Cách bán khoá học Online tốt nhất hiện nay: Hướng dẫn chi tiết

Bạn là chuyên gia, người đào tạo đang có các khoá học chất lượng với chuyên môn cao nhưng lại gặp khó khăn trong việc marketing và bán khoá học của mình. Vậy đâu là cách hỗ trợ bạn cải thiện vấn đề này?

Lê Duy Khánh
Lê Duy Khánh


Là thầy cô, chuyên gia hay một trung tâm, học viện đào tạo trong một lĩnh vực nào đó có lẽ bạn đã bắt gặp các bài quảng cáo, bài báo trên mạng xã hội, truyền thông với tiêu đều như "biến tri thức thành mỏ vàng", "xuất bản khoá học đầu tiên", "sở hữu học viện trực tuyến", "gấp 3 lần doanh thu nhờ kinh doanh khoá học",... nghe thì có vẻ mơ hồ nhưng đó là con đường thực tế mà nhiều nhà đào tạo đang xây dựng và hoạt động hiệu quả để thu về lợi nhuận không tưởng.

Điều này xuất phát từ việc thời đại ngày nay coi kiến thức là sức mạnh, khiến nhu cầu về các khóa học trực tuyến ngày càng tăng. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một thị trường đang bùng nổ trên toàn thế giới – và số liệu thống kê nghiên cứu đã chứng minh điều đó. Theo dữ liệu gần đây, thị trường học tập trực tuyến (E-Learning) toàn cầu sẽ đạt 325 tỷ USD vào năm 2025. Tỷ lệ thuận với nhu cầu học tập từ học viên là việc người dạy phải cung cấp được các khoá học trực tuyến chất lượng, hài hoà, hướng tới sự thoải mái, linh hoạt nhất. Và khi đó việc cấp thiết là phải sở hữu ngay một hệ thống giảng dạy E-Learning chuyên nghiệp hay nơi đăng bán các khoá học (có thể tham khảo các nền tảng Udemy, Thinkific, Hoola,...)

Hiểu đơn giản công việc của một nhà đào tạo 4.0 cần làm: có một hệ thống giảng dạy, bán khoá học > xây dựng các khoá học (khoá học Video; khoá học dạy trực tuyến qua Zoom, Hoola Meet, Google Meet hay các loại hình bài giảng khác) > thực hiện các chiến dịch marketing để thu hút học viên > bán các khoá học và tăng doanh thu > hệ thống theo dõi, quản lý, chăm sóc học viên tự động.

Bài viết này sẽ tập trung về hướng dẫn cách bán khoá học, còn các bước để tạo khoá học, định giá hay chọn nền tảng phù hợp, các bạn có thể tham khảo bài viết "Hướng dẫn từng bước về cách tạo và bán các khóa học trực tuyến có lợi nhuận"

Sau khi có được các khoá học chất lượng và chọn được một nền tảng để giảng dạy và kinh doanh khoá học thì đến bước bạn cần tìm cách để bán các khoá học này.

Dưới đây là 11 cách tốt nhất để giúp bạn bán khoá học của mình một cách hiệu quả

  1. Viết Blog thu hút học viên (Viết SEO)

  2. Xây các kênh mạng xã hội Facebook, Tiktok, Youtube...

  3. Xây các nội dung Podcast, Ebooks,...

  4. Tạo các khoá học miễn phí thu hút khách hàng tiềm năng

  5. Tuyển Học viên làm cộng tác viên giới thiệu

  6. Đăng vào các hội nhóm

  7. Gửi Email Marketing

  8. Chạy các chiến dịch quảng cáo trả phí (Facebook, Google...)

  9. KOL Marketing - Influencer Marketing

  10. Tổ chức webinar, sự kiện online, livestream thu hút

  11. Thuê marketing ngoài

    Lời kết

1. Viết Blog thu hút học viên (Viết SEO)

Viết Blog không còn là thuật ngữ xa lạ gì đối với môi trường internet. Nếu muốn phát triển công việc kinh doanh và đào tạo một cách bền vững, lâu dài trên internet thì việc xây dựng nội dung và viết blog là chiến lược dài hạn và bắt buộc phải làm để tiếp cận được lưu lượng truy cập miễn phí vào website. Bằng cách viết đều đặn các bài viết chuẩn SEO, mang lại giá trị cao cho người đọc thì website của bạn sẽ dần đạt được thứ hạng cao trên google khi người đọc tìm kiếm thông qua các từ khoá liên quan.

Để làm tốt việc này trước hết bạn phải có trình tạo Blog và định hình được cách viết một bài viết chuẩn SEO. Nếu tìm kiếm trên google thì bạn sẽ nhận được vô số các kết quả để hướng dẫn làm các việc này, hãy chọn lọn các bài viết chất lượng để tham khảo nhé. Hoặc tại bài viết này Hoola sẽ hướng dẫn bạn trong khuôn khổ trình tạo Blog trên nền tảng từ Hoola và cách viết bài chuẩn SEO trong lĩnh vực đào tạo.

Cách sử dụng Blog trên website elearning khởi tạo từ Hoola

Sau khi khởi tạo và đưa vào sử dụng website dạy học và bán khoá học online từ Hoola. Bạn có thể vào 'Quản lý' > tạo một tài khoản quản trị cho Blog, set email phân quyền cho quản trị hoặc nhân viên SEO phụ trách viết bài > cài đặt một số thông tin chung, chọn giao diện hiển thị cho Blog > Tiến hành viết bài.
Để thao tác cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn toàn bộ cài đặt và hiển thị cho tính năng Blog của Hoola tại đây

Tính năng Blog của Hoola có đầy đủ công cụ giúp bạn viết bạn thu hút học viên mỗi ngày

Cách viết bài chuẩn SEO trong lĩnh vực đào tạo

  • Nghiên cứu từ khoá về lĩnh vực đào tạo của mình: bước đầu tiên trong viết bài chuẩn SEO là nghiên cứu từ khoá.
    Cần lưu ý đối tượng học viên của bạn là ai, đặt mình vào học viên và nghĩ xem họ sẽ tìm kiếm từ khoá gì trên google để hình dung ra từ khoá xuyên suốt mà bạn muốn viết.
    Ví dụ: nếu bạn là một trung tâm dạy tiếng Nhật thì đối tượng tìm kiếm là các bạn học sinh, sinh viên hay người đi làm quan tâm đến các bài viết có từ khoá như "khoá học tiếng Nhật cơ bản", "cách học tiếng Nhật hiệu quả", "học tiếng Nhật cho người đi làm", "khoá học luyện thi tiếng Nhật N3",... Vì thế các bài viết của bạn phải xoay quay những từ khoá đó hoặc chứa trong đó.
    Từ khoá thường chia ra là từ khoá ngắn và từ khoá dài. Thông thường để sớm đạt hiệu quả trong việc SEO bạn nên ưu tiên viết bài với các từ khoá dài để ít bị cạnh tranh hơn và nói đúng trọng tâm hơn với các nhu cầu tìm kiếm.
    Hiện tại có nhiều công cụ hỗ trợ để bạn có thể phân tích vs nghiên cứu từ khoá như gợi ý khi tìm kiếm trên Google, hiển thị 'Các lượt tìm kiếm khác' khi tìm kiếm một từ khoá, 'Công cụ lập kế hoạch từ khoá' trên Google ads, Ahrefs, Keywordtool.io, Kwfinder,...
  • Định hình và xây dựng bố cục bài viết:
    - Viết tiêu đề hấp dẫn: tiêu đề là một phần quan trọng để thu hút người đọc và điều then chốt để người đọc có click vào website của bạn hay không, từ đó cải thiện thứ hạng trang web của bạn. Những lưu ý khi viết tiêu đề bạn có thể tham khảo:
    (1) Tiêu đề chuẩn SEO thường dưới 70 kí tự, đặt từ khoá chính ở phần đầu tiêu đề để làm cho nó nổi bật và giúp người đọc dễ nhận biết được bài viết
    (2) Tiêu đề ở dạng câu hỏi để kích thích sự tò mò mà người đọc đang muốn hỏi. Ví dụ: "Làm thế nào để học...", "Đâu là cách giúp...", "Có phải bạn đang..."
    (3) Tiêu đề ở dạng chứa số liệu thống kê để mang tính thực tế, logic.
    Ví dụ: "10 cách giúp bạn...", "Top 5 phương pháp học..."
    (4) Hay các tiêu đề dạng cảm xúc, từ ngữ kích thích ("bất ngờ...", "bí kíp..."), kêu gọi hành động ("thử ngay...", "xem ngay..."), câu chuyện dẫn dắt,... mà bạn có thể tham khảo thêm hay tư duy thêm
    (5) Dù là tiêu đề ở dạng nào thì bạn cũng cần chú ý tiêu đề phải bám sát bài viết, tránh tiêu đề nói một đằng còn bài viết một nẻo hoặc tiêu đề quá lố gây mất thiện cảm cho người đọc. Thêm nữa tránh viết tiêu đề trùng lặp với người khác khi đã thấy quá nhiều.
    - Nội dung bài viết: sau khi đã viết được tiêu đề thì bạn triển khai bài viết xoay quanh tiêu đề đó. Một điều bắt buộc để quá trình viết bài giúp bạn tăng thứ hạng website đó là bài viết phải thực sự chất lượng, không mang tính chất spam hay copy đơn thuần. Bắt đầu những năm gần đây, Google đã ưu tiên hơn những chỉ số về thời gian giữ chân người đọc, các hành động trên web, like, share bài viết của bạn... Vì vậy hãy đầu tư nội dung bài viết thật hấp dẫn và có ích cho người đọc.
    Về nội dung bài viết, Hoola sẽ không đi vào cụ thể hơn vì mỗi nhà đào tạo, chuyên gia đều có phong cách viết bài với bố cục khác nhau, mỗi chủ đề, mỗi lĩnh vực sẽ có các cách tiếp cận khác nhau.
  • Tối ưu hoá bài viết chuẩn SEO
    Trong trình viết bài bạn sẽ cần phải chú ý một số yếu tố để tối ưu như:
    - URL/Slug: URL là địa chỉ web, cần chứa từ khoá chính/ Slug là một phần của URL
    - Meta description: được khuyến nghị dưới 145 ký tự, là phần mô tả bài viết ngắn gọn, chứa nội dung chính, thu hút
    - Tags: tạo và lựa chọn các thẻ phù hợp theo chủ đề của mỗi bài viết
    - Hình ảnh: là một phần quan trọng trong mỗi bài viết nhằm hiển thị nội dung từng phần mà bạn đề cập đến. Ban đầu trước khi upload lên bài Blog bạn cần "SEO thô" như đổi tên file ảnh dạng text không dấu, xuất file ảnh khi đã chèn logo và có chất lượng tốt, sau khi upload lên bài viết thì viết chú thích cho ảnh ở phần dưới
    - Chèn từ khoá: việc chèn từ khoá vào xuyên suốt bài viết là điều cần thiết để có thể đẩy bài viết của bạn nổi bật trên google, tuy vậy không nên quá lạm dụng và chèn quá nhiều gây mất tự nhiên cũng như bị đánh giá thấp từ Google. Vì vậy bạn nên khéo léo chèn với mật độ phù hợp, tự nhiên nhất.
  • Theo dõi kết quả, lưu lượng truy cập vào Blog:
    Để theo dõi lưu lượng truy cập và hiệu quả quá trình viết bài SEO Blog bạn có nhiều công cụ khác nhau. Để tiện lợi theo dõi, đánh giá và có thể sử dụng miễn phí bạn có thể dùng các công cụ như Google Analytics, Google Search Console,...

Hiệu quả của việc viết bài SEO Blog đến cách bán khoá học

Khi viết bài Blog đều đặn và chất lượng sẽ thu hút được lượng khán giả riêng cho bạn cũng như lượng truy cập vào website tăng lên tự nhiên, giúp website bạn đạt thứ hạng cao trên Google. Các bài viết từ Blog giúp người đọc biết bạn là ai, bạn bán những khoá học như thế nào, giúp backlink sang website khoá học của bạn,... khi đó sẽ có tỷ lệ mua khoá học của bạn tăng lên đáng kể. Đây là một cách bán khoá học gián tiếp qua bài viết Blog bạn có thể làm ngay hôm nay.

2. Xây các kênh mạng xã hội Facebook, Tiktok, Youtube...

Hiện nay sự hiện diện của việc kinh doanh, đào tạo trên các kênh mạng xã hội đã quá phổ biến, nó là nguồn lưu lượng miễn phí khổng lồ mà bạn nên tiếp cận và triển khai mạnh mẽ ngay hôm nay. Nếu riêng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo bạn không khó để bắt gặp đồng nghiệp của mình nổi bật trên mạng xã hội như nào với lượng follow facebook, fanpage, youtube hay tiktok cực cao. Khi họ có lượng theo dõi lớn như vậy, việc xây dựng và bán các khoá học với họ đã có sẵn đối tượng quan tâm và mong muốn mua.

Tuy vậy không dễ dàng để có thể "hot" ngay như vậy, để nổi bật được trên các kênh mạng xã hội cũng là một nỗ lực lớn trong việc phân tích chân dung người theo dõi. Họ xây dựng các nội dung xoay quanh như các post hình ảnh, video, content, bài viết,... có một trong các yếu tố như thông tin bổ ích, vui vẻ, tích cực, tính viral cao,... Thêm một điều là họ làm điều đó đều đặn, thường xuyên và trên tất cả các kênh mạng xã hội có khán giả của họ. Điều này sẽ xuất hiện một vấn đề là lượng công việc phải làm, vì vậy thường nếu cá nhân sẽ phải chấp nhận thay đổi mình trở nên đa nhiệm thêm trong công việc, nâng cấp dần hoặc phải có đội ngũ hỗ trợ thêm về marketing social này.
(1) Khi có đội ngũ hỗ trợ về marketing hoặc có tiềm lực để thuê outsource thì bạn chỉ cần tập trung vào các ý tưởng và hiện diện để làm nội dung, team hỗ trợ sẽ giúp bạn các công đoạn còn lại
(2) Nếu bạn muốn tự thực hiện làm cá nhân thì cần biết một số việc quan trọng như lập kế hoạch, tạo các kênh mạng xã hội, làm nội dung (edit hình ảnh, video, viết bài, livestream,...), tương tác mạng xã hội, vẽ được chân dung học viên, nắm bắt được cảm xúc học viên,...

  • Lập kế hoạch: thông thường bạn sẽ phải có một bản kế hoạch tổng thể cho việc marketing. Riêng về phần kế hoạch cho xây dựng kênh mạng xã hội sẽ liên quan đến nội dung đăng tải, kế hoạch làm các bài đăng, số lượng bài đăng,... cho các kênh.
  • Edit hình ảnh: hiện tại có nhiều phần mềm để có thể chỉnh sửa hình ảnh dễ dàng như Canva, Photoshop,...
  • Edit video: hiện tại video ngắn đang là xu hướng được ưa thích trên các kênh mạng xã hội (Reels Facebook, Tiktok, Youtube Shorts,...). Nó dễ dàng tiếp cận người dùng một các nhanh chóng và trọng tâm.
    Bạn hoàn toàn có thể làm được ngay, có thể chia sẻ những thủ thuật trong ngành nghề, thông tin nhanh, những bí mật,... gây thu hút nhất có thể.
    Ví dụ: nếu bạn đang đào tạo về tin học có thể chia sẻ các tip nhỏ về excel, các file báo cáo, ebooks,... thực sự hữu ích thì có thể thu hút được lượng quan tâm lớn.
    Để làm được các video ngắn bạn có thể dùng các phần mềm, website như Capcut, Clipchamp, Canva,...
    Ngoài các video ngắn, bạn cũng nên làm các video với thời lượng dài hơn để chia sẻ đầy đủ các nội dung muốn truyền tải.
  • Tương tác mạng xã hội: khi các bài đăng của bạn chất lượng với lịch trình đều đặn, sẽ dần tiếp cận được người dùng trên các kênh mạng xã hội. Nếu có nhiều bài đăng trở nên viral thì khi đó bạn sẽ có lượng người theo dõi nhanh chóng.
    Công việc tương tác với người dùng cũng cần được chú ý, bạn nên tương tác với người theo dõi mình một cách vui vẻ, trân trọng, nên có những lời kêu gọi like, share, rating cho mình một cách khéo léo.
  • Việc vẽ được chân dung và nắm được cảm xúc học viên của mình sẽ giúp bạn có những nội dung và hướng đi chính xác hơn cho công việc mình làm.

Hiệu quả của việc xây dựng kênh mạng xã hội đến cách bán khoá học

Cũng như việc viết các bài Blog, thì xây dựng các kênh mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok,... với các nội dung đều đặn sẽ giúp bạn nổi bật và uy tín hơn đối với học viên. Với lưu lượng truy cập lớn từ người dùng các nền tảng khác nhau, bạn hoàn toàn có thể gắn link website khoá học trên các kênh mạng xã hội hay các bài đăng của mình, các bài đăng nói về khoá học của mình, khi đó người dùng có thể trở thành học viên mua khoá học của bạn.

3. Xây các nội dung Podcast, Ebooks,...

Thông thường các kênh mạng xã hội sẽ được ưu tiên làm nội dung và xây dựng kênh trước vì có thể thu hút được người dùng nhanh chóng, ngoài ra là một chuyên gia, người giảng dạy bạn có thể xây dựng thêm các nội dung podcast hay các ebook để phục vụ cho việc tiếp cận học viên của mình. Đương nhiên đó là sự ưu tiên của bạn làm gì trước khi làm nguồn lực cho công việc là có hạn.
Hiện podcast bạn cần chú ý các đầu việc như lập kế hoạch, chuẩn bị thiết bị thu âm và trình chỉnh sửa âm thanh, đăng ký Podcast Hosting để lưu trữ, gửi kênh podcast lên apple podcast hay spotify để tiếp cận người nghe,...
Hay khi sử dụng Hoola, bạn có thể tạo khoá học dưới dạng Podcast, chọn bài giảng dưới dạng Audio và có thể set khoá học miễn phí hoặc bán trực tiếp để thu phí người nghe.

4. Tạo các khoá học miễn phí thu hút khách hàng tiềm năng

Các khoá học miễn phí về kế toán, tài chính của chị Thuỷ ACCA

Với Hoola bạn sẽ có trình tạo/đóng gói các học liệu từ video, file pdf, scorm, phòng dạy online,... thành các khoá học. Ngoài ra các khoá học với lượng kiến thức sâu để kinh doanh tạo thu nhập, bạn nên tạo thêm những khoá học miễn phí để thu hút các học viên vào học thử, trải nghiệm hệ thống học cũng như chất lượng giảng dạy để quyết định mua các khoá học sau này. Các khoá học miễn phí nội dung có thể là ebooks, các khoá học video về tổng quan, các khoá học video mà bạn record lại màn hình các buổi dạy online, các bài test miễn phí,... tuỳ vào chiến lược và sự phân cấp các khoá học của bạn.

Tạo các khoá học miễn phí ngay trên website khởi tạo từ Hoola (miễn phí dùng thử 15 ngày) tại đây

Ví dụ: nếu bạn đào tạo về lĩnh vực kế toán - tài chính như chị Thuỷ ACCA có thể tạo một số khoá học miễn phí như khoá học về bài kiểm tra kiến thức FA1 FIA, khoá học "Trải nghiệm thuế đối với giao dịch liên kết", khoá học "Khác biệt cơ bản giữa VAS và cơ chế tài chính, chinh sách thuế", khoá học "buổi đào tạo online ACCA phòng Hoola Meet tháng 8",...
Khi học viên đăng ký tài khoản và tham gia các khoá học này sẽ gián tiếp mua các khoá học mất phí của bạn. Đây là cách bán khoá học được sử dụng khá phổ biến và hiệu quả cao.

5. Tuyển Học viên làm cộng tác viên giới thiệu

Việc tuyển ngay các bạn học viên của bạn làm cộng tác viên kinh doanh khoá học có thể mang lại nhiều hiệu quả đáng kể trong công cuộc kinh doanh tri thức của bạn. Với sự giới thiệu khoá học từ chính các bạn học viên sẽ khiến việc bán khoá học trở nên khách quan hơn, dễ đồng điệu hơn. Thêm nữa nếu học viên đã tham gia khoá học của bạn, họ có thể hiểu được giá trị và chất lượng về các bài giảng của bạn, khi đó họ sẽ tự tin giới thiệu khoá học của bạn một cách sâu sắc, mang tính tin tưởng, thuyết phục cao hơn cho các bạn khác.
Sử dụng đội ngũ cộng tác viên học viên sẽ giúp bạn mở rộng việc lan toả khoá học của mình một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, tiếp cận được lượng lớn đối tượng trên cả nước. Khi có lượng cộng tác viên đủ tốt bạn có thể không cần thuê đội ngũ bán hàng hay đào tạo, mất chi phí cho khâu này.
Với Hoola, bạn có thể dễ dàng thực hiện được cách bán khoá học này. Khi bạn đã sở hữu website đào tạo khởi tạo từ Hoola, học viên có thể đăng ký/đăng nhập tài khoản trên web, khi đó nếu khoá học nào bạn muốn dùng cộng tác viên chỉ cần bật tính năng affiliate và cài đặt giá mua qua cộng tác viên. Hoola đã có sẵn hệ thống 5 mức cho bạn cài đặt, dễ dàng phân loại các cộng tác viên. Sau khi cài đặt xong, tại giao diện khoá học, học viên dễ dàng có ngay link Affiliate để gửi cho học viên/đối tượng mới, họ vào đường link đó sẽ được giảm giá khoá học và nếu thanh toán thành công, cộng tác viên sẽ nhận được hoa hồng. Đặc biệt, với Hoola bạn có thể dễ dàng quản lý được hệ thống cộng tác viên này và dễ dàng thanh toán cho họ theo nhiều hình thức.
Đây là cách mà bạn có thể xây dựng hệ thống cộng tác viên cho mô hình kinh doanh khoá học của bạn từ chính học viên của bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện chương trình Affiliate này với các đối tượng khác.
Bạn có thể tham khảo chi tiết và cách làm Hoola hướng dẫn tại đây hoặc xem video này.

6. Đăng vào các hội nhóm

Việc sở hữu (là quản trị viên) hay tham gia (là thành viên) các hội nhóm có nhiều khách hàng tiềm năng của bạn cũng là một lợi thế lớn trong quá trình kinh doanh khoá học. Thông thường các chuyên gia, người giảng dạy sẽ có một cộng đồng nhỏ đến lớn cho riêng mình, họ thường tập trung phổ biến dưới dạng các nhóm trên facebook, nhóm chat trên zalo, nhóm telegram,...  

  • Hãy sở hữu một vài hội nhóm, có một cộng đồng là các bạn học viên đang học tập và cả các bạn chưa phải là học viên của bạn. Khi đó hãy xây dựng những nội dung mang tính tương tác nhiều hơn, trò chuyện nhiều hơn, thông tin chia sẻ mang tính thân thiết và có chọn lọc hơn. Khi sở hữu nhóm của mình thì bạn có thể tạo ra luật và nguyên tắc cho riêng mình, có thể thoải mái upload link website của mình, thông báo các khoá học của mình, thông báo hoạt động học tập, kết quả, chứng chỉ,... đến các bạn học viên và tiếp cận, tạo những điều thu hút cho những bạn là đối tượng tiềm năng khác.
  • Tham gia các hội nhóm có sẵn khác trên facebook, zalo, telegram,... Khi này sẽ là các hội nhóm lớn hơn, được các quản trị viên khác tạo để chia sẻ một cách khách quan hơn, bạn cũng có cơ hội tiếp cận tượng lượng lớn khách hàng của mình. Tuy vậy đây là sân chơi của người khác, luật và nguyên tắc hoạt động của họ nên bạn cần tuân thủ và tích cực hơn.
    Đầu tiên bạn tham gia vào các hội nhóm, đọc và tuân thủ các nguyên tắc của nhóm đó, tránh spam link website của mình có thể bị loại khỏi nhóm. Tiếp theo nên xây dựng mối quan hệ với quản trị viên và thành viên của nhóm bằng cách tham gia vào các cuộc thảo luận, trả lời một số câu hỏi từ các bài đăng trên nhóm, tạo thiện cảm tốt. Sau đó, bạn có thể tự đăng các bài chia sẻ kiến thức, chia sẻ tài liệu hữu ích hay những giá trị khác thực tế cho cộng đồng đó.
    Khi cảm thấy mình đã đủ thiện cảm, uy tín và quan hệ tốt với cộng đồng, bạn có thể bắt đầu giới thiệu thông tin về hoạt động giảng dạy của mình và thông tin các khoá học liên quan để thu hút các học viên tiềm năng (chú ý khéo léo trong việc này, tránh việc lặp lại quá nhiều gây phản cảm, mất thiện cảm trong ánh nhìn của các chuyên gia, giảng viên khác trong nhóm).
    Tóm lại, quá trình này cũng sẽ mất thời gian và sự kiên trì của bạn. Hãy tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ và chia sẻ giá trị cho cộng đồng trước khi giới thiệu về việc đào tạo của mình, hiệu quả và lợi ích bạn sẽ nhận được sau đó.

7. Gửi Email Marketing

Email marketing là một chiến lược marketing đã quá quen thuộc với người làm kinh doanh cũng như đào tạo. Cụ thể về lĩnh vực giáo dục, đào tạo có một số liệu từ FirstPageSage 2021, thì ROAS (doanh thu/chi phí) hay ROI (lợi nhuận ròng/chi phí) của chiến dịch email marketing đứng thứ 3 về hiệu quả trong tất cả các chiến lượng marketing khác (sau Online PR và SEO). Vì vậy đây là kênh marketing rất trực diện, hiệu quả và chi phí thấp mà bạn có thể triển khai, tuy vậy thời gian để đạt được hiệu quả cũng sẽ không thể một sớm một chiều.

Lợi ích của email marketing trong công việc kinh doanh khoá học

Email marketing chắc chắn là một kênh mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo hay cụ thể là đào tạo trực tuyến và bán khoá học. Một số lợi ích cơ bản có thể kể đến như:

  • Tạo dựng mối quan hệ với học viên tiềm năng: thông qua việc gửi email thường xuyên hoặc có lịch đăng định kỳ; bạn có thể tương tác, gửi các thông tin về kế hoạch đào tạo, các nội dung giảng dạy hữu ích
  • Chi phí thấp, hiệu quả cao: chiến dịch quảng cáo qua email marketing là một trong các kênh với chi phí thấp nhất hiện nay, bạn có thể gửi các thông điệp muốn truyền tải một cách trực tiếp và trực diện đến đối tượng học viên mục tiêu của mình mà không tốn nhiều nguồn lực
  • Thông báo về khóa học mới và cập nhật: Sử dụng email để thông báo về các khóa học mới, bản cập nhật nội dung, và các chương trình đặc biệt sẽ giúp học viên nhận được các thông báo kịp thời và gây hứng thú với các khoá học
  • Chăm sóc khách hàng: Email là một cách tuyệt vời để chăm sóc khách hàng, đặc biệt là sau khi họ đã đăng ký và tham gia khóa học của bạn. Gửi các tài liệu hỗ trợ, bài giảng bổ sung, và khuyến khích họ hoàn thành các khoá học, mua thêm các khoá học mới, giảm bớt việc chăm sóc trực tiếp qua gọi điện, zalo,...
    Ngoài email marketing, Hoola còn có tính năng nâng cao Tự động hoá & Webhook cực hữu ích, giúp tạo hàng loạt các kịch bản tự động gửi email với các tác vụ khác nhau. Tham khảo thêm tại video này
  • Tăng doanh số bán khoá học: Thông qua các chiến lược khuyến mãi và giảm giá được thông báo qua email, bạn có thể kích thích sự quan tâm và tăng doanh số bán hàng.
  • Thu thập thông tin phản hồi: Sử dụng email để thu thập ý kiến phản hồi từ học viên. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu của họ và cải thiện chất lượng khóa học.

Cách thực hiện email marketing từ Hoola để hỗ trợ bán khoá học

Hiện nay đã có quá nhiều nền tảng Email marketing phổ biến trên thị trường để hỗ trợ bạn thực hiện các chiến dịch như Zoho, MailChimp, GetResponse,... Mỗi nền tảng sẽ có các cách thiết lập cũng như sử dụng khác nhau, đi kèm theo đó cũng đã có các bài viết hướng dẫn cụ thể. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể tham khảo và sử dụng một trong số đó một cách dễ dàng để thực hiện các chiến dịch email marketing cho mình.

Ngoài ra khi sử dụng Hoola, bạn đã có sẵn tính năng Email marketing để sử dụng một cách cơ bản nhất. Thêm nữa khi kết hợp với tính năng Tự động hoá sẽ vô cùng hữu dụng trong quá trình thực hiện các chiến dịch qua email.
Hoola đã có sẵn hướng dẫn cụ thể để sử dụng tính năng Email marketing, bạn có thể tham khảo tại đây.

Giao diện tạo chiến dịch Email marketing trong hệ thống web khởi tạo từ Hoola

8. Chạy các chiến dịch quảng cáo trả phí (Facebook, Google...)

Khác với các cách bán khoá học gián tiếp thì cách bán khoá học bằng việc chi trả cho các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội sẽ giúp bạn nhanh chóng tiếp cận trực tiếp một lượng lớn các đối tượng tiềm năng. Từ đó có thể chuyển đổi thành học viên mua khoá học của bạn.
Hầu hết chiến dịch quảng cáo từ các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok, Google,... đều có những mục tiêu chung như tăng mức độ nhận biết thương hiệu, lưu lượng truy cập, doanh số bán hàng (tin nhắn, chuyển đổi),... tuỳ theo nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn. Tuy vậy mỗi kênh mạng xã hội sẽ có những cách cài đặt, vận hành hay chính sách quảng cáo khác nhau.

Với thị trường ngày một cạnh tranh, thêm nữa các nền tảng đã tối ưu dễ dàng nhất để ai cũng có thể chạy quảng cáo, thì hiệu quả sẽ phần nhiều đến từ cách chạy các chiến dịch quảng cáo của bạn. Hiện tại không phải cứ tạo tài khoản, thêm phương thức thanh toán, lên các chiến dịch quảng cáo và chờ các kênh mạng xã hội tiêu tiền là bạn sẽ thu được ngay kết quả hay bán được khoá học. Bạn cần tối ưu nhiều hơn thế. Trước khi đi vào quy trình và cụ thể từng nền tảng mạng xã hội, cần chú ý để chạy hiệu quả các chiến dịch quảng cáo ở kênh nào, bạn nên làm song song việc xây nội dung các kênh đó (mục 2).

Một số bước quan trọng trong quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội:
(1) Xác định, lựa chọn mục tiêu: bạn cần xác định rõ mình quảng cáo để thu về cái gì (tăng doanh số bán khoá học, tăng lượng người truy cập vào website hay page, tăng mức độ nhận biết về thương hiệu đào tạo của mình,...)
(2) Lên kế hoạch cho các chiến dịch quảng cáo:

  • Chọn nền tảng mạng xã hội phù hợp.
    Ví dụ: nếu bạn đang đào tạo k12 thì đối tượng sẽ là các bạn học sinh, sinh viên -  khi đó các kênh mạng xã hội phù hợp để quảng cáo sẽ là Facebook, Tiktok, Instagram, Google,...
    Còn ví dụ bạn đào tạo nghề bất động sản thì đối tượng sẽ là nhân sự trong ngành, sinh viên sắp ra trường - khi đó các kênh phù hợp có thể là Facebook, Google, Zalo...
  • Xác định ngân sách cho quảng cáo: bạn cần làm rõ mức chi phí có thể bỏ ra cho các chiến dịch quảng cáo và phân bổ phù hợp tới các kênh khác nhau hay các thời điểm khác nhau.
    Hiện nay, đối với các doanh nghiệp, trung tâm, học viện đào tạo lớn họ sẽ thường có một mức chi phí riêng dành cho hoạt động quảng cáo, nó có thể là một khoản phí khá lớn để họ tăng độ nhận diện thương hiệu và tăng doanh thu bán khoá học. Ngược lại với cá nhân họ sẽ cần chi tiêu kỹ lưỡng hơn, thường sẽ tập trung vào mục tiêu doanh số, chi một khoản chi phí nhất định, nếu có hiệu quả mới tăng ngân sách và mở rộng các chiến dịch quảng cáo.

(3) Lựa chọn nhắm mục tiêu hướng đến: tuỳ theo các kênh mạng xã hội sẽ có các cách chọn mục tiêu khác nhau giúp bạn tối ưu nhất chi phí để hướng tới các khách hàng tiềm năng của mình. Theo mô típ chung sẽ là các lựa chọn về địa điểm, độ tuổi, sở thích, giới tính, đối tượng, thiết bị,... dựa vào đó để có những cách tư duy về target khác nhau.
(4) Tạo nội dung quảng cáo: đây là một bước quan trọng quyết định khá lớn đến hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo của bạn. Khi mà các yếu tố kĩ thuật đã được các nền tảng mạng xã hội tinh giản nhất để bất cứ ai đều có thể chạy quảng cáo thì việc cạnh tranh sẽ đến từ nội dung và thương hiệu. Đào tạo trực tuyến và bán khoá học là một ngách khá phù hợp để chạy quảng cáo trên các kênh mạng xã hội và được các nhà đào tạo tận dụng hiệu quả tìm kiếm học viên tiềm năng và gia tăng thu nhập từ bán khoá học.
(5) Theo dõi và tối ưu các chiến dịch: trong quá trình chạy quảng cáo bạn cần theo dõi và nắm được các chỉ số cơ bản từ các kênh quảng cáo như số lượt tiếp cận, cpc, cpm, click, cpa, ctr, lượt chuyển đổi,...
Từ những chỉ số này trong 1 khoảng thời gian nhất định bạn có thể đánh giá được chiến dịch quảng cáo có thực sự hiệu quả không, cần thay đổi những gì để tối ưu lại.

Hướng dẫn chạy quảng cáo Facebook Cơ bản trong bán khoá học

Quảng cáo Facebook luôn là kênh lựa chọn ưa thích của nhà quảng cáo ở thị trường Việt Nam, giáo dục đào tạo cũng là lĩnh vực phù hợp để lên các chiến dịch tiếp cận học viên tiềm năng của bạn.
Đây là các bước cơ bản để bạn có thể dễ dàng chạy quảng cáo trên facebook
Bước 1: Tạo trang Facebook và tài khoản quảng cáo
- Tạo trang Facebook: nếu chưa sở hữu cho mình một trang trên Facebook thì bạn có thể dễ dàng tạo mới. Điền đầy đủ các thông tin cần thiết theo hướng dẫn và lưu ý về tên trang mà bạn muốn đặt (tên thương hiệu, tên gắn với lĩnh vực đào tạo, tên gắn với cá nhân,...)

Giao diện tạo trang mới từ Facebook

Nếu bạn đã sở hữu trang trước đó, trước khi chạy quảng cáo nên tiến hành kiểm tra chất lượng trang có bị hạn chế trước đó không. Link kiểm tra tại đây

Giao diện trang không bị vi phạm, hạn chế, có thể chạy quảng cáo

- Tạo tài khoản quảng cáo: Về tài khoản quảng cáo facebook gồm có 2 loại là tài khoản cá nhân và tài khoản doanh nghiệp. Trước tiên bạn cần kiểm tra mình đã có tài khoản quảng cáo hay chưa, nếu có kiểm tra tài khoản của mình có đang bị hạn chế quảng cáo không. Link kiểm tra

Kiểm tra tài khoản quảng cáo của bạn

Nếu bạn chưa có tài khoản quảng cáo thì cần tạo mới để có thể chạy quảng cáo.
+ Hướng dẫn tạo tài khoản quảng cáo cá nhân: bạn có thể truy cập link này để tiến hành tạo tài khoản, có thể thêm phương thức thanh toán (thẻ visa, tín dụng) luôn hoặc bỏ qua để thêm sau đó. Tiếp đó bạn vào 'Khám phá Trình quản lý quảng cáo' để xem giao diện chuyên nghiệp từ Facebook

Tạo tài khoản quảng cáo cá nhân

+ Hướng dẫn tạo tài khoản quảng cáo doanh nghiệp: về tính chuyên nghiệp và lâu dài bạn nên có tài khoản quảng cáo doanh nghiệp (trình quản lý kinh doanh - BM). Để tạo tài khoản doanh nghiệp bạn truy cập đường link, điền tên và email (có thể theo tên doanh nghiệp nếu có hoặc tên và email cá nhân). Kiểm tra email để xác nhận từ facebook.

Tiếp đó bạn có thể cài đặt một số nội dung quan trọng cho tài khoản doanh nghiệp của mình như phân quyền thêm cho nhân viên, quản trị viên khác quản lý cùng, đối tác, thêm hoặc tạo trang, tạo tài khoản quảng cáo, tạo pixel, thêm và xác minh miền, thêm phương thức thanh toán, thêm thông tin doanh nghiệp, xác minh doanh nghiệp,... Có 3 nội dung cần phải thêm để có thể chạy quảng cáo trong trình quản lý kinh doanh này là tạo tài khoản quảng cáo, pixel, thêm phương thức thanh toán.

Tạo tài khoản quảng cáo trong trình quản lý doanh nghiệp

Sau khi ấn 'Tiếp' facebook sẽ trỏ sang set quyền tài khoản quảng cáo cho các tài khoản facebook là bạn hoặc những người bạn đã phân quyền quản lý.

Chọn toàn quyền kiểm soát và ấn chỉ định

Đã xong bước tạo tài khoản và bạn chỉ cần thêm phương thức thanh toán là có thể tiến hành tạo và chạy các chiến dịch quảng cáo từ Facebook. Link thêm phương thức thanh toán tài khoản cá nhân, tài khoản doanh nghiệp tại đây

Bước 2: Chuẩn bị website, nội dung quảng cáo

Sau khi hoàn tất cả bước chuẩn bị về tài khoản, trang, bạn có thể bắt đầu tạo các chiến dịch quảng cáo để nhanh chóng tìm kiếm các khách hàng tiềm năng cho công việc đào tạo của mình. Nếu có thể tạo được cả 2 loại tài khoản cá nhân và tài khoản doanh nghiệp thì bạn nên sử dụng tài khoản doanh nghiệp để có nhiều công cụ chuyên nghiệp nhất.

Chuẩn bị trang web/ trang đích

Hiển nhiên đây là bước quan trọng nhất quyết định quảng cáo của bạn có hiệu quả hay không. Tuỳ vào mục tiêu mà bạn hướng tới như thương hiệu, doanh số, khách hàng tiềm năng, lượt hiển thị,...mà bạn có thể đo lường mức độ hiệu quả khác nhau. Bài viết này sẽ hướng tới mục tiêu được nhà quảng cáo lựa chọn nhiều nhất là doanh số, khách hàng tiềm năng. Mục tiêu doanh số từ facebook ads mà nhà đào tạo quan tâm nhiều có thể là lượt chuyển đổi (hoàn tất đăng ký, mua khoá học hay hành động bất kỳ trên website), messenger và mẫu phản hồi tức thì. Vậy nên tuỳ vào mục tiêu bạn có thể làm các quảng cáo với nội dung phù hợp.

Hiện nay, quảng cáo doanh số để thu về lượt chuyển đổi được coi là phù hợp nhất dành cho các nhà đào tạo giảng dạy và kinh doanh khoá học để sớm tiếp cận và có được kết quả nhanh chóng. Trước hết bạn cần có một trang web hoặc trang đích cho sản phẩm khoá học của bạn. Website bạn có thể tạo từ wordpress hay các nền tảng tạo web về đào tạo (Hoola cũng là một nền tảng giúp bạn dễ dàng tạo website dạy học online và bán khoá học mà không cần biết kỹ thuật). Trên website phải có đầy đủ các thông tin về giảng viên, về khoá học, về các phương thức thanh toán, thông tin liên hệ khi cần hỗ trợ,... từ đó học viên có thể nghiên cứu các khoá học cụ thể và đưa ra quyết định mua khoá học hay không.

Ngoài ra, một lượng lớn nhà đào tạo sử dụng nền tảng Ladipage để thiết kế nhanh một trang đích để dễ dàng thể hiện được ý đồ, thông tin, nội dung về khoá học để đạt được mục tiêu là lượt chuyển đổi về hoàn tất đăng ký khi thu thập form thông tin học viên. Từ thông tin có được nhà đào tạo có thể liên hệ lại để xác nhận để kết nối, hướng dẫn vào thanh toán và học tập trên một website chuyên về đào tạo đã có các khoá học có sẵn (như website khởi tạo từ Hoola) hoặc link phòng Zoom, link phòng Hoola Meet để chỉ dạy các buổi Online hoặc kết hợp cả hai loại hình học tập tuỳ vào mô hình giảng dạy của bạn.

Một vài mô hình của các nhà đào tạo là khách hàng của Hoola:

  • Chị Thuỳ Linh Yoga đang sử dụng website Hoola với nhiều khoá học chị quay dựng sẵn, khoá học dạy online qua phòng Hoola Meet. Chị dùng đồng thời cả Ladipage để tạo ra một trang quảng cáo thu thập thông tin qua Form, từ đó có thể kết nối với học viên trước khi đưa vào học tập trên trang web tạo từ Hoola.
  • Trung tâm CodeFresher chạy quảng cáo bằng trang web tạo từ Hoola, link đích là trang chủ và trang quảng cáo tạo từ Hoola (với tính năng landing page có thể tuỳ ý thiết kế các trang con). Từ đó học viên tiềm năng có thể nghiên cứu để mua khoá học luôn, hoặc để lại thông tin từ Form (lưu trữ ngay trong hệ thống của website).
  • Ngoài ra còn nhiều mô hình với các loại website khác nhau, nhìn chung Ladipage đang là nền tảng phù hợp nhất về độ tiện dụng và dễ dàng nếu bạn muốn chạy quảng cáo thu thập thông tin học viên qua Form đăng ký.

Chuẩn bị nội dung quảng cáo (Content, hình ảnh, video,...)

Một quảng cáo cơ bản bạn cần chuẩn bị về media (hình ảnh hoặc video hoặc album), nội dung văn bản (content), tiêu đề, mô tả,...

  • Hình ảnh quảng cáo: hình ảnh quảng cáo nên tập trung thông điệp chính, mục tiêu, khơi gợi cảm xúc và thể hiện được giá trị của khoá học.
    - Chất lượng hình ảnh: đảm bảo chất lượng ảnh tốt, không bị mờ khi hiển thị trên các thiết bị (độ phân giản nên trên 1000px)
    - Giá trị: hình ảnh nên thể hiện rõ ràng, tập trung vào giá trị và lợi ích mà khoá học mang lại cho học viên
    - Khơi gợi cảm xúc: hình ảnh có thể tạo cảm xúc cho học viên tiềm năng với màu sắc thu hút, hình ảnh nút "Call to action", text trên ảnh,...
    - Chèn thêm logo để tăng độ nhận diện cho thương hiệu của bạn
    - Tỷ lệ kích thước: thông thường chạy quảng cáo một hình ảnh sẽ có tỷ lệ hiện thị trên bảng feed, quảng cáo trong luồng cho video và thước phim là 1:1. Tỷ lệ hiển thị trên tin và reels, ứng dụng và trang web là 9:16. Tỷ lệ hiển thị trên cột bên phải, kết quả tìm kiếm là 1,91:1
Ví dụ về hình ảnh quảng cáo cho khoá học tiếng Hàn
  • Video quảng cáo: video ngoài cần tập trung vào giá trị, thông điệp thì còn cần phải thu hút với chất lượng kịch bản, hình ảnh và âm thanh hấp dẫn. Một số lưu ý bạn có thể quan tâm
    - Với quảng cáo video bạn có thể tải lên video đã chỉnh sửa sẵn từ trước hoặc tạo video dạng slide ảnh từ trình tạo của facebook
    - Thời lượng khuyến nghị từ 1-2 phút, làm nổi bật nội dung quan trọng ở 5-10 giây đầu tiên của video để giữ chân học viên tiềm năng tiếp tục xem.
    - Kịch bản video: có thể làm đơn giản hay công phu nhưng vẫn phải đảm bảo độ hấp dẫn với nội dung rõ ràng. Một số yếu tố nên đưa vào video để tăng độ uy tín như đoạn feedback từ học viên cũ, những vấn đề hiện tại học viên đang mắc phải, giải pháp giúp học viên đạt được mục tiêu, kết quả đạt được của học viên sau khi học xong khoá học,... Nên đặt bản thân như là đối tượng học viên để xem họ muốn xem gì, cần điều gì đối với khoá học của mình, từ đó có cách làm video đúng người, đúng nội dung.
    - Phần mềm chỉnh sửa: ngoài các phần mềm chuyên nghiệp như Adobe, Camtasia,... thì bạn có thể chỉnh sửa nhanh bằng các website như Capcat, Canva, Clipchamp,... cũng phù hợp với đối tượng học viên
    - Tuỳ vào mỗi lĩnh vực và đối tượng sẽ có những video phù hợp để quảng cáo, vậy nên bạn có thể test thử để có được kết quả như ý.
    - Một số tỷ lệ kích thước video phổ biến:
    + 16:9 - Kích thước video: Tối thiểu 720p (1280 x 720 pixels). Đây là một tỷ lệ kích thước phổ biến và được sử dụng rộng rãi cho video trên nhiều nền tảng
    + 1:1 (hình vuông) - Kích thước video: Tối thiểu 720p x 720p (1280 x 1280 pixels). Tỷ lệ này thích hợp cho việc chia sẻ trên Facebook và Instagram, đặc biệt là trong các chuyển động như Stories.
    + 4:5 (dọc) - Kích thước video: Tối thiểu 720p x 900p (1080 x 1350 pixels). Được sử dụng chủ yếu cho quảng cáo trên dạng hình ảnh dọc.
    + 9:16 (di động) - Kích thước video: Tối thiểu 720p x 1280p (720 x 1280 pixels). Được sử dụng chủ yếu cho video trên Stories và quảng cáo di động.
Ví dụ về quảng cáo bằng video khoá học tiếng Anh (tỷ lệ 9:16)
  • Nhiều hình ảnh/video: ngoài việc chạy quảng cáo bằng một hình ảnh, một video, nhà đào tạo có thể tạo quảng cáo dạng nhiều hình ảnh, nhiều video.
    Hiện tại Facebook đang cho phép 2 dạng quảng cáo nhiều hình ảnh là dạng album ảnh (bắt buộc phải tạo bài đăng trước trên page trước khi tiến hành chạy quảng cáo) và dạng cuộn hình ảnh (bắt buộc tạo mới trong trình quản lý quảng cáo).
    Hầu như các lưu ý về hình ảnh như chất lượng, tỷ lệ, giá trị,... đều giống như phần chạy quảng cáo một hình ảnh. Tuy nhiên với việc chạy quảng cáo nhiều hình ảnh sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau, nó sẽ giảm tính trực quan và đánh mạnh vào tâm lý người xem hơn nhưng bù lại là hiển thị đầy đủ nội dung, thông điệp và giúp người xem hiểu rõ hơn.
    - Về dạng album ảnh: cho đến thời điểm hiện tại Facebook đang hiển thị với một số lưu ý.
Tỷ lệ bố cục ảnh theo album - Nguồn: Nguyen Viet Ngoc Anh

Ví dụ:
+ Nếu album của bạn có ít hơn 4 ảnh: nó sẽ tối ưu hiển thị dưới dạng 1 ảnh tỷ lệ 16:9 hoặc 9:16 và các ảnh tỷ lệ 1:1

Ví dụ quảng cáo album của thầy Ngọc Anh gồm 4 hình ảnh (1 ảnh tỷ lệ 16:9 và 3 ảnh tỷ lệ 1:1)

+ Nếu album ảnh nhiều hơn 4 ảnh: nó sẽ tối ưu hiển thị tất cả các ảnh với tỉ lệ 1:1

Ví dụ quảng cáo album ảnh từ trung tâm Riki với tất cả hình ảnh tỉ lệ 1:1 (Mẹo: hiển thị 2 ảnh đầu tỉ lệ 1:1 ghép lại giống với 1 ảnh tỉ lệ 16:9)

- Về dạng album cuộn ảnh/video (quay vòng): phần quay vòng sẽ bao gồm hoặc từ 2 hình ảnh hoặc từ 2 video trở lên. Nó sẽ được hiển thị dưới dạng trượt sang bên và mỗi ảnh/video có đầy đủ thông tin như tiêu đề, mô tả, url,... như một ảnh/video đơn.

Ví dụ quảng cáo quay vòng hình ảnh của Hoola

Bước 3: Tiến hành tạo chiến dịch quảng cáo

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ từ các bước trên thì đến lúc nhà đào tạo có thể dễ dàng lên các chiến dịch quảng cáo với các mục tiêu đã đề ra trước đó.
Với mục tiêu 'Doanh số' mà bài viết đề cập, nhà đào tạo có thể chạy các chiến dịch như lượt chuyển đổi (qua website/landing page) hay messenger đang là phổ biến và hiệu quả nhất.
Tại trình quản lý quảng cáo, gồm 3 phần 'Chiến dịch' > 'Nhóm quảng cáo' > 'Quảng cáo', bạn có thể ấn vào tạo và chọn mục tiêu doanh số. Tiếp đến chọn 'Chiến dịch doanh số thủ công' để dễ tinh chỉnh hơn, thay đổi tên chiến dịch, thêm nữa có thể tích chọn thử nghiệm A/B hay chọn ngân sách chiến dịch. Thông thường ban đầu với ngân sách hạn chế và chưa thể tinh chỉnh nhiều bạn nên chọn ngân sách chiến dịch (ngân sách chung mà Facebook phân phối cho toàn bộ các nhóm quảng cáo) thay vì ngân sách nhóm (ngân sách bạn đặt dành cho từng nhóm quảng cáo khác nhau). Tuỳ vào mức chi phí có thể chi trả mà bạn có thể đặt ngân sách hằng ngày (nên chọn) khác nhau, còn nếu mới bắt đầu chạy quảng cáo thì có thể test thử 100-200 ngàn đồng hằng ngày.
Tiếp đến phần nhóm quảng cáo cần thiết lập nhiều như vị trí chuyển đổi (trang web, messenger,...), ngân sách quảng cáo nhóm (nếu bạn không chọn ngân sách chiến dịch trước đó), lịch chạy, đối tượng (vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính, sở thích, nhân khẩu, hành vi), vị trí quảng cáo. Ở phần này bạn cần chú ý nhất vào việc target vào đối tượng (nhắm mục tiêu), càng chạy quảng cáo bạn sẽ càng có nhiều lựa chọn trong việc target này.

Ảnh: sưu tầm - 6 Target phổ biến trong Facebook Ads

Nếu là người mới bắt đầu chạy quảng cáo, bạn có thể dùng target thứ 6 (nhắm mục tiêu chi tiết qua các thông tin như nhân khẩu học, sở thích, hành vi). Các target khác cần được tạo sau một thời gian chạy quảng cáo hoặc được chia sẻ tệp từ các tài khoản quảng cáo khác.
Bài viết này sẽ thảo luận về việc target theo nhắm mục tiêu, cụ thể là về sở thích (vì nhân khẩu học và hành vi thường quy mô đối tượng sẽ khá thấp). Một câu nói kinh điển là trước khi target vào sở thích bạn cần vẽ ra được chân dung khách hàng, cụ thể là học viên của bạn. Sẽ có nhiều luồng target theo sở thích khác nhau từ việc bạn hình dung ra chân dung học viên như target đúng lĩnh vực đào tạo của mình, target chéo (các luồng sở thích khác),...
Ví dụ: khi bạn đào tạo dạy tiếng Anh cũng sẽ có nhiều phân khúc học viên (tiếng Anh cho trẻ, cho học sinh - sinh viên, cho người đi làm, cho người lớn tuổi). Mỗi phân khúc sẽ có các cách target sở thích chung và riêng khác nhau. Vì khoá học tiếng Anh là một lĩnh vực với quy mô và đối tượng khá rộng nên các trung tâm tiếng Anh thường dành ngân sách khá lớn để chạy quảng cáo phủ trên mạng xã hội, đôi khi không cần target vào chi tiết nào. Phần này Hoola sẽ hướng dẫn bạn nếu bạn là cá nhân chạy quảng cáo và không chi quá nhiều ngân sách.

  • Nếu phân khúc cho trẻ: khi này chân dung học viên của bạn là đối tượng các em bé còn nhỏ, tuy nhiên khách hàng của bạn là các bậc cha mẹ có con nhỏ. Lúc này bạn có thể tạo các nhóm quảng cáo khác nhau ứng với các luồng target khác nhau. Nhóm 1 có thể target vào những người thích ngoại ngữ, tiếng anh, học tiếng anh,... bạn có thể ấn thêm 'gợi ý' để có những sở thích liên quan. Nhóm 2 có thể chọn các target liên quan đến nuôi dạy con cái, quần áo trẻ em, chăm sóc gia đình,...
  • Nếu phân khúc cho học sinh-sinh viên hoặc người đi làm: khi này chân dung học viên của bạn sẽ là những người quan tâm đến các page tiếng anh, du lịch nước ngoài, các chứng chỉ thi tiếng anh,... Nhóm 1 vẫn có thể target như phân khúc cho trẻ. Nhóm 2 có thể là những sở thích liên quan đến các trường đại học. Nhóm 3 là những sở thích về các page tiếng anh, hội thảo tiếng anh,...
    Mỗi lĩnh vực, mỗi phân khúc sẽ có những cách target sở thích khác nhau, tuy vậy việc target này không phải là yếu tố quyết định đến hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo của bạn, hãy sang phần tiếp theo và tạo các nội dung quảng cáo thật hấp dẫn.

Sau khi đã xử lý xong phần 'Chiến dịch', 'Nhóm quảng cáo' sẽ là phần 'Quảng cáo'. Tại phần Quảng cáo sẽ cho bạn lựa chọn trang cần chạy quảng cáo, cách thiết lập (tạo quảng cáo mới, sử dụng bài viết có sẵn). Từ việc chuẩn bị nội dung quảng cáo ở bước 2 và lựa chọn nút hành động theo mục tiêu (messenger, đăng ký, tìm hiểu thêm, xem thêm, nhận ưu đãi,...) bạn đã có thể dễ dàng hoàn tất phần quảng cáo của mình. Cuối cùng chỉ cần ấn đăng và chờ facebook duyệt quảng cáo là có thể thành công trong việc chạy chiến dịch quảng cáo của mình. Nếu cảm thấy cần thay đổi các thiết lập bạn có thể lưu bản nháp trước đó.

Bước 4: Theo dõi và tối ưu chiến dịch quảng cáo facebook

Sau khi được duyệt quảng cáo và bắt đầu được phân phối quảng cáo trên facebook trong một khoảng thời gian nhất định, bạn cần quan tâm theo dõi một vài chỉ số cơ bản để nắm bắt được mức độ phù hợp và hiệu quả của chiến dịch quảng cáo đó.
- Kết quả: Số lần quảng cáo đạt được kết quả, dựa trên mục tiêu và cài đặt bạn đã chọn.
- Người tiếp cận, lượt hiển thị
- Số tiền đã chi tiêu, chi phí trên mỗi kết quả (CPA)
- CPM (Chi phí trên mỗi 1.000 lần hiển thị)
- CPC (Chi phí trên mỗi lượt click vào liên kết)
- CTR (Tỷ lệ nhấp vào liên kết)
- Lượt click vào liên kết
- Bình luận: lượt bình luận trên bài viết quảng cáo
Với mỗi lĩnh vực, mỗi loại đối tượng mà những chỉ số này sẽ cho ra các số liệu khác nhau nên bạn cần cố gắng tối ưu nhất có thể.
Ví dụ: chỉ số CPM cao có thể do sai target đối tượng, tệp đối tượng quá nhỏ, nội dung quảng cáo (text, hình ảnh, video) chưa đúng quy định của facebook (từ khoá nhạy cảm, hình ảnh video không phù hợp,...)
Hay chỉ số CTR thấp, phần lớn cho hình ảnh và video không hấp dẫn, chất lượng kém, phần nội dung content không gây được hứng thú cho người đọc.

Tuy các chỉ số khác có thể không như mong muốn nhưng bạn cần quan tâm nhất chính là Kết quả và chi phí trên mỗi kết quả (CPA). Nếu quảng cáo cho ra lượng kết quả cao và CPA thấp chứng tỏ đó vẫn là chiến dịch đủ tốt để hoạt động.
Facebook hoạt động theo cơ chế máy học, hệ thống phân phối khám phá cách tốt nhất dẫn đến hiệu suất kém ổn định trong thời gian đầu. Bạn nên tránh các chỉnh sửa không cần thiết khiến quảng cáo bắt đầu lại giai đoạn tìm hiểu: Chỉ chỉnh sửa quảng cáo khi bạn có lý do để tin rằng làm như vậy sẽ cải thiện hiệu suất.
Tránh khối lượng quảng cáo cao: Khi bạn tạo nhiều quảng cáo hệ thống phân phối sẽ tìm hiểu ít hơn về từng quảng cáo so với khi bạn tạo ít quảng cáo hơn. Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm về đường dẫn này để biết cách khắc phục về giai đoạn máy học.

Vừa rồi là hướng dẫn chạy quảng cáo Facebook cơ bản dành cho những nhà đào tạo mới, cần một kênh để có thể tiếp cận nhanh chóng học viên tiềm năng của mình.
Ngoài Facebook, Hoola sẽ còn những bài viết hướng dẫn chi tiết chạy quảng cáo các kênh khác như Google, Tiktok, Zalo,... bạn có thể đăng ký mail nếu thấy có thông tin phù hợp với mình nhé.

2.5 KOL Marketing - Influencer Marketing

KOL - viết tắt của "Key Opinion Leader" hay còn gọi là "người có sức ảnh hưởng", là cá nhân hoặc tổ chức có chuyên môn, uy tín nhất định trong một lĩnh vực nào đó, có khả năng ảnh hưởng đến quan điểm, quyết định của người quan tâm trong cộng đồng của họ.
Influencer - cũng là "người có sức ảnh hưởng" đến cộng đồng, thường có độ phủ sóng cao trên các kênh mạng xã hội hoặc nền tảng truyền thông, tuy nhiên không nhất thiết phải là chuyên gia hay có chuyên môn cao trong lĩnh vực nào đó,
Cả hai chiến lược Kol Marketing và Influencer Marketing đều có thể làm tăng hiệu quả cho việc kinh doanh khoá học online của bạn. Bạn có thể cân nhắc chọn một trong hai, hoặc cả hai để tạo các chiến dịch marketing cho khoá học của mình.

Một số gương mặt Influencer lĩnh vực giáo dục (Ảnh: KOL VIET)

Điều đặc biệt đối với lĩnh vực này, bạn (nhà đào tạo) nếu có sức ảnh hưởng đủ lớn đối với cộng đồng, có chuyên môn nhất định trong lĩnh vực của mình thì cũng được xem là một KOL. Việc sử dụng hình ảnh bản thân để thực hiện các chiến dịch marketing là điều chắn chắn, tuy vậy để tăng tính khách quan, uy tín, độ thu hút, độ lan toả,... bạn vẫn có thể booking các Kol hay influencer khác nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Tại Việt Nam nhiều người còn nhầm lẫn qua lại giữa hai khái niệm, hơn nữa nhiều kol và influencer có sự tương đồng nên bài viết này có thể gọi chung là người có sức ảnh hưởng.

Lợi ích của việc booking KOL/Influencer (người có sức ảnh hưởng) trong kinh doanh khoá học

Lợi ích lớn nhất có thể nhìn thấy là việc book người có sức ảnh hưởng sẽ giúp bạn tiếp cận các đối tượng học viên tiềm năng mới; đưa các khoá học, website bán khoá học, chương trình đào tạo đến họ một cách nhanh chóng, trực tiếp. Từ đó có thể tăng doanh số bán khoá học.

Ngoài việc là một chiến lược marketing hiệu quả, đây còn là những lợi ích chính khác của việc sử dụng booking kol, influencer:

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu: làm việc với những người có sức ảnh hưởng giúp bạn xây dựng tốt hơn nhận thức về thương hiệu với uy tín và độ tin cậy cao hơn. Họ giúp bạn giới thiệu khoá học, kế hoạch đào tạo đến người hâm mộ, những người đang tin tưởng và yêu thích của họ, từ đó giúp bạn dần tiếp cận được học viên tiềm năng của mình.
  • Xây dựng/phát triển cộng đồng: nếu bạn có thể duy trì tốt mối quan hệ với người có sức ảnh hưởng  yêu thích và ủng hộ mạnh mẽ thương hiệu đào tạo, bạn cũng có thể xây dựng hoặc phát triển cộng đồng trung thành của mình
  • Cải thiện SEO: những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội nhắc đến và liên kết với thương hiệu của bạn thực sự cải thiện SEO của bạn, giống như việc viết blog cho khách và xây dựng liên kết trỏ ngược tới blog của bạn.
  • Có nguyên liệu để làm marketing: khi booking và có hợp đồng với người có sức ảnh hưởng, bạn sẽ có các nguyên liệu như hình ảnh, video, tài liệu từ họ đối với sản phẩm, cũng như việc hợp tác các bên. Đây cũng sẽ là nguyên liệu cần thiết để bạn chạy các chiến dịch marketing trả phí cũng như làm content trên các kênh mạng xã hội.

Chi phí và cách booking KOL/Influencer

Hiện nay, việc trở thành một người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, truyền thông để nhận booking quảng cáo đang là một nghề được ưa thích và có sự cạnh tranh lớn. Vì vậy chi phí booking họ cũng có sự biến động rất lớn, phụ thuộc vào uy tín, độ nổi tiếng (lượt follow, lượt tương tác các bài post,...), số lượng công việc, lĩnh vực cụ thể và thậm chí là thời điểm booking. Phần lớn để phân cấp chi phí booking dựa theo số lượng người theo dõi của họ trên các kênh mạng xã hội như facebook, instargram, tiktok; chi phí có thể giao động từ vài triệu đến hàng trăm triệu. Ngoài mức phí cố định phải trả, chi phí có thể bao gồm thêm hoa hồng khi bán khoá học thành công, hoặc chiến dịch quảng bá với lượng tương tác khủng trong các bài post, tăng lượng theo dõi. Do đó, tuỳ vào mức ngân sách có thể chi trả, bạn có thể tìm kiếm những người có sức ảnh hưởng phù hợp. Tuy nhiên hãy lưu ý thận trọng trong việc tìm kiếm, vì đây là lĩnh vực liên quan đến giáo dục và đào tạo, cần tìm những người có phẩm chất và uy tín đủ tốt, tránh những trường hợp dính vào các lùm xùm trên không gian mạng.

Đến đây bạn đang tự hỏi làm thế nào để biết chính xác chi phí từng người và cách tìm thấy họ để hợp tác làm việc chung. Việc này thực sự khá đơn giản khi mà những người có sức ảnh hưởng họ thật sự nổi bật trên mạng xã hội, vì vậy không khó để bạn có thể tìm kiếm và kết nối với họ. Với những kol, influencer "nhỏ" bạn có thể kết nối trực tiếp qua các kênh mạng xã hội, còn những người nổi tiếng hơn bạn có thể kết nối qua email làm việc hay trợ lý của họ. Ngoài việc tự tìm kiếm theo lĩnh vực, tên tuổi của họ bạn cũng có thể thông qua bên thứ 3. Đó là các hội nhóm Facebook, Zalo, các agency, website booking; ở đây rất nhiều cá nhân, tổ chức sẽ hỗ trợ bạn báo giá chi tiết, cách thức hợp tác và tìm được kol/influencer phù hợp. Hãy cẩn trọng và tỉnh táo khi làm việc với họ, tránh các trường hợp lừa đảo, vì mọi thứ đều bắt đầu trên không gian mạng.

Group Facebook: Vietnam Booking KOLs

2.6 Tổ chức webinar, sự kiện online, livestream thu hút

Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt về các phần mềm hỗ trợ tương tác online, việc tổ chức các buổi webinar, các buổi sự kiện trực tuyến, các buổi phát livestream đã trở nên khá dễ dàng và là một phần quan trọng trong xu hướng đào tạo trực tuyến.  Vì thế việc tận dụng các loại hình này để giới thiệu và kinh doanh các khoá học đang được các nhà đào tạo sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả về kết quả trực tiếp.

Ngoài những lợi ích quan trọng như tiếp cận rộng rãi người quan tâm toàn quốc, quốc tế; tiết kiệm chi phí và các nguồn lực; sự linh hoạt tham gia cho người tham gia; việc tương tác dễ dàng... so với việc làm hội thảo, sự kiện offline thì việc tổ chức webinar, sự kiện online, livestream mang lại những lợi ích trực tiếp gì đến việc kinh doanh khoá học. Đây là chủ đề mà bài viết sẽ hướng đến.

  • Lợi ích quan trọng nhất là khi tổ chức webinar, sự kiện, livestream nhà đào tạo có cơ hội giới thiệu trực tiếp về các khoá học, website đào tạo, chương trình giảng dạy đến tất cả người tham gia đang theo dõi trực tuyến, từ đó tăng doanh thu bán khoá học ngay sau buổi live đó.
  • Tổ chức các buổi live này giúp nhà đào tạo tăng độ uy tín, tăng lượng theo dõi vì những kiến thức chuyên môn sâu hay phong cách giảng dạy thu hút, sẽ gây ấn tượng tốt và giúp tăng cơ hội mua khoá học từ những học viên tiềm năng.
  • Với các buổi webinar, sự kiện online, livestream bạn có thể dễ dàng ghi hình lại, lưu trữ và phân phối lại giúp học viên xem lại. Bạn có thể đăng dưới dạng các khoá miễn phí để thu hút học viên vào website của mình, từ đó là cơ hội để bán thêm các khoá học mất phí của bạn.

Với những hiệu quả trực tiếp mang lại, các nhà đào tạo nên tổ chức các buổi live một cách thường xuyên, có kế hoạch và khéo léo lồng ghép để kinh doanh các khoá học có kết quả tốt nhất.

Cách tổ chức các buổi webinar, sự kiện Online, livestream

Để tổ chức các buổi live một cách khoa học, chuyên nghiệp bạn cũng cần lên một chiến dịch, timeline cụ thể với các bước như:
(1) Lên kế hoạch chi tiết: xác định chủ đề chính là gì, mục tiêu chính là gì, đối tượng hướng đến là ai. Lên kịch bản và thời gian cụ thể cho từng phân đoạn
(2) Chọn nền tảng phát live:

  • Đối với Webinar, sự kiện Online hiện nay đang phổ biến nhất là sử dụng phần mềm Zoom.
    Ưu điểm với độ nhận diện phần mềm cao, chứa lượng người tham gia không giới hạn, dễ sử dụng với giao diện thân thiện, chất lượng tốt, có tính năng ghi hình và lưu trữ.
    Nhược điểm là không mang tính thương hiệu riêng, là một phần mềm riêng biệt, mức phí khá cao khi tổ chức webinar hay sự kiện số lượng người tham gia lớn, chưa có khâu tổ chức, bán vé chuyên nghiệp,...
    Ngoài ra còn nhiều nền tảng, phần mềm khác mà đa số đến từ nước ngoài như WebinarJam, WebEx, GoToWebinar,...
    Vậy tại Việt Nam có phần mềm nào tương tự không? Câu trả lời là có, Hoola có tính năng và sản phẩm để tổ chức live với số lượng người tham gia từ nhỏ đến lớn. Phòng Hoola Meet tương tự như Zoom, Google Meet để giảng dạy trực tuyến (phòng 1:1, phòng 30, phòng 50, phòng 100 và phòng 200 người) hoặc để tổ chức các buổi webinar, sự kiện nhỏ.
    Ưu điểm Hoola Meet là mang thương hiệu của bạn, đồng bộ ngay trên website bạn khởi tạo từ Hoola, có thể tạo dưới dạng khoá học, thông báo tự động khi sắp bắt đầu buổi live, có thể ghi hình và lưu trữ bảo mật buổi live (chống tải lậu) ngay trên thư viện web...
    Nhược điểm là phòng hỗ trợ live ổn định dưới 200 người, chưa tổ chức sự kiện - webinar chuyên nghiệp được.
    Vậy nên Hoola đã phát triển thêm sản phẩm ViEvent dành riêng cho việc tổ chức webinar, sự kiện nhỏ tới siêu sự kiện một cách chuyên nghiệp mà Việt Nam chưa có nền tảng nào đáp ứng được. Với ViEvent (khả năng đáp ứng đến 5.000+ người tham gia) sẽ giải quyết hết mọi vấn đề các phần mềm tổ chức live hiện tại chưa có, từ trang giới thiệu/bán vé; lên lịch; phòng đón tiếp chuyên gia, nhà tài trợ; Re-Stream sự kiện qua Youtube, Facebook; Phát livestream từ ứng dụng (RTMP), video sẵn; đồng bộ với hệ thống web bán khoá học từ Hoola...
Nền tảng ViEvent: tổ chức webinar, sự kiện không giới hạn
  • Đối với Livestream lên các nền tảng Facebook, Youtube, Tiktok: phần mềm thông dụng, dễ sử dụng nhất vẫn là OBS

(3) Chuẩn bị nội dung để trình bày trong buổi live: phần này là thế mạnh của nhà đào tạo, ngoài kiến thức về chuyên môn bạn cũng cần chuẩn bị thêm các tips nhỏ để dẫn dắt buổi live một cách sinh động, tránh gây nhàm chán, khô khan.
(4) Quảng bá, marketing thu hút người tham gia webinar, sự kiện, livestream: có nhiều cách để quảng bá, marketing cho sự kiện của bạn (y như danh mục của bài viết này) như chạy quảng cáo mạng xã hội Facebook, Youtube, Tiktok (cần chuẩn bị như phần 2.4 và một trang landing giới thiệu về webinar, sự kiện để thu thập thông tin người tham gia); đăng vào các hội nhóm hoặc cộng đồng của bạn; email marketing mời tham gia...
(5) Chuẩn bị thiết bị tổ chức live: ngoài nền tảng, nội dung bạn cần chuẩn bị và kiểm tra đầy đủ các thiết bị cần thiết như máy tính, camera, micro, ánh sáng, mạng,... đảm bảo trong quá trình live hạn chế các trục trặc nhất có thể.
(6) Thực hiện tổ chức webinar, sự kiện, livestream: khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ, việc tổ chức live của bạn sẽ diễn ra ổn định, trong quá trình này có thể tăng tương tác nhiều hơn với người tham gia bằng các tính năng chat, hỏi đáp trực tuyến, khảo sát, giơ tay phát biểu,...
Để đảm bảo hiệu quả bán khoá học ngay trên phiên live từ webinar, sự kiện, livestream bạn phải lồng ghép, giới thiệu khéo các khoá học của mình, mô tả rõ ràng những giá trị mà khoá học mang lại, học viên có thể nhận được gì từ nó...
(7) Theo dõi, đánh giá: sử dụng các công cụ theo dõi để đánh giá hiệu quả của buổi live, có thể gửi biểu mẫu khảo sát đến người tham gia để thu thập đánh giá của họ trong suốt buổi live để cải thiện
(8) Ghi hình (record) lại buổi live: việc lưu trữ lại buổi webinar, sự kiện, livestream là rất cần thiết, các buổi được lưu trữ có nhiều vai trò quan trọng trong quá trình phân phối lại cho nhà đào tạo. Về phần lưu trữ khi sử dụng phòng Hoola Meet là một trải nghiệm tốt cho bạn, khi sử dụng phòng live có thể tự động record, phân mảnh và lưu trữ bảo mật ngay tại thư viện của web, sau đó bạn có thể tạo khoá học chứa buổi live đó kết hợp soạn bài tập (trắc nghiệm, tự luận) để phân phối lại ngay tới học viên, sẽ tăng hiệu quả giảng dạy rất tốt, thậm chí có thể kinh doanh ngay với các khoá học đó với giá hợp lý.

2.7 Thuê marketing ngoài

Đọc đến đây bạn vẫn còn nhiều vấn đề thắc mắc, khó hiểu hoặc đơn giản là thấy các công việc trên quá mất thời gian, chưa thể thực hiện được một sớm một chiều. Đến lúc này nếu muốn mở rộng thu nhập bằng kinh doanh khoá học thì hãy cân nhắc việc thuê marketing bên ngoài.
Với thị trường kinh doanh khoá học ngày càng cạnh tranh, việc thuê marketing bên ngoài trở thành một chiến lược tiện lợi và hiệu quả đối với những nhà đào tạo mong muốn gia tăng doanh số bán khoá học online của mình. Bài viết này sẽ đề cập đến những lợi ích chính và cách lên chiến lược để thuê marketing bên ngoài dành cho những nhà đào tạo chưa có team hỗ trợ hoặc đang là cá nhân kinh doanh khoá học.

Những lợi ích có thể thấy rõ nếu bạn thuê marketing bên ngoài:

  • Các chiến lượng marketing được thực hiện chuyên nghiệp: việc thuê freelancer marketing cá nhân hoặc một agency/công ty marketing sẽ khiến thương hiệu của bạn trở nên chuyên nghiệp. Họ có hiểu biết và kĩ năng cao về thị trường, đối tượng khách hàng và các loại hình marketing để thực hiện cho lĩnh vực đào tạo của bạn một cách phù hợp nhất
  • Tiết kiệm thời gian, giải đáp thắc mắc: chuyên môn của bạn là kiến thức và khả năng đào tạo, vì vậy việc thuê marketing bên ngoài giúp bạn chỉ cần tập trung vào chất lượng giảng dạy, chất lượng các khoá học mà không cần lo lắng về việc marketing để kinh doanh các khoá học đó. Điều này giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Hơn nữa, khi cần tham khảo một vấn đề, một thắc mắc nào đó về marketing bạn có thể được tư vấn, giải đáp một cách chuyên sâu và dễ hiểu nhất từ người được thuê đó.
  • Đạt được các mục tiêu marketing (độ nhận diện thương hiệu, doanh số bán khoá học, có cộng đồng cho riêng mình...): ở đây dễ hiểu là bạn thuê marketing ngoài để giúp mình thực hiện các đầu mục của bài viết này.
  • Đo lường, báo cáo và phân tích: những freelancer hay agency/công ty marketing uy tín sẽ có khả năng đo lường và phân tích về tình trạng các chiến dịch marketing mà họ thực hiện từ đó có thể tối ưu theo thời gian và sẽ gửi bạn báo cáo chi tiết để đánh giá mức độ hiệu quả. Đây cũng là cách phân biệt dễ nhất đối với việc thuê đơn vị marketing uy tín hay không, những đơn vị không chuyên nghiệp thường sẽ không đưa ra được bản báo cáo cụ thể đến bạn.
  • Tính đồng bộ, tính thương hiệu: một đơn vị làm marketing chuyên nghiệp sẽ hướng tới việc giúp bạn kinh doanh khoá học một cách uy tín cao, lâu dài chiếm được cảm tình của học viên nhờ tính thương hiệu cao. Khi nhận công việc, họ sẽ giúp bạn hình dung ra những thứ phải làm cho thương hiệu đào tạo của bạn một cách đồng bộ. Kế hoạch đó có thể đến từ bên ngoài như logo, màu sắc, hình ảnh, bố cục website, giao diện các kênh mạng xã hội, linh vật,... hay đến từ những nội dung trên các kênh mạng xã hội, blog, câu chuyện học viên,... Tất cả sẽ phải được xây dựng đồng bộ, khoa học, mang tính thương hiệu cao.

Tóm lại, việc thuê một đối tác marketing có thể giúp kinh doanh các khoá học online của bạn tiếp cận một cách hiệu quả hơn, tối ưu hóa chiến lược marketing, và tăng cường sự nhất quán và chuyên nghiệp trong hình ảnh thương hiệu của bạn.

Vậy tìm freelancers, đơn vị marketing uy tín ở đâu và những lưu ý khi làm việc với họ?

Group Tâm Sự Con Sen nơi quy tụ marketer, agency với chuyên môn lâu năm

Đến đây bạn cần xác định mình đang cần thuê marketing bên ngoài phục vụ những mục tiêu nào hay là đang ưu tiên mục tiêu nào. Như là cần người viết các bài blog chuẩn SEO, cần người chạy quảng cáo cho việc bán khoá học, người làm content các kênh mạng xã hội, người chạy các chiến dịch email marketing và tự động hoá,... Từ đây bạn sẽ có thể hình dung mình cần thuê một hay nhiều người hay một agency/công ty marketing. Vì thị trường Việt Nam hiện nay có rất rất nhiều freelancers hay đơn vị marketing bên ngoài nên không khó để bạn có thể tìm và thuê họ. Tuy nhiên để tìm được họ một cách phù hợp, uy tín, tương tác tốt với những gì bạn mong muốn thì thật sự khó. Riêng về sự uy tín bạn đã phải cân nhắc thật kỹ, vì khi thuê bên ngoài thì chắc chắn sẽ có những thứ bạn phải chia sẻ với marketing ngoài như các loại tài khoản quảng cáo, page facebook, blog, quyền truy cập các tài liệu... Vì vậy ngoài việc hạn chế hoặc không chia sẻ cho họ quyền quản trị cao nhất. Hãy cố gắng thuê những người làm marketing ít nhất đã quen, được người quen giới thiệu, được các cộng đồng lớn giới thiệu với độ tín nhiệm tốt, làm việc với các agency/công ty với hợp đồng rõ ràng.
Hoola có thể giới thiệu đến bạn một số nơi có thể tìm kiếm marketing bên ngoài như group Facebook "Tâm Sự Con Sen",  website Upwork, trên LinkedIn, các agency digital marketing,...
Khi làm việc với marketing thuê ngoài không phải bạn sẽ giao hết mọi việc cho họ và không quan tâm đến nó nữa, ngược lại bạn phải kiểm soát mọi khâu. Vì vậy bạn cũng phải cần tìm hiểu qua tổng quan các đầu việc, theo dõi được các hoạt động cụ thể. Bạn có thể tham khảo thêm trên mạng hoặc thậm chí đầu tư một vài khoá học về quản lý marketing để kiểm soát việc thuê ngoài một cách hiệu quả nhất. Giả dụ khi đã tìm được cá nhân hay đơn vị marketing phù hợp là lúc kết hợp để làm việc giữa hai bên. Hãy trao đổi và cung cấp đầy đủ thông tin cụ thể nhất để họ có thể "học sản phẩm" khoá học của bạn nhanh nhất, nhờ họ vẽ ra bản kế hoạch chi tiết các chiến lược marketing có thể áp dụng tốt nhất. Tuỳ vào việc bạn thuê marketing cho một mục tiêu nào đó (SEO, Ads, Email marketing, Branding,...) hay fullstack mà bản kế hoạch sẽ ngắn hay "khổng lồ". Đến đây hãy nghe họ báo giá dịch vụ, cách thức làm việc, thậm chí là yêu cầu một bản hợp đồng cam kết. Nếu cảm thấy hợp lý, phù hợp mức ngân sách chi trả đó là lúc bạn có thể chốt việc hợp tác.

Tóm lại, việc thuê marketing bên ngoài là cần thiết nếu bạn không thể thực hiện được các chiến dịch marketing trong việc giảng dạy và kinh doanh khoá học. Cần lưu ý nhất về sự uy tín, chất lượng của marketing ngoài và việc kết hợp của bạn với họ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lời kết

Đây là một bài viết khá dài từ trải nghiệm thực tế khi làm việc nhiều năm với các nhà đào tạo của Hoola, nhằm hỗ trợ nhà đào tạo có cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về các cách để có thể kinh doanh khoá học một cách tốt nhất. Tuy là 11 cách trên đều có những lợi ích để mang lại hiệu quả cho bạn nhưng hãy cân nhắc lại các nguồn lực hiện có như thời gian, tài chính, khả năng thực hiện để ưu tiên những cách mình cho là phù hợp. Công việc kinh doanh khoá học không hề đơn giản, bạn chắc chắn phải đầu tư công sức, tiền bạc và thời gian đủ lớn để mang lại thu nhập và thương hiệu đào tạo tốt dành riêng cho mình.

Hoola là nền tảng "All in one" hỗ trợ nhà đào tạo dễ dàng sở hữu hệ thống website/app để đào tạo online và bán khoá học. Sử dụng Hoola sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực để có thể tập trung vào giảng dạy và bán khoá học. Với chất lượng vượt trội so với các giải pháp khác, Hoola được tin dùng bởi nhiều khách hàng từ nhỏ tới lớn; từ cá nhân tới các trung tâm, học viện, doanh nghiệp. Nhà đào tạo cần hỗ trợ có một hệ thống elearning như vậy có thể tạo website dùng thử (miễn phí 15 ngày) tại đây hoặc liên hệ Hoola để được tư vấn và hỗ trợ (Hotline: 1900.86.66.59 - 03968.666.59 Zalo).

Xin cảm ơn!

Bán khóa học onlineCách quảng bá khoá họcHướng dẫn bán khoá học

Lê Duy Khánh

Bachelor of National Economics University - (2014 - 2018). Khanh's Marketing Manager at Hoola. Desire: to help coaches and trainers create attractive courses and attract potential students