10 Lĩnh Vực Đào Tạo, Huấn Luyện Có Lợi Nhuận Cao Nhất 2024

Lê Duy Khánh
Lê Duy Khánh

Ngoài giáo dục phổ thông, thì đào tạo và huấn luyện cũng luôn đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của mỗi quốc gia và được tạo điều kiện tốt nhất để tăng trưởng và mở rộng. Điều này giúp thị trường đào tạo, huấn luyện mở ra nhất nhiều ngách giúp nhà đào tạo có cơ hội sinh lời và tăng thu nhập không giới hạn.

Học viên sẽ sẵn sàng trả tiền cho kiến thức của bạn (nhà đào tạo với một thương hiệu đủ uy tín và chuyên môn cao) nếu bạn có thể giúp họ đạt được các mục tiêu và tạo một giá trị đủ tốt đến họ.

Hiện tại có khá nhiều hình thức đào tạo, huấn luyện (online, offline) phổ biến như là đào tạo trực tiếp, vé tham gia sự kiện trực tiếp, đặt buổi tư vấn 1:1 theo giờ, học theo khoá học có sẵn hoặc khoá học trực tuyến, webinar,... Những hình thức này giúp nhà đào tạo, huấn luyện viên đa dạng hoá loại hình thu nhập và sẽ là nguồn thu lớn nếu họ có chuyên môn tốt và cách truyền tải kiến thức hấp dẫn.

Chắc chắn một điều, nếu bạn là một trong những người dẫn đầu về chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó (toán học, kinh doanh, marketing, dạy nghề...) thì việc có được thu nhập "khủng" từ đào tạo, huấn luyện khá là dễ hiểu. Tham khảo ngay danh sách 10 lĩnh vực đào tạo có lợi nhuận cao nhất tính đến 2024 (không sắp xếp theo thứ hạng). Các hình ảnh ví dụ sẽ tập trung vào hệ thống eLearning đào tạo trực tuyến và kinh doanh khoá học của nhà đào tạo.

1. Huấn luyện cuộc sống

Huấn luyện cuộc sống (Life Coaching) là một thuật ngữ đã trở nên quá phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Nó là một trong những lĩnh vực đào tạo có mức doanh thu lớn nhất với số lượng huấn luyện viên, nhà đào tạo (Life Coach) rất lớn.

Nếu so sánh với ngành đào tạo trong lĩnh vực y tế thì huấn luyện viên cuộc sống giống như bác sĩ gia đình. Nó là quy trình huấn luyện, hướng dẫn để có thể giúp khách hàng những việc như đạt được các mục tiêu, cải thiện hạnh phúc và chất lượng cuộc sống, nâng cao nhận thức và tư duy, phát triển bản thân, v.v.

Mặc dù huấn luyện cuộc sống mang tính chung chung nhưng nó bao gồm các lĩnh vực ngách bên trong, một số ví dụ như:Mặc dù huấn luyện cuộc sống mang tính chung chung nhưng nó bao gồm các lĩnh vực ngách bên trong, một số ví dụ như:

  • Huấn luyện phát triển bản thân
  • Huấn luyện hạnh phúc
  • Huấn luyện mục tiêu cá nhân
  • Huấn luyện tư duy, định hướng sự nghiệp
  • Huấn luyện mối quan hệ
  • ...

Tại Việt Nam với những trung tâm, học viện hay những huấn luyện viên cuộc sống có độ uy tín cao, chuyên nghiệp thì sau các chương trình đào tạo hoặc các khoá học, khách hàng có thể được cấp các chứng chỉ liên quan và giữ được kết nối với người huấn luyện của mình để được hỗ trợ, thậm chí là hỗ trợ việc làm ngay trong lĩnh vực này.

Theo nghiên cứu mới nhất  của Liên đoàn Huấn luyện Quốc tế, huấn luyện viên cuộc sống kiếm được trung bình 47.100 USD/năm trên toàn thế giới và 33.600 USD/năm ở châu Á.

Với các yếu tố như sự tăng dân số trẻ, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua hay nhận thức về sức khoẻ tinh thần ngày càng cao. Thì huấn luyện cuộc sống tuy là mới là giai đoạn khởi đầu so với các quốc gia phát triển nhưng cũng đang và sẽ là lĩnh vực tiềm năng và ngày càng phát triển.

Ví dụ: Viện đào tạo Bách Khoa do thầy Trần Việt Quân sáng lập. Nơi đào tạo, chia sẻ cho các doanh nghiệp, tổ chức về: chánh kiến, đội ngũ,... hay giúp mỗi cá nhân phát triển bản thân, sống ý nghĩa,... Thầy Quân với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy cùng đội ngũ chất lượng của mình được rất nhiều người yêu mến và theo học. Dưới đây là hệ thống eLearning để bán khoá học và dạy học trực tuyến của BKE.

Ngoài các chương trình dạy trực tiếp, qua Zoom, thầy Quân còn có hệ thống eLearning chuyên cung cấp các khoá học có sẵn để học viên dễ dàng ôn tập, học mọi lúc

2. Huấn luyện sức khoẻ

Huấn luyện sức khoẻ (Health Coaching) là một trong những lĩnh vực có nhu cầu huấn luyện cao nhất, vì hiện tại con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.

Huấn luyện sức khoẻ cũng bao gồm nhiều lĩnh vực phụ, mỗi lĩnh vực phụ lại là một ngách rất tiềm năng và mang lại doanh thu khổng lồ cho nhà đào tạo, huấn luyện. Có thể liệt kê đến như:

  • Dinh dưỡng
  • Thể chất, tập luyện: yoga, gym, pilates...
  • Giảm cân
  • Quản lý bệnh lý: tiểu đường, huyết áp, tim mạch...
  • Căng thẳng và tâm lý: thiền, yoga...
  • Sức khỏe toàn diện

Mỗi lĩnh vực này đều cần có kỹ năng chuyên môn và kiến thức cụ thể, kèm theo là những chứng chỉ, bằng cấp từ người đào tạo, huấn luyện để mang lại chất lượng tốt nhất cho khách hàng, học viên.

Năm 2024, theo Marketresearch đã phân tích 128.000 huấn luyện viên và nhà giáo dục sức khỏe báo cáo rằng họ kiếm được từ 50.000 đến 100.000 USD hàng năm.

Giống như hầu hết các lĩnh vực huấn luyện, thu nhập dự kiến ​​sẽ thay đổi tùy theo khách hàng của bạn là ai và kết quả họ có thể đạt được quan trọng như thế nào.

Ví dụ: DOC được thành lập bởi Bs Lâm Quang Thư, Chuyên ngành Nội Tiết. Kinh nghiệm 18 năm công tác. Trung tâm DOC gồm đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, giúp học viên có giải pháp hồi phục cơ thể dành cho 3 nhóm bệnh Tiểu Đường, Thừa cân, Tim mạch. Dưới đây là hệ thống eLearning để bán khoá học và dạy học trực tuyến của DOC.

Danh sách một số khoá học của DOC về đào tạo phục hồi cho bệnh nhân tiểu đường - thừa cân - tim mạch

Bạn cũng có thể tạo 1 hệ thống eLearning như thế tại đây!

3. Đào tạo Kinh doanh

Kinh doanh luôn là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong sự phát triển của một quốc gia, vì vậy trong đào tạo cũng là một lĩnh vực rất phổ biến. Hơn nữa Việt Nam là một nước đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ nên có rất nhiều mô hình kinh doanh khác nhau, tương ứng sẽ có các chương trình đào tạo đa dạng. Trong lĩnh vực đào tạo kinh doanh rộng lớn này các chương trình đào tạo có thể hướng đến từ cá nhân đến tổ chức lớn/nhỏ, hoặc từ người kinh doanh nhỏ lẻ đến các cấp quản lý, lãnh đạo... Một số ví dụ như

  • Đào tạo CEO, quản lý hay các vị trị lãnh đạo
  • Đào tạo cá nhân bán hàng online một hoặc đa kênh (Amazon, Shopee, Facebook, Tiktok,...)
  • Đào tạo kinh doanh khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ
  • Đào tạo kinh doanh theo ngành nghề: xuất nhập khẩu, thời trang, đồ ăn...
  • Đào tạo tuyển dụng

Mỗi hình thức đào tạo kinh doanh sẽ có mức doanh thu mang lại cho nhà đào tạo/trung tâm đào tạo khác nhau. Tại Việt Nam cũng vậy, từ những khoá học đào tạo chỉ mức giá vài trăm nghìn tới vài triệu hướng tới đối tượng cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ khi mới bắt đầu; đến các khoá học hàng trăm triệu đào tạo CEO, cấp quản lý từ những trung tâm/học viện đào tạo lớn khiến lĩnh vực đào tạo kinh doanh trở nên đa dạng, mang lại tổng nguồn thu cực lớn cho nó. Cũng vì thế sẽ khá khó để có thể đo lường được tại Việt Nam. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo tại Salary.com có liệt kê thu nhập hằng năm của một nhà đào tạo kinh doanh tại Mỹ là 90.366 USD tính đến ngày 26 tháng 3 năm 2024. Mức thu nhập từ đào tạo thường nằm trong khoảng từ 76.196 USD đến 110.236 USD

Ví dụ: Topmax là một ví dụ về đào tạo kinh doanh, học viện thương mại điện tử với phương châm "Dạy thực tâm, học thực chiến" hướng đến các cá nhân, chủ shop muốn kinh doanh Online. Với nhiều năm kinh nghiệm đào tạo, Topmax cũng là một đơn vị đào tạo với lượng học viên lớn. Hệ thống eLearning để bán khoá học và dạy học trực tuyến của Topmax với tone màu đỏ - cam thương hiệu.

Giao diện site khoá học "AI FOR BUSINESS" của Topmax

4. Đào tạo Marketing

Marketing đang là ngành nghề đặc biệt được yêu thích tại Việt Nam. Với sự phát triển cực mạnh cùng với các vị trí nghề nghiệp, sự đang dạng về lĩnh vực trong marketing và sự thăng tiến rõ ràng, đây cũng là một cơ hội lớn dành cho các nhà đào tạo, trung tâm, học viện. Thật vậy, đào tạo marketing cũng phát triển rầm rộ, đặc biệt là sự hiện diện của khoa marketing tại các trường đại học, nhiều trung tâm, học viện uy tín, hay những cá nhân lớn trong từng lĩnh vực riêng về marketing của họ. Marketing là một lĩnh vực lớn, vì vậy có cũng bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ, có thể ví dụ như:

  • Đào tạo Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm (SEO)
  • Đào tạo chạy quảng cáo (Advertising): Facebook Ads, Google Ads, Tiktok Ads, Native Ads, Zalo Ads,...
  • Đào tạo về thương hiệu: Brand marketing và Branding
  • Đào tạo về nội dung (Content marketing): Nội dung website, blog, mạng xã hội,...
  • Đào tạo về truyền thông (PR)
  • ...

Với nhiều lĩnh vực nhỏ bên trong và nhiều loại hình đào tạo khác nhau nên tổng doanh thu từ đào tạo marketing cũng là rất lớn. Marketing cũng được dự đoán là sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ và ảnh hưởng đến các ngành nghề khác nhiều hơn. Trong nội tại ngành marketing cũng sẽ ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt, nhưng đơn vị uy tín và lâu đời sẽ có cơ hội tiếp cận được học viên tốt hơn. Mặt khác, nhưng đơn vị không chất lượng, không nắm bắt hay đi đầu trong các xu hướng sẽ dần bị đào thải bởi lớp trẻ nhanh nhẹn hơn.

Cũng như về kinh doanh, doanh thu từ đào tạo marketing khó xác định được tại Việt Nam, bạn cũng có thể tham khảo trên trang Glassdoor về thu nhập ước tính hằng năm của nhà đào tạo marketing tại Mỹ tính đến 10/2/2024 là 92.097 USD. Mức thu nhập thường nằm trong khoảng từ $70K  -  $122K / năm

Ví dụ: JOB COACH VIETNAM (JCV) là một đơn vị đào tạo chuyên nghiệp dành cho những bạn trẻ muốn theo đuổi nghề marketing với đội ngũ giảng dạy là các anh chị leader với nhiều năm kinh nghiệm từ những công ty/tập đoàn lớn như L'Oreal, Pharmacity, Unilever... Hệ thống eLearning để bán khoá học và dạy học trực tuyến giúp JCV phân phối lại học liệu.

Hệ thống eLearning giúp JCV đào tạo học viên một cách chất lượng nhất

Nhà đào tạo có thể tạo 1 hệ thống eLearning để tăng chất lượng giảng dạy tại đây!

5. Đào tạo Tài chính

Tài chính cũng là một lĩnh vực quan trọng và đòi hỏi nhà đào tạo những yêu cầu khá cao để có thể giảng dạy. Ngoài những yếu tố về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm , nhà đào tạo cũng cần có các bằng cấp, chứng chỉ nhất định hay những vị trí công việc cao trong những công ty, tập đoàn. Vì thế tuy không phải là thị trường quá nhộn nhịp các nhà đào tạo như các lĩnh vực khác nhưng với nhiều lĩnh vực con bên trong cùng các khoá học chất lượng và lượng học viên đông đảo, doanh thu từ lĩnh vực đào tạo tài chính vẫn rất lớn và mang lại thu nhập tốt cho nhà đào tạo. Một số lĩnh vực con trong đào tạo tài chính có thể kể đến như:

  • Đào tạo kế toán, kiểm toán: IFRS, ACCA, FIA, v.v.
  • Đào tạo tài chính - ngân hàng
  • Đào tạo đầu tư, giao dịch chứng khoán, tiền điện tử
  • Đào tạo tài chính doanh nghiệp
  • Đào tạo về thuế
  • ...

Ngoài những ngành đào tạo chuyên nghiệp về tài chính từ các trường đại học trong và ngoài nước thì để có cơ hội việc làm và kỹ năng nghề nghiệp tốt, học viên đa phần sẽ cần được học thêm các chứng chỉ, bằng cấp liên quan. Vì thế đây cũng là cơ hội dành cho những cá nhân đào tạo hoặc trung tâm, học viện có thể cung cấp những khoá học chất lượng với chuyên môn của mình.

Để tham khảo qua mức thu nhập, Glassdoor  liệt kê mức lương nhà đào tạo tài chính trung bình ở Hoa Kỳ là 79.529 USD.

Ví dụ: chị Nguyễn Thị Thuỷ và trung tâm AuditCare Vietnam (ACV) của chị tập trung đào tạo về kế toán, kiểm toán, thuế và kiểm soát nội bộ. Với đội ngũ giảng viên 20-25 năm kinh nghiệm trong nghề, ACV là một đơn vị uy tín đào tạo không chỉ cá nhân mà còn các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa để tối ưu thu nhập, chất lượng đào tạo, chị Thuỷ và ACV đã xây dựng đào tạo eLearning và cung cấp các khoá học đóng gói sẵn từ năm 2016. Đây cũng là một phần giúp uy tín của trung tâm được đánh giá cao từ học viên, khách hàng. Dưới đây là hệ thống eLearning để bán khoá học và dạy học trực tuyến của ACV

Xây dựng hệ thống eLearning từ 2016 đã giúp ACV phát triển mạnh mẽ tới hiện tại

6. Đào tạo Chăm sóc sắc đẹp / Làm đẹp

Lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp hay làm đẹp hẳn là một trong những lĩnh vực rất rộng, có nhu cầu với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ bậc nhất tại Việt Nam trong 3-4 năm gần đây mặc cho kinh tế đang có sự tăng trưởng bất ổn. Thật vậy, theo thống kê nước ta những năm gần đây có khoảng 2000 thẩm mỹ viện, spa,... với các quy mô lớn nhỏ được mở ra và chưa kể những cơ sở về dược, mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp khác khiến thị trường làm đẹp trở nên rất nhộn nhịp. Từ thị trường với nhu cầu "khủng" như thế cũng là cơ hội việc làm mở ra dành cho mọi người (đặc biệt là phái nữ). Và như thế, ngành đào tạo làm đẹp cũng nở rộ với muôn hình vạn dạng. Có thể kể đến việc đào tạo một số lĩnh vực như:

  • Đào tạo về makeup
  • Đào tạo về ngành tóc
  • Đào tạo về làm nail
  • Đào tạo chăm sóc da
  • Đào tạo về mỹ phẩm
  • Đào tạo phun xăm
  • Đào tạo mở thẩm mỹ viện, spa
  • ...

Có quá nhiều các lĩnh vực con bên trong nên tổng thể mang lại doanh thu rất lớn cho ngành đào tạo chăm sóc sắc đẹp. Ngoài những đơn vị đào tạo nghề chính quy từ các trường đại học, trung tâm dạy nghề, học viên có thể theo học tại các học viện, các công ty chuyên về làm đẹp để có thể được vừa học, vừa làm thực tế kèm theo cơ hội việc làm dễ dàng hơn.

Ví dụ: Chị Nguyễn Quỳnh Nga (Natalie) founder học viện phun xăm thẩm mỹ Natalie PMU với hơn 8 năm kinh nghiệm trong ngành làm đẹp cùng nhiều đóng góp tiên phong trong bộ môn phun xăm. Là một người nhanh nhạy với xu hướng nên không chỉ đào tạo trực tiếp, chị cũng kết hợp nhiều hình thức đào tạo trực tuyến để tối ưu hoá các nguồn thu và tăng chất lượng giảng dạy. Dưới đây là hệ thống eLearning để bán khoá học và dạy học trực tuyến của chị

Học viện Online của chị Nguyễn Quỳnh Nga

7. Đào tạo Nuôi dạy trẻ

Việc nuôi dạy con cái có thể giống như một canh bạc mạo hiểm, và trong khi cha mẹ muốn con mình làm tốt thì trẻ lại không có sách hướng dẫn. Đào tạo về nuôi dạy con cái có thể giúp ích cho mỗi cặp cha mẹ

Có rất nhiều phân khúc phụ trong lĩnh vực này, có thể ví dụ như:

  • Đào tạo chuyện mang thai, sinh nở
  • Đào tạo về các bệnh lý thường gặp ở trẻ
  • Đào tạo hành vi của trẻ
  • Đào tạo ăn dặm, dinh dưỡng dành cho bé
  • Đào tạo hướng tư duy, phát triển cho trẻ
  • ...

Trên thực tế, mặc dù tất cả các lĩnh vực huấn luyện, đào tạo đều có thể mang lại cảm giác thỏa mãn khi bạn chứng kiến ​​khách hàng của mình tiến bộ, nhưng việc chứng kiến ​​một gia đình phát triển luôn là điều gì đó có ý nghĩa lớn lao.

Glassdoor  đặt kỳ vọng về mức thu nhập cho một huấn luyện viên, nhà đào tạo nuôi dạy con cái ở Hoa Kỳ là 58.777 USD; tuy nhiên, Salary.com có mức thấp hơn, với mức thu nhập trung bình hàng năm là 44.611 USD.

Ví dụ: Phòng khám Happy Baby ra đời năm 2018 với mong muốn chia sẻ kiến thức y khoa và kỹ năng y khoa cơ bản cho cộng đồng, đồng hành với gia đình trẻ một cách hiệu quả, thiết thực và tin tưởng nhất. Ngoài các dịch vụ khám chữa bệnh, Happy Baby còn cung cấp các khoá học giúp cha mẹ có hiểu biết nhất định về các bệnh thường gặp của trẻ, từ đó có các biện pháp từ sớm. Happy Baby rất chú trọng vào xây hệ thống eLearning để bán khoá học và dạy học trực tuyến.

Trang eLearning của Happy Baby

Nhà đào tạo cũng có thể tạo 1 hệ thống eLearning như thế tại đây!

8. Đào tạo Ngoại ngữ

Đào tạo ngoại ngữ là một lĩnh vực nổi bật và quen thuộc nhất tại Việt Nam. Việc dạy ngoại ngữ phổ biến với lượng học viên từ mọi lứa tuổi, bất cứ ai cũng đều có thể học. Vì vậy đào tạo ngoại ngữ là cũng một trong những lĩnh vực mang lại nguồn tổng doanh thu lớn nhất tại Việt Nam với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà đào tạo. Cụ thể, người Việt coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 vì độ phổ biến trên thế giới nên nó được đưa vào chương trình giáo dục xuyên suốt. Ngoài ra để phục vụ cho công việc và sự phát triển quốc tế, ngày càng nhiều loại ngoại ngữ được người Việt theo học với những mục đích khác nhau. Có thể liệt kê cụ thể như:

  • Đào tạo tiếng Anh: cho trẻ em, chuyên ngành, luyện thi chứng chỉ (TOEIC, IELTS, TOEFL,...), cho người lớn tuổi, v.v
  • Đào tạo tiếng Trung: cho người đi làm, luyện thi chứng chỉ (HSK, TOCFL, HSKK,...), v.v
  • Đào tạo tiếng Nhật: giao tiếp, doanh nghiệp, luyện thi chứng chỉ (N1, N2, N3,...)
  • Đào tạo tiếng Hàn: luyện thi chứng chỉ Topik, cho người đi làm, xuất khẩu lao động, v.v
  • Đào tạo tiếng Đức, Pháp, Tây Ban Nha, v.v.

Đào tạo tiếng Anh nghiễm nhiên chiếm tỷ lệ lớn hơn cả trong tổng doanh thu lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ, sau đó tới các ngôn ngữ khác như tiếng Trung, Tiếng Nhật, tiếng Hàn.

Ngày càng nhiều các trung tâm ngoại ngữ lớn, chất lượng với nhiều cơ sở đào tạo toàn quốc; kèm theo đó là những thầy cô cá nhân với cách làm thương hiệu thu hút được lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh lớn trong thị trường đào tạo ngoại ngữ. Đặc biệt, để có chỗ đứng trong ngành thì việc đào tạo ngoại ngữ phải có đủ hệ thống gồm dạy trực tiếp (Offline), dạy Online qua phòng Zoom (hoặc Hoola Meet, Google Meet,...), trang eLearning học tập qua khoá học, tổ chức sự kiện Live,... Đa phần đào tạo ngoại ngữ đang dừng lại ở dạy trực tiếp và qua phòng Online như Zoom. Do vậy, bạn cần chuẩn bị cho mình thêm các hình thức khác (hệ thống eLearning để học qua khoá học, làm bài kiểm tra, thi cử,... hay tổ chức các sự kiện Online) để có thể mang lại chất lượng đào tạo tốt hơn.

Ví dụ: Trung tâm Tatemae chuyên về đào tạo tiếng Nhật trong công việc và cho người đi làm cũng đã có đầy đủ các loại hình đào tạo kể trên. Thứ nhất, để tăng chất lượng đào tạo, từ đó tăng độ cạnh tranh với các trung tâm khác. Thứ hai, đây là cơ hội lớn để có thể tối ưu các nguồn thu nhập. Dưới đây là hệ thống eLearning của trung tâm được khởi tạo từ Hoola.vn giúp Tatemae có thể kinh doanh các khoá học cũng như tăng hiệu quả khi đào tạo qua hệ thống khoá học.

Website eLearning của Tatemae trong kinh doanh khoá học và đào tạo trực tuyến

9. Đào tạo Quản trị, điều hành

Khi ai đó ở cấp quản lý hay leader có đội nhóm cần được đào tạo, họ thường tìm kiếm một đơn vị đào tạo về quản trị, điều hành. Nhà đào tạo về quản trị/điều hành cũng tương tự như nhà đào tạo kinh doanh nhưng họ tập trung vào những kỹ năng cần thiết của các nhà lãnh đạo, quản lý của công ty, doanh nghiệp hơn.

Cũng như tài chính, đào tạo quản trị, điều hành cũng yêu cầu cao từ nhà đào tạo. Khác ở điểm tuy không có lượng học viên tiềm năng đông đảo như thế nhưng chi phí dành cho những khoá học lại cao hơn rất nhiều. Điều này giúp doanh thu tổng của lĩnh vực đào tạo quản trị, điều hành nằm trong top những lĩnh vực mang lại doanh thu cao nhất. Cụ thể, đào tạo quản trị, điều hành bao gồm các lĩnh vực phụ như:

  • Đào tạo về tạo động lực
  • Đào tạo sự gắn kết của nhân viên
  • Đào tạo phát triển cá nhân
  • Kỹ năng giao tiếp và nội tâm
  • Đào tạo chiến lược
  • Đào tạo đưa ra quyết định

Các nhà quản trị, điều hành thường tìm đến các chuyên gia lãnh đạo nổi tiếng và công ty của họ để được tham vấn và học hỏi.

Salary.com  đặt mức thu nhập từ đào tạo trung bình hàng năm tại Hoa Kỳ là 104.966 USD. Điều thú vị là ước tính từ Glassdoor  tăng gấp đôi với tổng số tiền là 285.827 USD.

Ví dụ: Công ty Công nghệ Giáo dục PTI chuyên cho đào tạo dành cho doanh nghiệp, trong đó có chương trình đào tạo quan trọng dành cho Lãnh đạo & Quản lý. Hơn nữa PEO còn xây dựng bộ chương trình chuyên sâu dành cho các hệ giám đốc như: CEO – Giám đốc điều hành chuyên nghiệp, CMO – Giám đốc Marketing chuyên nghiệp, CFO – Giám đốc Tài chính chuyên nghiệp,... Mô hình đào tạo của PTI có thể tập trung vào đào tạo Offline với mức phí cao và online (dạy Live hoặc khoá học có sẵn) với chi phí thấp hơn. Dưới đây là hệ thống eLearning của PTI

Trang khoá học về Lãnh đạo & Quản lý của PTI

10. Đào tạo, huấn luyện Tâm linh

Tâm linh là một lĩnh vực khá đặc biệt, nó có sự khác nhau rõ rệt giữa các nền văn hoá hay tôn giáo giữa những khu vực, quốc gia khác nhau. Đa phần các quốc gia phương Tây đào tạo tâm linh có thể liên quan đến cầu nguyện, đọc sách thánh hoặc thực hiện các hoạt động tăng cường năng lượng trong các buổi đào tạo,... Còn Việt Nam là một quốc gia phương Đông, có thể liệt kê một số lĩnh vực đào tạo như:

  • Đào tạo chữa lành
  • Đào tạo về thiền
  • Đào tạo về tử vi
  • Đào tạo về phong thuỷ
  • Đào tạo thần số học
  • ....

Thực hành tâm linh là cốt lõi của đào tạo về tâm linh. Các chứng nhận, xác nhận hợp lệ về tâm linh hay việc bạn là những diễn giả, người truyền cảm hứng nghiên cứu về tâm linh có thể tạo được uy tín trong lĩnh vực này — cũng có thể là đã được học dưới sự hướng dẫn của những người uy tín cao và tên tuổi lớn trước đó. Nhà đào tạo tâm linh có thể thu hút đúng khách hàng bằng cách xác định đối tượng và niềm tin của họ. Để tham khảo thêm, theo Zip Recruiter , huấn luyện viên tâm linh ở Hoa Kỳ kiếm được mức thu nhập trung bình là 50.850 USD và những người có thu nhập cao nhất kiếm được khoảng 90.000 USD.

Ví dụ: Học viện PSSA - Học viện tâm thức Kim Tự Tháp, tập trung các chương trình đào tạo về khoa học tâm thức, chữa lành, hạnh phúc,... Với nhà đào tạo chính là cô Minh Tú - người tiên phong đặt nền móng cho phong trào Khoa Học Tâm Thức, nhà sáng lập nhiều học viện tại Việt Nam. PSSA cũng áp dụng mô hình đào tạo nhiều hình thức và rất chú trọng về đào tạo trực tuyến, thế nên tiếp cận được lượng học viên khá đông đảo trên toàn quốc. Dưới đây là hệ thống eLearning để bán khoá học và dạy học trực tuyến của PSSA khởi tạo từ Hoola.

Hệ thống eLearning của PSSA

Lời kết

Nhiều người trở nên giàu có nhờ nghề đào tạo, nhưng đó không phải là một kế hoạch làm giàu nhanh chóng. Ngoài việc trở nên thành thạo trong giảng dạy và tạo dựng danh tiếng nhờ mang lại kết quả cho học viên, khách hàng, nhà đào tạo cũng phải học các kỹ năng như marketing và bán hàng để tạo ra nguồn doanh thu ổn định. Ngoài ra, nhiều nhà đào tạo đa dạng hóa thu nhập của họ bằng cách cung cấp các khóa học, sách, các buổi diễn thuyết hay các sự kiện của họ.

Dù là đào tạo, huấn luyện trong bất cứ lĩnh vực nào, để có thể phát triển mạnh mẽ và gia tăng thu nhập bạn chắc chắn phải cung cấp những chương trình, khoá học đào tạo chất lượng. Ngoài ra trong thời đại số, nhà đào tạo cá nhân cũng cần đa năng nắm được một số kỹ năng khác như marketing, bán hàng, tài chính,... hoặc phải có đội ngũ giúp xử lý những công việc đó. Nếu bạn là một cá nhân đào tạo vẫn đang chưa biết bắt đầu từ đâu, có thể tham khảo thêm các bài viết từ Hoola dưới đây để có cái nhìn tốt hơn.

Hướng dẫn từng bước về cách tạo và bán các khóa học trực tuyến có lợi nhuận
Học tập và đào tạo trực tuyến đã trở thành một phần thiết yếu của mọi thầy, cô, trung tâm, học viện đào tạo.
Cách bán khoá học Online tốt nhất hiện nay: Hướng dẫn chi tiết
Bạn là chuyên gia, người đào tạo đang có các khoá học chất lượng với chuyên môn cao nhưng lại gặp khó khăn trong việc marketing và bán khoá học của mình. Vậy đâu là cách hỗ trợ bạn cải thiện vấn đề này?

Hoola là một nền tảng giúp nhà đào tạo sở hữu một hệ thống eLearning riêng cho công việc kinh doanh khoá học và giảng dạy trực tuyến. Hoola cung cấp các giải pháp để công việc giảng dạy chất lượng và là cơ hội giúp nhà đào tạo gia tăng thu nhập không giới hạn. Chúng tôi vẫn khuyên nhà đào tạo nên kết hợp các hình thức đào tạo của họ, vẫn cần đào tạo trực tiếp, đào tạo trực tuyến qua phòng Online, đóng gói các khoá học có sẵn để kinh doanh (hoặc môi trường cho học viên học Offline hay phòng Online xem lại, làm bài thi - bài kiểm tra), tổ chức sự kiện - bán vé,... Nhà đào tạo có thể thực hiện tuỳ vào khả năng, tuy nhiên nếu có thể đa dạng hoá được thì đó là cơ hội gia tăng nguồn thu của bạn, thương hiệu đào tạo cũng trở nên lớn mạnh, uy tín hơn.

Hiện tại, đa phần nhà đào tạo nào cũng đang dạy trực tiếp và phòng dạy Online như Zoom/Google Meet,... nếu muốn tăng lợi thế cho mình, bạn có thể nhìn thấy cơ hội từ việc có hệ thống eLearning (bán khoá học, quản lý học viên, theo dõi tiến trình - kết quả học tập, LMS,...)

Với Hoola, bạn có 15 ngày trải nghiệm dùng thử miễn phí, có thể tạo một website elearning, đóng gói các khoá học (từ Video, bài Quiz, Scorm,...), tổ chức thi, theo dõi tiến độ học viên,... Bản dùng thử bạn có thể trải nghiệm hết, trước khi cân nhắc nâng cấp các gói dịch vụ.

Bán khóa học onlineGiải pháp đào tạo trực tuyếnCâu chuyện kinh doanh Giáo Dục 4.0

Lê Duy Khánh

Bachelor of National Economics University - (2014 - 2018). Khanh's Marketing Manager at Hoola. Desire: to help coaches and trainers create attractive courses and attract potential students