tin cậy và họ cần có đủ hiểu biết về lĩnh vực E-Leanring, bảo mật cũng như các module kinh doanh khoá học.

Sau khi trải qua một thời gian không ngắn (không dưới 6 tháng và chi phí thường không dưới 500,000K tại thị trường Việt Nam), nếu may mắn và không yêu cầu quá nhiều chức năng (và tìm được đối tác thiết kế webiste đủ năng lực) thì bạn đã có thể bắt đầu vận thử nghiệm với website này và công việc cải tiến, sửa lỗi yêu cầu chức năng mới mà trước đó chưa được lên kế hoạch sẽ tiếp tục ngốn thời gian công sức và tiền bạc của bạn.

Chưa dừng lại ở đó, khi vận hành website riêng này bạn vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào bên xây dựng website và bạn sẽ nhận ra rằng hàng tháng bạn sẽ tiếp tục phải trả phí máy chủ và chi phí cho kỹ thuật viên duy trì và hỗ trợ để website của bạn thông suốt và chi phí này cũng thường không phải là con số dễ chịu với bạn. Với sự phụ thuộc này bạn có thể lại được chào mời các gói máy chủ lưu trữ và bảo mật video khoá học online thiết kế riêng với chi phí hàng tháng không bao gồm trong chi phí máy chủ, và đây vẫn là chi phí hàng tháng lớn nhất bạn sẽ phải chi trả.

Với đặc tính kỹ thuật của internet, website của bạn luôn luôn đứng dưới những rủi ro về bảo mật, nâng cấp, các vấn đề mới khi lượng học viên của bạn tăng lên, bạn muốn thêm chức năng mới.. thì chi phí 10~30M cho kỹ thuật viên thường trực là khó tránh khỏi! Nếu bạn thực sự không phải là một tổ chức quy mô và có đội kỹ thuật IT riêng thì đây hoàn toàn không phải lựa chọn tốt với bạn.

Vậy làm sao để vừa có chi phí tốt, vừa bảo vệ được khóa học mà lại xây dựng được hình ảnh của riêng mình?

Lựa chọn tối ưu nhất: Sử dụng Nền tảng tự tạo website bán khoá học online riêng

Tự xây dựng website bán khoá học online trên một nền tảng tốt sẽ là lựa chọn tối ưu nhất dành cho bạn bởi những lý do sau:

  • Tối ưu chi phí: Chi phí ban đầu thường thấp nhất so với các lựa chọn trên (thường chỉ tự 1-2000K/tháng tuỳ vào nền tảng) và thường được bắt đầu dùng thử miễn phí đến 1 tháng, bạn có thể tham khảo tại đây: Bảng giá xây dựng website bán khoá học online;
  • Không yêu cầu kỹ thuật: Bạn hoàn toàn không cần quan tâm đến vấn đề kỹ thuật và việc bảo mật video khoá học online cũng như bảo vệ cho website của bạn 24/24 thông suốt do bên cung cấp nền tảng sẽ lo tất cả các khâu cho bạn và đã bao gồm trong phí hàng tháng;
  • Xây dựng thương hiệu riêng: Bạn tự do xây dựng cho mình một một thương hiệu đào tạo riêng, website với tên miền riêng, thiết kế màu sắc, logo, hình ảnh riêng, chính sách bán hàng riêng.. Tất cả các quảng bá đều là cho thương hiệu mà bạn sở hữu;
  • Công cụ E-Learning chuyên biệt: Bạn được sử dụng những công cụ chuyên biệt cho việc dạy và bán khoá học mà chỉ trên các nền tảng chuyên biệt này mới có. Có rất nhiều công cụ đã được tích hợp dựa trên kinh nghiệm nhiều năm về bán các sản phẩm E-Learning mà bạn sẽ phải ngạc nhiên và thích thú khi có chúng:
  • Các công cụ chuyên biệt trong lớp học online giúp học viên ấn tượng với website của bạn như ghi chú lại trên video, lưu lại vị trí đang học khi học viên thoát ra, thảo luận chung trong khóa học.  Bạn có thể tạo khoá học online với rất nhiều định dạng khác nhau không chỉ là video ví dụ như: pdf, slide, các bài trắc nghiệm, các bài nhúng Google Docs..
  • Đặc biệt là các công cụ quản lý học viên, quản lý bán hàng, cổng thanh toán thuận tiện qua Chuyển khoản, Kết nối các cổng thanh toán online phổ biến (trên tài khoản ngân hàng của bạn) và kết nối vận chuyển COD (hình thức bán khoá học đang phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay), kết nối với các giảng viên khác chia sẻ lợi nhuận.
  • Các công cụ hỗ trợ marketing: Gửi mail cho học viên, lên lịch nhắc học viên và đặc biệt là các công cụ Affiliate Marketing khoá học online giúp bạn biến học viên của mình thành những người bán đắc lực cho bạn. Ngoài ra công cụ Điểm thưởng khi mua khoá học online cũng rất hay giúp bạn kích thích học viên cũ mua hàng mà không tốn kém thêm chi phí quảng cáo.
  • Các lớp học tương tác online: Ngoài ra nếu được hỗ trợ bạn có thể tổ chức được các lớp Livestream, các lớp Webinar, Class truyền thống  và bán vé tham dự các lớp này theo tất cả các kênh Marketing, Affiliate mà bạn có thể sử dụng trên nền tảng. Đây là một cách rất hay để thu hút nhiều người vào website của bạn. Công cụ này giúp bạn bán một khoá học trước khi và ngay cả sau khi nó đã diễn ra và lưu lại thành một dạng như khoá học thông thường. Xem thêm bài viết về Các tính năng lớp học online tương tác.
  • Khả năng nâng cấp website bất kỳ lúc nào: Đây là tính năng chỉ trên nền tảng mới có, bạn có thể mở rộng hoặc co hẹp website của mình bất kỳ lúc nào để tối ưu chi phí cũng như phục vụ được bất kỳ dung lượng khách hàng nào.  
  • Còn thêm nhiều các công cụ khác bạn có thể tự mình khám phá trên nền tảng này và chắc chắn rằng bạn sẽ thực sự thích thú. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về Những tính năng cần thiết cho website bán khoá học online;

Đây là lựa chọn mới mẻ và hình thức này mới xuất hiện thời gian trở lại đây nhưng đã trở thành xu hương vì tính ưu việt và hiệu quả của nó. Với lựa chọn này bạn vẫn phải tìm cho mình một nền tảng tốt nhất và nó phải loại bỏ được tất cả các nhược điểm của các lựa chọn khác trên.

Ngoài ra vẫn còn các phần mềm dạy học trực tuyến phổ biến khác như Zoom, Google Classroom, Microsoft Team.. Tuy nhiên các phần mềm elearning này chỉ là các giải pháp đào tạo trực tuyến đơn thuần mà không phải là một giải pháp kinh doanh khoá học online một cách đồng bộ và toàn diện.

Như vậy thông qua bài viết này hi vọng bạn có được cái nhìn tổng quan về lĩnh vực bạn có thể sẽ dấn thân và bạn có thể có được lựa chọn đúng cho mình. Mỗi lựa chọn trên vẫn có những giá trị riêng để bạn phải cân nhắc trong đúng hoàn cảnh của mình.

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Chi Phí Xây Dựng Một Website Đào Tạo Và Dạy Học Trực Tuyến
Chi phí và thời gian xây dựng website được xác định dựa trên quy mô và các chức năng mà bạn muốn có cho website của mình.
4 cách phổ biến để tạo video dạy học trực tuyến
Tạo video học trực tuyến có nhiều cách từ đơn giản đến phức tạp, bài viết này giới thiệu một số hình thức phổ biến để khởi tạo video cho các khóa học trực tuyến.
Lên ý tưởng tạo khóa học trực tuyến
Khi bạn là chuyên gia và bạn muốn chia sẻ kiến thức kinh nghiệm của mình với thế giới thì bạn cần lên ý tưởng rõ ràng về nội dung kiến thức bạn muốn chia sẻ và xác định đối tượng học viên của bạn là ai.

Good luck!

Kinh nghiệm xây dựng website khóa học onlineKinh nghiệm tạo khóa học online chuyên nghiệpKinh doanh khóa học onlineSản phẩm của HoolaTính năng của website bán khóa học onlineBảo mật nội dung học online