Cách tiết kiệm chi phí khi bắt đầu tạo và bán khoá học online
Việc tạo khoá học online và bán chúng một cách chuyên nghiệp có thể đơn giản không ngờ nếu bạn biết cách bắt đầu!
Bạn đang đắn đo có nên đầu tư quay dựng video, tạo khoá học online để bán hay không?
Kinh doanh khoá học online tức là không phải lo vấn đề mặt bằng, đây là một khoản chi phí lớn khi bạn kinh doanh giáo dục. Vậy những hạng mục nào cần đầu tư khi bán khoá học online.
Các loại chi phí để có thể bán khoá học bao gồm:
1. Chi phí cho Giảng viên
2. Chi phí quay dựng video bài giảng
3. Chi phí phần mềm dạy trực tuyến
4. Chi phí marketing khoá học online
1. Chi phí cho giảng viên
Chi phí cho giảng viên là chi phí phát sinh khi bạn không tự mình giảng dạy hoặc bạn mời thêm giảng viên hợp tác bán khóa học trên website của bạn. Bạn có thể bỏ qua nội dung này nếu bạn tự mình đảm nhiệm vai trò giảng viên.
Để giảm thiểu tối đa rủi ro, và nhẹ gánh đầu tư, phương án phù hợp nhất khi bắt đầu là mời hợp tác và chia sẻ lợi nhuận bán khoá học.
Trong trường hợp này có nhiều cách để trả tiền cho giảng viên:
- Trả tiền mỗi tháng theo số lượng khoá học
- Trả tiền theo số học viên đăng ký
- Trả tiền theo số học viên hoàn thành khoá học
Hoặc nếu bạn không thích phương án hợp tác, thì bạn có thể chia nhỏ và thuê những phần công việc bạn không thể đảm đương được. Ví dụ, bạn có thể chỉ thuê speaker để khoá học ấn tượng hơn,...
Một cách nữa là mua bản quyền khoá học. Cách này tốn kém và rất rủi ro nếu bạn không đánh giá đúng giá trị và nhu cầu thị trường về khoá học đó.
Ở phần chi phí này, có thể nhìn thấy ngay, cách tiết kiệm chi phí nhất là chia nhỏ các công việc ra. Bạn xem có thể tự làm phần nào và thuê phần nào.
2. Chi phí quay dựng video bài giảng
Giá quay dựng video nằm trong một dải cực kỳ rộng, có thể từ 0 Đồng đến nhiều tỉ Đồng, phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, việc định giá quay dựng video nên để các bên dịch vụ chuyên nghiệp đưa ra theo nhu cầu của bạn về hình thức, nội dung, thời lượng, ...
- Tự quay video
Tự quay dựng video bài giảng e-learning cũng có dăm bảy kiểu. Từ quay màn hình, ghi hình bài giảng trên Zoom, quay bằng điện thoại hoặc mua các thiết bị bán chuyên nghiệp và tự tạo một studio tại nhà.
Yếu tố quan trọng nữa là loại video bài giảng bạn muốn là gì? Các khoá học online hiện nay được quay dựng theo một số hình thức: video quay lại các slide, video hoạt hình, video
Như vậy, tuỳ thuộc vào việc bạn muốn làm video như thế nào để tính toán chi phí và lựa chọn cách làm bạn cảm thấy phù hợp.
- Thuê quay dựng video
Ở đây chúng tôi chỉ cố gắng đưa ra các loại chi phí khi quay dựng video để bạn dễ dàng hình dung. Ngoài ra chúng tôi cũng hướng dẫn bạn lựa chọn các giải pháp phù hợp với điều kiện, nhu cầu hiện tại của bạn làm sao tối ưu giữa chi phí và hiệu quả mong muốn.
- Cách tiết kiệm chi phí quay dựng video
Để tiết kiệm chi phí quay dựng video chúng ta cần cân nhắc những yêu tố sau đây:
- Loại video
Bạn có thể cân nhắc: animation, motion gragraphic, chroma key, video bài giảng slide hoá,...
- Thời lượng video
Thời lượng đương nhiên tỉ lệ thuận với chị phí. Bạn cũng thừa biết rằng không ai thích xem video quá dài, vấn đề quan trọng là một nhịp độ kiến thức phù hợp với đối tượng học viên mục tiêu mà bạn nhắm đến.
Nhưng vấn đề ở chỗ, cho dù bạn quay 1 video, hay nhiều video thì chi phí khác như trang thiết bị, địa điểm lại không thay đổi. Thời lượng là 10 phút hay 30 phút thì chi phí cho khâu hậu không ảnh hưởng đáng kể.
- Khâu chuẩn bị
Những khâu chuẩn bị trước khi đi vào sản xuất video: viết kịch bản, địa điểm quay, đạo cụ,...
- Đoàn làm phim
Chi phí của đoàn làm phim phụ thuộc vào khu vực, thị trường, trang thiết bị và kinh nghiệm chuyên môn.
- Thời gian quay
Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí hàng ngày: chi phí thuê thiết bị, địa điểm, nhân công,..
Bạn cũng nên lưu ý rằng nếu thuê người quay phim trong nửa ngày thì chi phí họ đưa ra sẽ cao hơn nữa ngày công. Điều này để bù cho thời gian nửa ngày còn lại mà họ không thể làm thêm việc gì khác.
- Chi phí đi lại
Cách tốt nhất để tiết kiệm là bạn thuê những đoàn làm phim hoặc những người làm việc tự do ngay tại địa phương, gần địa điểm quay, để đỡ phần chi phí đi lại. Ngoài ra, nếu bạn thuê một agency chuyên nghiệp nhưng ở xa thì họ cũng sẽ tìm đến những người làm việc tự do freelancer vì họ cũng muốn tiết kiệm chi phí.
- Trang Thiết bị
Ngay cả khi một người quay phim không cần phải đi thuê trang thiết bị thì họ vẫn bắt bạn phải trả tiền chi phí cho các trang thiết bị mà họ sẵn có.
- Khâu hậu kỳ
Tưởng không quan trọng mà quan trọng không tưởng, khâu hậu kì quyết định việc sản xuất ra một video chất lượng cao hay không.
Thông thường thì để tiết kiệm, người ta thường thuê những người có khả năng làm toàn bộ khâu hậu kỳ.
- Tiết kiệm hơn khi thuê những người làm việc tự do (freelancer)
Kinh nghiệm thực tế cho thấy việc thuê các freelancer giảm đáng kể chi phí, còn làm sao để tìm và thuê đội ngũ freelancer cho hiệu quả chúng ta sẽ sớm thảo luận về chủ đề này.
Nếu chưa quay dựng video thì có bán khoá học online được không?
Mọi người thường đợi đến khi quay được video thật chuyên nghiệp mới nghĩ đến đóng gói khoá học online để bán.
Hoặc mọi người thường mất rất nhiều thời gian lên kịch bản, tìm cách quay video bài giảng rồi mới nghĩ đến tạo website và làm marketing.
Một số thầy cô giáo ghi lại mất quá nhiều thời gian lựa chọn công nghệ tạo website khi đã có sẵn học viên, sẵn video, sẵn khoá học,...
Thời gian cũng là tiền!
Vậy có cách hay ho nào đó cho bạn, nếu bạn đang gặp phải những vướng mắc như trên, mời đọc phần 5. - Giải pháp tôi ưu nhất tại thời điểm này.
3. Chi phí phần mềm hỗ trợ dạy học online
Dạy học offline thì buộc phải có phòng ốc, bàn nghế, bảng, máy chiếu,.. Thì dạy học offline lại buộc phải có phần mềm hỗ trợ.
- Nếu là dạy lớp học đồng bộ (Thầy và trò cùng lên lớp và tương tác bằng video conference) thì cần phần mềm video call.
Hiện nay, đa phần thầy cô giáo đều đang dùng các phần mềm miễn phí là Zoom, Microsoft Team, Sky, Google Meeting... Đây cũng là một lựa chọn khi bạn dạy lớp học đồng bộ, nhưng là phương án tối ưu thì chắc chắn là không :D.
- Nếu là lớp học không đồng bộ (Thầy quay video bài giảng và upload, học viên đăng nhập và vào học) thì cần một website để upload video và hỗ trợ học bằng video.
Với trường hợp này nếu khoá học miễn phí thì đơn giản, nhưng nếu muốn thu tiền học viên thì bạn chỉ có 2 lựa chọn:
- Bán trên chợ khóa học trực tuyến: Bán trên chợ thì phải chia % với chợ
- Tạo website học online: Thì tốn chi phí tạo website
4. Chi phí marketing khoá học
Tính chi phí marketing
Xin được thẳng thắn, nếu bạn không cho chúng tôi thông tin đầu vào đủ để đánh giá thì không một ai, không một phương pháp nào có thể đưa ra con số cần thiết cho marketing.
Cũng giống với trường hợp tính chi phí quay dựng video, bạn phải có dự án cụ thể, yêu cầu cụ thể thì việc tính toán chi phí marketing mới khả thi.
Vẫn là câu hỏi cũ, bạn tự làm hay thuê dịch vụ của bên thứ 3?
Khi mới bắt đầu với những khoá học đầu tiên thì cách tốt nhất là bạn có thể tự làm được bao nhiêu thì nên tự làm.
Cách tiết kiệm nhất là:
- Chú trọng vào content marketing
Cách đơn giản là bạn nên viết lại câu chuyện truyền cảm hứng của mình trên các kênh mạng xã hội, trên website, trên blog một cách thường xuyên.
Xem thêm: Cách xây dựng thương hiệu cá nhân mang lại lợi nhuận
- Chăm sóc thật chu đáo từng khách hàng, từ những khách hàng đầu tiên.
Đây là cách tận dụng học viên cũ, bạn sẽ dễ dàng có những học viên mới nhờ lời giới thiệu về khoá học chất lượng mà học viên cũ đã từng trải nghiệm.
- Đảm bảo website đào tạo trực tuyến của bạn chuẩn SEO
Cho dù có chạy quảng cáo hay không thì việc thiết kế website đào tạo trực tuyến chuẩn SEO là bắt buộc phải làm.
Hoặc nếu bạn muốn có đơn hàng nhanh thì có thể cân nhắc chạy quảng cáo. Nếu thuê thì ngân sách cho marketing của bạn là bao nhiêu? Đây lại phát sinh bài toán mới mà chứng ta không bàn ở đây.
Theo kinh nghiệm của khách hàng của Hoola, thì việc chạy quảng cáo Google hay Facebook sẽ hiệu quả hơn rất nhiều sau khi bạn vận hành công việc kinh doanh khoá học online một thời gian. Vì sao?
Vì khi đó, sau một thời gian vận hành, bạn xác định các khách hàng mục tiêu cụ thể hơn, chính xác hơn và đã có phản hồi và điều chỉnh về hình thức cũng như nội dung khoá học. Bạn cũng hình dung rõ hơn nhu cầu thực thực tế của thị trường về khoá học trực tuyến bạn cung cấp. Từ đó, bạn có cơ sở để quyết định xem chạy quảng cáo sao cho hiệu quả.
5. Lưu ý cách tiết kiệm chi phí khi bắt đầu tạo và bán khoá học online
Để tiết kiệm chi phí mà vẫn đạt được hiểu quả tốt nhất với mức đầu tư nhất định, Bài toán cần giải là sự tối ưu.
Phần nào cần đầu tư, phần nào cần cắt giảm. Không phải càng tiết kiệm càng tốt mà là tiết kiệm làm sao để vẫn đạt được hiệu quả như kỳ vọng.
- Nếu bạn có thời gian và có khả năng tự làm thì nên tự làm
- Đừng cố gắng làm mọi thứ ngay cả khi bạn không biết
- Sử dụng các công cụ miễn phí
- Tận dụng những công cụ có sẵn
- Sử dụng nền tảng tạo website bán khoá học trực tuyến
- Không đòi hỏi mọi thứ hoàn hảo ngay từ đầu
5. GỢI Ý VỀ MỘT GIẢI PHÁP TỐI ƯU VÀ TOÀN DIỆN - NỀN TẢNG TẠO WEBSITE ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
Sau khi đọc bài viết bạn có lẽ còn thấy hoang mang hơn, vì bài toán này quá nhiều biến số. Các yếu tố có có thể thay đổi đủ kiểu, nên bạn không thể tìm ra con đường đúng đắn nhất.
Hiện tại, có một giải pháp sẽ tối ưu và toàn diện giúp bạn có thể bắt đầu tạo và bán khoá học trực tuyến này với chi phí thấp nhất, cách làm đơn giản nhất, ít rủi ro nhất và hiệu quả nhất.
Tạo website để bán khoá học trực tuyến trên nền tảng Tạo website đào tạo trực tuyến Hoola. Cụ thể, tạo website trên Hoola có lợi thế gì?
- Chi phí đầu tư ban đầu cực thấp
- Có tên miền riêng đề xây dựng thương hiệu
- Website có mọi tính năng cho dạy học trực tuyến
- Website vận hành luôn
- Chưa có video cũng có thể tạo khóa học và bán
- Tích hợp công cụ marketing
- Tích hợp công cụ quản lý bán hàng
- Website chuẩn SEO
- Không cần thêm các phần mềm hỗ trợ khác.
Hoola đang hỗ trợ bạn thiết kế website dạy và học trực tuyến để dùng thử miễn phí.
'Đăng ký dùng thử' tại hoola.vn.
Hoola blog - Chia sẻ kiến thức bán khóa học online Newsletter
Join the newsletter to receive the latest updates in your inbox.