Quy Trình Xây Dựng Bài Giảng E-Learning Cho Doanh Nghiệp Hoàn Chỉnh Nhất
Hoola sẽ giúp bạn hiểu cặn kẽ hơn về bài giảng E-Learning cũng như quy trình các bước để xây dựng một bài giảng E-Learning hoàn chỉnh nhất.
Ở thời điểm hiện tại, bài giảng E-Learning đã dần chứng minh được sự ưu việt của mình so với những bài giảng truyền thống. Tuy nhiên, để xây dựng bài giảng E-Learning cho doanh nghiệp hoàn chỉnh và hiệu quả là điều không hề đơn giản. Vì thế, trong bài viết dưới đây, Hoola sẽ giúp bạn hiểu cặn kẽ hơn về bài giảng E-Learning cũng như quy trình các bước để xây dựng một bài giảng E-Learning hoàn chỉnh nhất.
Bài giảng E-Learning là như thế nào?
Bài giảng E-Learning có tên đầy đủ là Electronic Learning. Đây là một thuật ngữ mô tả hoạt động đào tạo thông qua nền tảng số và các thiết bị công nghệ. Hơn nữa, bài giảng E-Learning cũng là một phương thức đào tạo mới, được tạo nên bởi sự phối kết hợp công nghệ thông tin với các hoạt động giảng dạy, học tập trong trường học, doanh nghiệp và tổ chức.
Với bài giảng E-Learning, người học chỉ cần có máy tính, PC, điện thoại thông minh hay bất cứ thiết bị nào kết nối được với internet. Việc tham gia bài giảng cũng rất linh hoạt ở mọi lúc, mọi nơi, cực kỳ thuận tiện.
Vì thế, sự ra đời của bài giảng E-Learning đã tạo ra một hệ sinh thái giáo dục số hóa hoàn chỉnh. Người học cũng luôn chủ động hơn và hiệu quả cũng cao hơn so với hình thức truyền thống.
>> Xem thêm: Ứng Dụng E-Learning Trong Đào Tạo Nội Bộ Mang Lại Những Lợi Ích Gì?
Quy trình xây dựng bài giảng E-Learning cho doanh nghiệp hoàn chỉnh bạn nên biết
Để xây dựng bài giảng E-Learning cho doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo quy trình 5 bước sau đây:
Bước 1: Xác định mục tiêu và lên kế hoạch chi tiết cho bài giảng E-Learning
Trước khi bắt đầu xây dựng bài giảng E-Learning, bạn cần phải xác định rõ mục tiêu và kế hoạch đào tạo. Cụ thể, hãy xác định đối tượng đào tạo, khung chương trình và những kiến thức cần được đào tạo là gì.
Hơn nữa, doanh nghiệp nắm rõ về nhu cầu đào tạo năng lực của từng nhân viên sẽ giúp quá trình xây dựng bài giảng đáp ứng được tốt nhất mong muốn của họ. Đồng thời, việc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia cũng là điều cần thiết để lập kế hoạch đào tạo được tốt nhất.
Vì vậy, để lên kế hoạch đào tạo hiệu quả nhất cho chương trình đào tạo thì bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Mục đích đạt được sau khóa đào tạo.
- Đối tượng khóa đào tạo nhắm đến.
- Nội dung chính của khóa đào tạo.
- Thời gian triển khai đào tạo trong khoảng bao lâu.
- Ngân sách và nhân sự triển khai cụ thể như thế nào.
Bước 2: Tiến hành xây dựng kịch bản chi tiết cho nội dung đào tạo
Sau khi đã lên được kế hoạch tổng thể, doanh nghiệp hãy tiến hành viết kịch bản chi tiết. Vì đây là bước quan trọng trong việc xây dựng bài giảng E-Learning nên không được lơ là.
Bên cạnh việc cung cấp các kiến thức chuyên môn, bài giảng E-Learning hay và hấp dẫn cần phải truyền cảm hứng học tập. Vì thế, trong kịch bản chi tiết, bạn cần nêu được các vấn đề liên quan đến kiến thức đào tạo như sau:
- Mục đích đạt được sau khóa học là gì?
- Đối tượng mà khóa đào tạo hướng tới là những ai?
- Nội dung chính của khóa đào tạo sẽ đem lại cho người tham gia những gì?
- Thời gian triển khai khóa đào tạo mất bao lâu?
- Ngân sách và nhân sự triển khai cần những ai?
Bước 3: Lựa chọn công cụ triển khai để làm bài giảng E-Learning
Thực tế hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ làm bài giảng E-Learning. Vì thế, tùy thuộc vào nhu cầu người học, trình độ cán bộ đào tạo, tài chính,… doanh nghiệp có thể lựa chọn các công cụ khác nhau.
Lưu ý, dù chọn công cụ nào thì để bài giảng E-Learning vừa cuốn hút, vừa đầy đủ nội dung thì doanh nghiệp cần phải đầu tư nhiều thời gian lẫn sự sáng tạo. Đó thường là các công việc cắt ghép video, làm phụ đề, lồng tiếng, vẽ hình,…
Bước 4: Kiểm tra chương trình và phê duyệt nội dung bài giảng E-Learning
Đây là bước rất quan trọng mà doanh nghiệp không được phép bỏ qua. Theo đó, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng của khóa học kỹ càng vì chỉ cần một lỗi nhỏ cũng có thể khiến nội dung đào tạo trở nên kém hấp dẫn.
Khi thực hiện bước này, doanh nghiệp cần phải tập trung kiểm tra với độ chính xác cao. Hãy dành công sức kiểm duyệt để không để xảy ra bất cứ một sai sót nào, nhằm đảm bảo bài giảng E-Learning chuyên nghiệp nhất.
Bước 5: Triển khai bài giảng E-Learning và nhận các phản hồi, đánh giá
Tùy thuộc vào mục đích, đối tượng mà doanh nghiệp sẽ tiến hành xuất bản bài giảng E-Learning lên các giao diện cụ thể như: hệ thống đào tạo trực tuyến riêng, thư viện trực tuyến của doanh nghiệp,…
Lúc này, nhân viên, học viên sẽ có thể xem trực tiếp bài giảng và đưa ra những ý kiến đánh giá, phản hồi. Nếu đó là những ý kiến phù hợp, doanh nghiệp cần tiếp thu và sửa đổi để tất cả các học viên có thể đạt được hiệu quả đào tạo tốt nhất.
Trên đây là quy trình 5 bước xây dựng bài giảng E-Learning cho doanh nghiệp hoàn chỉnh nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo nền tảng đào tạo trực tuyến Hoola để được hỗ trợ tối ưu nhất trong quá trình làm bài giảng và trực tiếp tiến hành đào tạo. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Hoola để được tư vấn chu đáo, tận tâm nhất.
Hoola blog - Chia sẻ kiến thức bán khóa học online Newsletter
Join the newsletter to receive the latest updates in your inbox.