7 tiêu chí lựa chọn nền tảng tạo website bán khoá học trực tuyến 2021
So sánh ưu nhược điểm của các nền tảng tạo website bán khoá học trực tuyến cá nhân hiện nay và giúp đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Trong xu thế phát triển giáo dục online chóng mặt như hiện nay, việc đầu tư xây dựng một website kinh doanh khoá học và đào tạo trực tuyến từ A-Z đã không còn phù hợp và bắt kịp thời đại. Thay vào đó rất nhiều cá nhân, tổ chức đã chuyển hướng sang việc lựa chọn các Nền tảng tạo website đào tạo trực tuyến để xây dựng website cho mình một cách nhanh chóng, hiệu quả, an toàn và chuyên nghiệp.
Các nền tảng cung cấp giải pháp kinh doanh khoá học online vì vậy cũng ngày càng phát triển và ngày càng xuất hiện nhiều thêm nhiều nền tảng mới để đáp ứng nhu cầu của thầy cô, chuyên gia, diễn giả, trung tâm đào tạo. Vì vậy bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn cũng như gợi ý các tiêu chí để bạn lựa chọn nền tảng tạo web bán khoá học một cách tốt nhất.
Với hầu hết các nền tảng này bạn đều có thể dễ dàng khởi tạo một website bán khoá học dùng thử trong vài phút và các công cụ tạo khoá học, kinh doanh khoá học, quản lý học viên đều đã được tích hợp sẵn. Tuy nhiên bạn vẫn cần nhận biết rằng, có rất nhiều cách để các nền tảng này tạo website cho bạn và chính cách tạo web này liên quan đến công việc kinh doanh dài hạn của bạn.
Hãy điểm qua các tiêu chí sau cho website bán khoá học bạn đang muốn xây dựng:
Nội dung bài viết:
- Tiêu chí I: Lựa chọn nền tảng tạo website khoá học độc lập cho bạn.
- Tiêu chí II: Trải nghiệm học viên trên website khoá học
- Tiêu chí III: Tiêu chí về tính năng website bán khoá học
- Tiêu chí IV: Chi phí vận hành website bán khoá học.
- Tiêu chí V: Công nghệ, khả năng đáp ứng và độ ổn định của website
- Tiêu chí VI: Hỗ trợ kỹ thuật cho website bán khoá học
- Tiêu chí VII: Blog chuyên nghiệp và chuẩn SEO
1. Tiêu chí I: Lựa chọn nền tảng tạo website khoá học độc lập cho bạn.
Website độc lập là một trong những tiêu chí quan trọng bậc nhất với bạn nhưng lại là tiêu chí khó nhất cho các nền tảng tạo website và thông thường rất ít nền tảng có thể đạt được tiêu chí đó kể cả các nền tảng lớn trên thế giới! Bạn vẫn sẽ nhận được một website khoá học độc lập trên bề mặt (tên miền riêng, hệ quản trị riêng, giao diện riêng..), nhưng sâu bên dưới website của bạn và hàng nghìn website tương tự có thể đang cùng nằm một chỗ và ảnh hưởng lẫn nhau. Bạn sẽ nhận ra ngay các bất tiện khi có sự cố hoặc nâng cấp, bạn sẽ không muốn website khác làm ảnh hưởng đến mình.
Một cách dễ nhất để nhận ra nền tảng không đạt được tiêu chí này là thời gian khởi tạo website của họ thường chỉ vài giây hoặc tạo website ngay lập tức! Với khoảng thời gian đó nền tảng đã không thể nào chuẩn bị không gian riêng cho bạn và bạn bị đưa vào không gian chung là chắc chắn. Khi nằm trên không gian chung này việc tuỳ biến website cho riêng bạn sau này là gần như không thể.
2. Tiêu chí II: Trải nghiệm học viên trên website khoá học
Đây là tiêu chí quan trọng không kém, bạn vẫn phải hướng đến trải nghiệm người dùng tốt nhất trên website đào tạo của mình. Tiêu chí này thường bị vi phạm khi tiêu chí I trên không được đáp ứng. Khi đó website của bạn như các mảnh chắp vá lộn xộn, thiếu đồng bộ và thiếu cách vận hành của một website thực thụ. Với công nghệ hiện nay, nên lựa chọn các trang dạng web app, thời gian thực, học viên có hệ quản trị riêng chuyên nghiệp không chắp vá.
Quan trọng hơn nữa là trải nghiệm trong lớp học cần phải tối ưu nhất, phần lớp học phải được đầu tư công phu không chỉ là một danh sách và một trình chạy video khoá học. Học viên sẽ rất thích thú khi họ được lưu lại vị trí đang học dở, có cuốn ghi chú riêng, thảo luận với bạn cùng học và đặc biệt nếu lớp học tích hợp phòng gặp mặt và học trực tuyến sẽ là điểm cộng lớn.
Ngoài công nghệ và tính năng, trải nghiệm của học viên trên website còn là việc tuỳ biến giao diện và màu sắc thương hiệu. Website cần hỗ trợ tuỳ biến toàn bộ hệ màu sắc theo màu của Logo. Việc sử dụng hệ màu trên website sẽ làm website đẹp, hài hoà, bắt mắt và dễ chịu.
Ngoài ra phần lớn học viên sẽ sử dụng trên các thiết bị di động, hãy kiểm tra website của bạn trên các thiết bị này đảm bảo mọi tính năng vào giao diện vẫn hoạt động tốt và tối ưu.
3. Tiêu chí III: Tiêu chí về tính năng website bán khoá học
Các nền tảng thường đã cung cấp khá nhiều tính năng về E-Elearning trên website cho bạn. Hầu hết đều cho bạn trải nghiệm thử các tính năng miễn phí, bạn có thể kiểm tra các tính năng phù hợp với nhu cầu đào tạo của mình. Các tính năng thông thường như upload video, bài kiểm tra trắc nghiệm, cấp chứng chỉ, quản lý lớp, quản lý bán hàng, marketing, affiliate.. đều có thể được tích hợp sẵn.
Các tính năng nâng cao như phòng Live trực tuyến, kênh tương tác 1-1 giữa giảng viên và học viên giúp học viên nộp bài và chấm điểm, gọi video thì chỉ xuất hiện ở một số nền tảng. Một số nền tảng có thể tích hợp phần mềm Zoom nhưng bạn lưu ý là bạn sẽ phải trả thêm chi phí cho mỗi phòng Live đó theo gói của Zoom và nếu bạn cần nhiều phòng trong nhiều khoá thì sẽ khá là đắt đỏ. Trên nền tảng Hoola các phòng này được tích hợp và bạn có thể linh hoạt tạo được nhiều phòng hơn cho các lớp dạy trực tiếp kết hợp với video và tài liệu. Bạn có thể xem thêm bảng Hoola so sánh với Zoom.
Ngoài ra bạn cũng cần xem xét đến hệ thống thanh toán, bạn cần hệ thống thanh toán online tự chủ, nếu không các nền tảng vẫn có thể nắm giữ tài chính của bạn và thanh toán theo định kỳ hàng tháng sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền của bạn.
Một tính năng khác rất quan trọng trong lớp học trực tuyến đó là trung tâm thông báo "Notification Center". Các thông báo này rất quan trọng giúp bạn và học viên tương tác cũng như giữa các học viên tương tác với nhau tạo không khí học tập tốt hơn. Và trên hết quản trị viên sẽ nắm được toàn bộ hoạt động của website bao gồm các sự kiện học viên đăng ký tài khoản, thêm vào đơn hàng, thanh toán, lớp học sắp diễn ra.. hay là các hoạt động của các nhân viên khác trên hệ thống.
4. Tiêu chí IV: Chi phí vận hành website bán khoá học
Với các nền tảng tạo website bán khoá học, chi phí là các gói dịch vụ đã bao gồm tất cả tính năng và hỗ trợ kỹ thuật. Với chi phí bạn cần lưu ý điểm mấu chốt là các tính năng được tích hợp trong gói bạn muốn mua khi so với nền tảng khác. Một số nền tảng có thể có chi phí thấp hơn nhưng so về tính năng thì họ thiếu rất nhiều hoặc họ khoá lại để vào các gói cao hơn.
Hãy so sánh tất cả tính năng bạn muốn có giữa các nền tảng để biết được thực sự bạn có mua được gói tối ưu hay không. Nếu bạn so sánh Bảng giá tạo website bán khoá học trên Hoola bạn sẽ thấy mình có thể tiêu tốn x10 lần chi phí để có được tính năng tương tự trên các nền tảng khác. Bạn nên chọn các nền tảng hỗ trợ tốt nhất cho bạn bằng cách cung cấp đủ tính năng để bạn thuận tiện và tăng trưởng nhanh hơn trong việc kinh doanh, bạn chỉ phải trả thêm chi phí khi lượng người dùng lớn hơn và lúc đó bạn đã đạt được mục tiêu của mình.
Ngoài ra trong một vài thời điểm website của bạn sẽ có lượng người dùng lớn hơn, bạn cần chọn nền tảng giúp bạn linh hoạt có thể mua thêm các tài nguyên ngắn hạn mà không cần nâng cấp lên gói cao hơn sau đó lại bị lãng phí ở các thời điểm không cần thiết.
5. Tiêu chí V: Công nghệ, khả năng đáp ứng và độ ổn định của website.
Khi lượng học viên lớn lên, bạn không muốn cả đội nhóm của mình quá tải vì phải hỗ trợ khách hàng, lỗi kỹ thuật, không thể truy cập..
Tiêu chí này cũng liên quan đến tiêu chí I và tính độc lập của website. Ngoài ra bạn cần lưu ý đến công nghệ website sử dụng. Các công nghệ cũ như PHP kém về hiệu năng và bảo mật sẽ không thể đáp ứng được lượng truy cập lớn hoặc dễ bị tấn công. Lý do các nền tảng vẫn sử dụng công nghệ này vì nó khá dễ dàng để tạo website nhưng đổi lại rất thiếu an toàn. Điển hình là Wordpress bạn có thể thấy việc bị tấn công diễn ra liên tục mặc dù rất nhiều cập nhật hàng ngày.
Bạn cần chọn các nền tảng sử dụng công nghệ mới như Nodejs, .Net, Ruby, Go.. để website an toàn và đáp ứng tốt hơn. Ngoài ra các công nghệ tự mở rộng AutoScale máy chủ cũng rất quan trọng để đáp ứng lượng học viên lớn trong một thời điểm nhất định mà không bị nghẽn.
Một điểm quan trọng nữa là nên lựa chọn nền tảng quản lý website của bạn theo phiên bản. Tiêu chí này cũng chỉ thực hiện được khi tiêu chí I thoả mãn. Khi website được quản lý theo phiên bản (giống như các phiên bản phần mềm trên điện thoại của bạn) việc vận hành sẽ an toàn hơn, việc nâng cấp và bảo trì không làm gián đoạn hoạt động của học viên.
6. Tiêu chí VI: Hỗ trợ kỹ thuật cho website bán khoá học
Hỗ trợ kỹ thuật xuyên suốt là thế mạnh của các nền tảng so với thuê thiết kế website truyền thống. Tuy nhiên bạn vẫn cần đánh giá về khả năng hỗ trợ kỹ thuật mà nền tảng bạn lựa chọn.
Việc hỗ trợ kỹ thuật cũng phụ thuộc rất nhiều vào tiêu chí V về công nghệ trên. Khi nền tảng có công nghệ tốt, sự cố hầu như ít xảy ra và việc hỗ trợ kỹ thuật cũng sẽ tốt hơn rất nhiều. Cả phía nền tảng và phía bạn đều tiết kiệm rất nhiều thời gian nếu hệ thống vận hành ổn định và an toàn. Nền tảng sẽ liên tục cập nhật được tính năng mới cho bạn thay vì chỉ dành hết thời gian vào xử lý lỗi.
7. Tiêu chí VII: Blog chuyên nghiệp và chuẩn SEO
Blog là một công cụ quan trọng trên website của bạn giúp bạn truyền tải các kiến thức cập nhật hàng ngày của mình tới học viên cũng như thu hút các khách hàng tiềm năng cho việc kinh doanh khoá học.
Blog cần phải hoàn toàn chuyên nghiệp với các yêu cầu như Chuẩn SEO (chuẩn theo các tiêu chí của Google để bạn có thể được xếp hạng lên trên kết quả tìm kiếm), lên lịch post bài, tuyển cộng tác viên viết bài, thư viện ảnh, quản lý bài viết cộng tác viên..
Bạn nên chọn nền tảng có tích hợp Blog chuyên nghiệp và đầu tư vào kênh này để bạn có thể giảm tối đa chi phí thay vì phải chạy quảng cáo tốn kém để học viên biết đến bạn.
Như vậy trên đây tác giả gợi ý 7 tiêu chí chính giúp bạn lựa chọn nền tảng để tạo website kinh doanh khoá học tốt nhất cho mình. Tuỳ theo nhu cầu của bạn có thể có một số tiêu chí không áp dụng, tuy nhiên việc xây dựng website kinh doanh khoá học là một bài toán đường dài và bạn cần áp dụng tất cả các tiêu chí này cho một bài toán kinh doanh dài hạn.
Tất cả tiêu chí trên đều được Hoola - Nền tảng tạo website đào tạo trực tuyến áp dụng và còn nhiều hơn nữa. Chúc các bạn thành công!
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về kinh doanh khoá học online:
Good lucks!
Hoola
Hoola blog - Chia sẻ kiến thức bán khóa học online Newsletter
Join the newsletter to receive the latest updates in your inbox.