Hướng dẫn tạo Landing page bán khoá học online hiệu quả
Hướng dẫn chi tiết tạo landing page để bán khoá học online, ai cũng có thể làm được.
Để tạo một trang landing page đẹp và thu hút khách hàng bạn cần 2 phần: phần nội dung trang landing page và phần thiết kế landing page.
Bài viết tới chúng tôi sẽ giới thiệu những mẫu landing page giáo dục phù hợp với việc quảng bá và bán khoá học online. Ở bài viết này chúng ta sẽ nói về nội dung và cấu trúc cần có của một trang bán khoá học online thu hút.
Bạn mất rất nhiều năm học tập, trải nghiệm để có những kiến thức và kinh nghiệm đóng gói thành các khoá học online. Bạn rất tự hào về khoá học trực tuyến của mình và háo hức mong chờ học viên đăng ký khoá học đó.
Nhưng việc xây dựng một khoá học online không đồng nghĩa với việc học viên sẽ tự tìm đến và đăng ký khoá học online tâm huyết ấy. Nhưng ngược lại, khoá học online lại cho phép bạn tiếp cận sinh viên từ mọi miền, không giới hạn khoảng cách địa lý miễn là học có kết nối internet.
Vấn đề là bạn sẽ không ngồi uống cafe với các học viên tiềm năng và giới thiệu cho họ xem khoá học của bạn tuyệt vời như thế nào. Vậy làm sao bạn thuyết phục được học viên đăng ký khoá học.
Rõ ràng thế mạnh của bạn là giảng dạy, là kiến thức chuyên môn chứ không phải bán hàng.
Bạn cần làm gì? Làm thế nào để bán khoá học online mà không phải đánh đổi phần lớn quỹ thời gian quý báu của bạn? Câu trả lời cho vấn đề của bạn là: Tạo trang Landing page thu hút để bán các khoá học online.
Nếu bạn bán khoá học online qua hình thức tổ chức webinar thì có thể xem thêm phần Hướng dẫn tạo landing page bán vé cho buổi hội thảo online.
Trang landing page bán khoá học là một trang con trên website mô tả thông tin khoá học, nhưng mục đích của trang landing page khoá học này là thuyết phục người xem đăng ký khoá học. Trang con này là nơi mà những học viên xem và cân nhắc để quyết định xem có đăng ký tham gia khoá học online của bạn hay không.
Làm sao học viên tìm được trang landing page bán khoá học là một câu hỏi lớn khác, nhưng không nằm trong phạm vi của bài viết hôm nay. Đó có thể là qua kênh Youtube, kênh podcast hay qua quảng cáo Facebook, hay cũng cũng có thể là qua email marketing mà bạn gửi, hoặc cũng có thể là qua các bài viết SEO trên blog. Bạn cũng có thể quảng bá trang landing page khoá học qua một buổi webinar. Hay đơn thuần học viên tìm thấy khoá học của bạn qua tìm kiếm chủ đề khoá học trên Google.
Xem thêm: Cách sử dụng Webinar để thu hút học viên
Bất kể bạn sử dụng chiến dịch marketing như thế nào để đưa học viên đến trang bán hàng, thì vấn đề quan trọng ở đây là họ sẽ làm gì khi truy cập trang landing page đó.
Hướng dẫn tạo Landing page bán khoá học online hiệu quả
Trang landing page hiệu quả thu hút khách hàng và thuyết phục họ mua khoá học là mục đích duy nhất của chúng ta. Do đó, mọi nội dung trên trang bán khoá học đều phải phục vụ mục đích này.
Trang landing bán khoá học online không chỉ đơn thuần là trang giới thiệu nội dung khoá học, càng không phải là một trang cho bài luận. Bạn cần nhớ rằng chúng ta đang viết thư chào hàng, mục đích là gây ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của học viên. Khi họ đọc các nội dung trên trang landing page bán hàng, họ sẽ ra quyết định xem có mua khoá học online đó hay không.
Đương nhiên là không phải ai sinh ra cũng có khả năng viết thư chào hàng một cách thuyết phục. Tin tốt là việc tạo nội dung cho trang bán hàng cũng không nhất thiết yêu cầu bạn phải là chuyên gia viết lách. Bạn là người hiểu rõ khoá học của mình và khách hàng mục tiêu của mình hơn bất kỳ ai khác, do đó bạn là người phù hợp nhất để viết nội dung cho trang landing page bán khoá học online.
Ở đây chúng tôi đưa ra các hướng dẫn đơn giản để tạo trang landing page bán khoá học. Mục đích là để bạn có thể tăng lượng học viên đăng ký khóa học online.
Cũng giống với quảng cáo, việc tạo nội dung trang landing page thuyết phục học viên cũng dựa trên nhu cầu của khách hàng. Có 3 câu hỏi bạn cần trả lời trước khi đặt bút viết nội dung giới thiệu khoá học online bằng landing page.
Câu hỏi 1: Khoá học online của bạn dành cho đối tượng học viên nào?
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu đã đươc chúng tôi đề cập nhiều lần trước đây là hẳn bạn cũng hiểu bước này quan trọng như thế nào.
Xem thêm: Cách xác định khách hàng lý tưởng của bạn
Ở đây chúng ta không quan tâm quá nhiều đến các thông tin như tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn... nó không cho chúng ta biết tại sao khách hàng quyết định mua khoá học.
Học viên mục tiêu của khoá học đang gặp khó khăn gì? Điều gì ngăn cản họ giải quyết những vấn đề này? Những sai lầm họ không muốn gặp phải? Hiểu động lực nào khiến một người đăng ký khoá học online mới là thông tin quan trọng.
Học viên không mua khoá học, họ mua giải pháp cho vấn đề họ đang gặp phải!
Câu hỏi 2: Khoá học online sẽ giúp gì cho học viên?
Tiếp theo, việc chỉ ra được khoá học của bạn sẽ giúp học viên như thế nào. Những kiến thức và kỹ năng mà bạn truyền đạt sẽ giúp họ như thế nào, giải quyết vấn đề gì? Kết quả mà học viên kỳ học đạt được cần phải được làm rõ, cụ thể.
Câu hỏi 3: Tại sao việc tham gia khoá học online của bạn mang lại lợi ích cho học viên?
Cuối cùng, xác định lý do tại sao học viên muốn đạt được kết quả mà họ kỳ vọng khoá học mang lại. Cách mà khoá học giúp cho học viên là gì? Liệu rằng khoá học có giúp họ đạt được những thành tựu mới trong nghề nghiệp hay cuộc sống. Nhiệm vụ của bạn là truyền đạt được lợi thế của khoá học online.
Một khi bạn đã hiểu rõ những câu hỏi trên, bạn sẽ cho học viên thấy được giá trị duy nhất đặc biệt mà chỉ khoá học của bạn mang lại.
Ba câu hỏi trên giúp bạn nói với khách hàng rằng: KHOÁ HỌC CỦA TÔI GIÚP (khách hàng mục tiêu) HỌC ĐƯỢC (kết quả của khoá học online), TỪ ĐÓ, HỌ CÓ THỂ (lợi ích của khoá học cho nghề nghiệp và cuộc sống)!
Ví dụ: Nếu Bạn thành lập trường học online có tên Vương quốc hạnh phúc, bạn bán khoá học cho các cặp đôi thì bạn có thể nói: “Khóa học của tôi giúp các cặp đôi học cách giao tiếp với nhau một cách hiệu quả để họ có thể ít tranh cãi hơn và cùng nhau tận hưởng một mối quan hệ yêu thương và viên mãn.”
Cấu trúc và nội dung của Trang landing page bán khoá học online đều quan trọng
Nội dung trang landing page bán hàng cần có gì?
Cho dù là bán khoá học hay các sản phẩm khác thì cấu trúc cơ bản của trang landing page bán hàng sẽ bao gồm:
- Một tiêu đề hấp dẫn (để thu hút sự chú ý)
- Câu chuyện mở đầu (để giới thiệu vấn đề)
- Lợi ích (để làm nổi bật lợi ích của giải pháp)
- Giải pháp (giới thiệu khóa học của bạn)
- Khuyễn mại (để tăng giá trị cảm nhận)
- Feedback (để chứng minh)
- Sự tín nhiệm (tiểu sử người hướng dẫn)
- Hỏi Đáp (giải quyết thắc mắc)
- Chi tiết về giá (với lời kêu gọi hành động rõ ràng)
- Cam kết (đảm bảo sự hài lòng)
Nội dung thì như vậy, còn việc đặt các nội dung này ở đâu, cái nào trước, cái nào sau hoàn toàn do bạn. Đây là phần xương sống của trang bán hàng. Sau đây chúng ta sẽ đi vào chi tiết:
1. Tiêu đề
Tiêu đề của trang bán khoá học là để thu hút sự chú ý, và giữ họ tiếp tục đọc các thông tin phía dưới. Tiêu đề không nhằm bán khoá học, nên tiêu đề thậm chí không chưa thông tin về khoá học.
Tiêu đề chính là nội dung quảng cáo cho landing page bán khoá học. Vậy điều gì làm cho Tiêu đề giữ chân người đọc?
Tiêu đề phải cho khách hàng thấy, trang bán hàng đ0s là dành cho họ (đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn).
2. Câu chuyện mở đầu
Nếu bạn thành công thu hút sự chú ý của khách hàng, tiếp theo bạn cần chạm vào nỗi đau của khách hàng, vấn đề mà họ gặp phải. Bạn cho họ biết là bạn hiểu họ đang gặp phải khó khăn gì.
Nêu được vấn đề mà họ gặp phải, cho họ thấy hậu quả của vấn đề nếu nó không được giải quyết. Khi đó, bạn nêu giải pháp của bạn một cách hết sức tự nhiên.
Luôn nhớ, khách hàng không mua khóa học, họ mua sự thay đổi. Hãy giúp họ nhìn thấy sự thay đổi ấy.
3. Lợi ích
Trong phần này, bạn cần nêu được list các lợi ích của khoá học mà học viên đạt được khi tham gia khoá học (từ 5-10 gạch đầu dòng là tốt nhất).
Thường người đọc sẽ đọc lướt trang đầu tiên, vậy lên các gạch đầu dòng này giúp họ dễ dàng nhìn thấy những thông tin quan trọng. Tuyệt đối, đừng để những thông tin này dạng văn bản dài.
4. Giải pháp
Khoá học online chính là giải pháp, đây chính là thời điểm bạn giới thiệu về khoá học online của mình. Bạn cần nêu được các bài học chính trong đó.
Song song với nội dung khoá học, bạn cũng cần làm nổi bật lợi ích của chúng.
5. Ưu đãi
Cho khách hàng thấy những ưu đãi, những quà tặng kèm theo. Khách hàng biết được họ luôn nhận được giá trị tăng thêm ngoài nội dung khoá học.
Các dạng ưu đãi bạn có thể tham khảo:
- Tài liệu đính kèm
- Tham gia cộng đồng học viên để được hỗ trợ lâu dài
- 1-1 coaching
- Gửi email cá nhân nhờ tư vấn bất kỳ lúc nào
- Miễn phí tham dự hội thảo online
- Giảm giá khi sử dụng các dịch vụ hay mua thêm khoá học
- Chứng chỉ.
Quy đổi những ưu đãi này ra tiền để học viên cảm nhận được giá trị của nhưng ưu đãi bạn cho họ. Họ nhận được giá trị nhiều hơn số tiền họ phải bỏ ra. Họ là bên có hời trong cuộc mua bán này.
6. Feedback
Bạn đã nêu giải pháp và lợi ích cho khách hàng học viên thấy, nhưng khoá học là của bạn, bạn chỉ đang "thổi kèn khen lấy". Khán giả cần bằng chứng để tin lời bạn nói là đúng.
Feedback từ những khách hàng thực tế sẽ là minh chứng thuyết phục nhất cho những gì bạn tuyên bố. Nếu khoá học này khuyến khị bởi những người uy tín thì mực độ tin cậy sẽ rất khác biệt.
Để làm vậy, bạn có thể đưa thông tin tên khách hàng, vị trí công việc và hình ảnh của họ. Đặc biệt không bao giờ sử dụng feedback giả mạo.
7. Mức độ tín nhiệm (tiểu sử giảng viên)
Tiểu sử giảng viên là con dấu chứng thực cho chất lượng của khoá học online.
Bạn là ai, tại sao học viên lại bỏ tiền và thời gian để nghe bạn nói? Bằng cấp đôi khi không hiệu quả trong trường hợp này, những kết quả và thành tựu mà bạn đạt đươc sẽ thuyết phục hơn cả.
8. Hỏi đáp
Đây là phần giúp tăng đáng kể hiệu quả bán hàng của trang landing page. Nếu bạn gặp trực tiếp khách hàng và tư vấn thì câu hỏi mà bạn phải trả lời là gì?
Tạo list 5-10 câu hỏi thường gặp, mà thông thường học viên tiềm năng sẽ hỏi. Cách tốt nhất nếu bạn không xác định được những câu hỏi này là tổ chức một buổi webinar cho khách hàng mục tiêu, sau đó thu thập câu hỏi từ họ.
9. Giá bán
Thông thường, chúng ta sẽ thêm nút "mua hàng" và trang bán hàng, và giá của khoá học nên nằm ở đó.
Cho học viên nhiều hơn một lựa chọn trả tiền để tăng khả năng chuyển đổi. Có thể là mua tài khoản dùng thử dạng membership.
Xem thêm: Bạn có cần một Trang thành viên (Membership) để bán các khoá học online?
10. Cam kết
Tại một số thời điểm trong suốt quá trình xem xét, cân nhắc đăng ký khoá học người đọc sẽ đặt câu hỏi, nếu khoá học không giống như quảng cáo và mình không muốn tiếp tục thì sao?
Bạn phải trả lời câu hỏi này, cách phổ biến là cam kết hoàn tiền 100% trong khoảng thời gian cho phép, khoảng 15 ngày chẳng hạn.
Đây là cách gián tiếp cho học viên biết rằng bạn hoàn toàn đáng tin cậy, khoá học của bạn đảm bảo chất lượng tuyệt đối.
Bạn sẽ đối mặt với việc có vài trường hợp đề nghị hoàn tiền, nhưng thay vào đó lại có rất nhiều người sẽ mua khoá học. Xét về tổng thể việc này mang lại nhiều lợi ích hơn.
Lời kết
Tới đây chúng tôi đã đưa ra những hướng dẫn chi tiết cách tạo trang landing page bán khoá học online mà bất kỳ ai cũng có thể xây dựng.
Còn vấn đề về mặt kỹ thuật, bạn sử dụng công cụ nào để tạo trang landing page, và việc thiết kế một trang landing page đẹp có khó hay không, chúng tôi xin được đề cập ở bài viết khác trên trang blog của Hoola. Vì Hoola có sẵn tính năng tạo landing page trên website đào tạo trực tuyến. Bạn có thể tạo landing page miễn phí cho bất kỳ khoá học nào không giới hạn.
Hoola cung cấp sẵn những công cụ hỗ trợ làm marketing khoá học để khách hàng tiếp cận trang bán khoá học online mà bạn đang muốn xây dựng, bao gồm: email marketing, SEO blog, webinar.
Hoola blog - Chia sẻ kiến thức bán khóa học online Newsletter
Join the newsletter to receive the latest updates in your inbox.