Vimeo là gì? Vimeo không còn coi Youtube là đối thủ

Vimeo là gì? Mọi người vẫn nhầm tưởng rằng Vimeo là đối thủ của Youtube nhưng không phải như vậy!

Loan Nguyễn
Loan Nguyễn

Vimeo là ứng dụng gì? Vimeo có giống với Youtube không? Vimeo có ưu nhược điểm gì?

Vimeo là gì?

Vimeo là một website phát video trực tuyến!

Khi nói về video trực tuyến thì website lớn nhất mà chúng ta biết và đã quá quen thuộc là Youtube. Do đó, mọi website phát video online khác dường như không có cơ hội được người dùng biết đến.  Trong số đó, có Vimeo nổi lên như là một đối thủ đáng gườm nhất của Youtube.

Tuy nhiên, điều đáng nói là Vimeo đã không còn coi Youtube là đối thủ, hiện nay Vimeo tự định hướng mình như một công ty dịch vụ phần mềm, tương tự như Dropbox, Slack, Zoom...và cả Hoola.

Vimeo không coi Youtube là đối thủ mà là đối tác!

Vimeo là website cung cấp tính năng xây dựng video và không kiếm tiền từ quảng cáo như Google, Youtube hay nhiều trang web truyền thông khác.  Đây chính là lý do Vimeo không coi Youtube là đối thủ mà là đối tác.

Cũng giống với Youtube, Vimeo cũng được coi như một trang mạng xã hội. Tuy vậy, Vimeo tập trung vào phát triển nổi bật các tính năng tuỳ chỉnh khác biệt với Youtube. Vậy chúng ta cùng xem Vimeo có những đặc điểm gì khác biệt.

Các tính năng của Vimeo

Vimeo là một trang web phát video và lưu trữ video trực tuyến có đặc điểm nổi bật là mức độ tuỳ biến cao mà các website tương tự không làm được, cho phép người dùng tải lên và quảng bá video của họ một cách tối ưu. Việc tập trung vào phát triển các tính năng tùy biến này là chủ ý của những người sáng lập, họ là những nhà làm phim với mong muốn có một nền tảng video trực tuyến đáp ứng tốt hơn nhu của mình.

Điều gi làm cho Vimeo khác biệt so với các đối thủ khác?

URL không đổi khi thay thế video

Đây là một trong những tính năng  người dùng đánh giá cao nhất của Vimeo. Bạn có thể thay thế bất kỳ video đã upload nào của mình bằng một video mới mà không bị xoá URL, do đó bạn có thể giữ tất cả các lượt thích, bình luận, thống kê và không làm ảnh hưởng đến bất kỳ nội dung nhúng nào đang tồn tại trên các trang web của bên thứ ba.

Ví dụ: Nếu bạn chọn Vimeo là nền tảng lưu trữ video online cho các bài giảng trực tuyến. Bạn sử dụng link nhúng từ Vimeo để tạo khoá học online trên website đào tạo online của mình. Sau khi khoá học đã được bán cho học viên, bạn muốn cập nhật nội dung cho cho 1 video bài giảng nào đó trong khoá học. Bạn chỉ cần chỉnh sửa và upload lại video lên Vimeo mà không làm ảnh hưởng đến các học viên đang học bằng video đó trên website của mình.

Tạo mật khẩu cho video

Vimeo cho phép bạn đặt mật khẩu trên bất kỳ video nào, để chỉ những người có mật khẩu mới có thể xem video đó. Việc chia sẻ video sẽ thuận tiện hơn nếu bạn không muốn tất cả mọi người có link đều xem được video. YouTube không có tính năng này, chỉ cho phép các video ở chế độ Công khai, Riêng tư hoặc Không công khai.

Tính năng này cho phép bạn đặt tên miền nào đọc được link nhúng video từ Vimeo. Bạn có thể thực hiện việc này trên mỗi video.  Như vậy, bạn có thể ẩn video của mình trên các website bất kỳ, và chỉ làm cho chúng có thể xem được trên trang web bạn cho phép.

Xây dựng thương hiệu riêng

Bạn được phép thay đổi giao diện theo thương hiệu riêng của mình, thay vì sử dụng trình phát video web HTML5 của Vimeo bằng cách chèn logo và nhãn hiệu của bạn, điều này thật tuyệt vời khi nhúng video trên trang web đào tạo trực tuyến thương hiệu riêng.

Xem thêm: Cách tạo Website dạy học trực tuyến đơn giản nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất (2021)

Tính năng này của Vimeo cũng tương tự như tính năng tuỳ biến giao diện trên website đào tạo trực tuyến của Hoola. Bạn có thể thay đổi logo, màu sắc và nội dung theo thương hiệu riêng của mình, tạo tổng thể thống nhất và chuyên nghiệp khi xây dựng thương hiệu đào tạo online.

Phân tích dữ liệu

Tùy thuộc vào gói dịch vụ mà bạn mua, bạn có thể nhận được nhiều hay ít các quyền sử dụng tính năng này, từ bảng điều khiển lưu lượng truy cập và báo cáo tùy chỉnh, cho đến tất cả các biểu đồ tương tác và biểu đồ tích hợp Google Analytics.

Kiếm tiền và trả tiền cho mỗi lượt xem

Vimeo On Request cho phép bạn tạo các trang VOD (Vimeo On Demand) chuyên dụng nơi người xem có thể trả tiền để xem video. Bạn có thể bán video trên phạm vi toàn cầu hoặc chỉ giới hạn ở một số quốc gia nhất định. Vimeo sẽ tính phí 10% trên doanh thu. Đây là một cách "make money online" mà không cần quảng cáo.

Các gói dịch vụ: Plus, Pro, Business, Premium

Không giống như YouTube hay các nền tảng khác, Vimeo được duy trì bởi cộng đồng người dùng chứ không phải các nhà  tiếp thị. Bạn CÓ THỂ sử dụng Vimeo miễn phí, nhưng tài khoản miễn phí bị giới hạn ở 500MB tải lên mỗi tuần. Nếu nhu cầu của về dung lượng lưu trữ và băng thông của bạn lớn bạn sẽ phải nâng cấp lên gói dịch vụ tương ứng.

Ưu nhược điểm của Vimeo

Ưu điểm của Vimeo

Bởi vì Vimeo sinh ra là để đáp ứng những yêu cầu mà người dùng không thể tìm thấy trên Youtube hay các nền tảng khác, nên các tính năng cho phép mức độ tuỳ biến cao chính là ưu điểm của nền tảng này.

  • Cài đặt mật khẩu cho video, cho phép chia sẻ link và mật khẩu bảo mật
  • Thay thế video nhưng không thay đổi URL
  • Giới hạn tên miền sử dụng link nhúng
  • Tuỳ biến màu sắc và logo theo thương hiệu riêng

Bên cạnh ưu điểm về tính năng, Vimeo đặc biệt được ưu ái với ưu điểm:

  • Không chèn quảng cáo
  • Cộng đồng người dùng Vimeo chất lượng
  • Video đảm bảo chất lượng cao hơn các đối thủ
  • Hỗ trợ người dùng xem video chất lượng 4K utra HD ngay cả khi offline
  • Hỗ trợ video 360.

Nhược điểm của Vimeo

  • Khả năng hiển thị thấp, do cộng đồng sử dụng nhỏ hơn, ít lượt xem hơn và vị trí không cao trên google (so với Youtube).
  • Bạn không thể chạy các chiến dịch quảng bá video của mình.
  • Vimeo áp các giới hạn với các gói dịch vụ sử dụng, dung lượng bạn có tùy thuộc vào gói bạn đang sử dụng.

Dùng Vimeo để làm gì?

Đối với khách hàng, Vimeo là một công cụ quét kỹ thuật số có phần mềm cho phép họ phát video trên các phương tiện truyền thông xã hội, thực hiện các chiến dịch tiếp thị qua email, website,... Mức phí đăng ký sử dụng Vimeo bắt đầu từ 7 USD một tháng cho gói cơ bản và tăng lên hơn 20.000 USD một tháng dành cho các DN lớn như Amazon và Starbucks.

Không chỉ làm việc với Youtube, Vimeo còn hợp tác với Twitter, Facebook, Instagram, LinkedIn và các trang mạng xã hội khác. Vì Vimeo không có tính thương mại nên video của Vimeo được phép xuất hiện trên các trang web hỗ trợ quảng cáo như Facebook, LinkedIn, YouTube, Pinterest và Twitter. Không có quảng cáo cũng rất quan trọng đối với việc phân phối trên các nhà bán lẻ trực tuyến như Amazon, Etsy và Shopify. Các khách hàng doanh nghiệp của Vimeo không phải lo lắng về những quảng cáo ngẫu nhiên - hay tệ hơn là những quảng cáo từ các đối thủ cạnh tranh - xuất hiện ở giữa nội dung của họ.

Các công ty như Deloitte, Pottery Barn, Rite Aid và cả tạp chí Forbes sử dụng Vimeo để cung cấp các video đào tạo nhân sự và giới thiệu ngoài việc phát trực tiếp các sự kiện của công ty cho nhân viên trên toàn thế giới. Trong khi đó, hơn 1 triệu doanh nghiệp nhỏ hơn sử dụng Vimeo để phân phối quảng cáo, quảng bá sản phẩm và video hướng dẫn. Vimeo có thể không thành công lắm trong việc vận hành kênh phát trực tuyến của riêng mình, nhưng hàng nghìn người khác đã sử dụng Vimeo để tạo các kênh đăng ký trên các dịch vụ phát trực tuyến như Apple TV, Roku, Fire TV và Xbox.

Kết

Vimeo là một nền tảng chia sẻ video mạnh mẽ cho nhiều nhà sáng tạo nội dung với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Chúng tôi thực sự khuyên bạn nên sử dụng Vimeo để xây dựng lượng người theo dõi bạn và chia sẻ nội dung bạn yêu thích với những khán giả cũng sẽ yêu thích nội dung đó. Bạn luôn có thể bắt đầu với tài khoản Basics và làm quen trước khi chọn tài khoản Premiuemium.

Nếu bạn đang muốn tạo nội dung sáng tạo, chất lượng cao và muốn tìm khán giả dễ tiếp thu, ví dụ như bạn đang xây dựng các video bài giảng online cho các khoá học trực tuyến,  vậy tại sao không thử Vimeo?

Câu chuyện kinh doanh Giáo Dục 4.0Kinh nghiệm tạo khóa học online chuyên nghiệpKinh nghiệm xây dựng website khóa học online

Loan Nguyễn Twitter

Loan is a MSc in Nuclear Physics and Application. Loan loves to try challenging tasks, travelling and doing yoga. Loan lives in Hanoi, a beautiful city and works at Hoola, a great company.