Tại sao người học không muốn bật camera khi học online?

Giảng viên luôn có cảm giác "nói một mình" khi học viên không mở video trong lớp học online. Vậy lý do học viên lười dùng camera là gì?

Loan Nguyễn
Loan Nguyễn

Là một giảng viên lớp học trực tuyến chắc chắn rằng bạn đã từng trải qua cảm giác "một mình mình nói, một mình mình nghe" khi gần như tất cả học viên tắt camera trong phòng học trực tuyến.

Trong lớp học dù online hay offline, quan trọng nhất là tương tác của giáo viên và học sinh, cũng như giảng viên và học viên.

Vì sao tương tác trong lớp học lại quan trọng, lại mang lại hiệu quả học tập cao? Đây rõ ràng là một câu hỏi tu từ.

Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn đi tìm câu trả lời cùng với các giảng viên và huấn luyện viên online cho 3 câu hỏi sau:

==========

1. Lý do gì mà học viên lại thường hay "giấu mặt" khi tham gia lớp học online?

2. Giảng viên làm thế nào để cổ vũ học viên mở camera?

3. Có nhất thiết phải mở cam thì giáo viên và học viên mới tương tác được trong phòng học trực tuyến?

==========

Laptop and notepad
Photo by Nick Morrison / Unsplash

1. Lý do học viên của các lớp học online không muốn bật cam

Các lớp học online qua Zoom hay Google Class cho thấy học viên không thích bật camera nhưng lại thích mở micro :)) :)))

  • Lo lắng về diện mạo của mình
  • Không muốn người khác quan sát mình
  • Tín hiệu internet không đủ tốt
  • Có việc khác, đôi lúc muốn rời khỏi màn hình
  • Có cảm giác camera không thật sự cần thiết
  • Bối cảnh xung quanh không phù hợp
Homeschooling during the pandemic
Photo by Ralston Smith / Unsplash

2. Cách khắc phục tình trạng học viên không mở video

Chúng ta cần xác định việc yêu cầu học viên mở camera trong lớp học online (lớp học đồng bộ) là sự cổ vũ, khuyến khích chứ không ép buộc.

2.1. Nhiệt tình cổ vũ việc được tương tác với học viên qua camera. Bạn cần giải thích lý do vì sao bạn mong muốn được thấy họ trên màn hình trong quá trình học. Mục đích cuối cùng của bạn là thiết lập một lớp học mà việc học viên mở camera là điều đương nhiên.

2.2. Trong quá trình học, Bạn cần thường xuyên nhắc nhở những yếu tố làm bạn và học viên của bạn mất tập trung, để học viên luôn ý thức việc tập trung vào bài học.

2.3. Sử dụng các kỹ thuật học tập chủ động để khuyến khích học viên tương tác trong lớp học, từ đó việc mở camera trở nên có động lực hơn.

Xem thêm: Phương pháp dạy học tích cực - Tất cả những gì thầy cô cần biết!

2.4. Thực hiện khảo sát để hiểu học viên gặp khó khăn gì trong quá trình học online hay mong muốn của họ khi tham gia lớp học trực tuyến là gì? Từ đó, bạn có thể có những điều chỉnh hay có cách thức để cải thiện trải nghiệm của học viên tham gia lớp học của bạn.

2.5. Không ép buộc việc sử dụng camera nhưng đưa ra nhiều lựa chọn thay thế. Các lựa chọn thay thế có thể là polling, comment, mục chia sẻ tài liệu, forum, bảng trắng, upload, và đặc biệt mà tính năng chat trực tiếp song song lớp học trong phòng học video.

Zoom call with coffee
Photo by Chris Montgomery / Unsplash

3. Có nhất thiết phải bật camera để lớp học hiệu quả hay không?

Rõ ràng khi không yêu cầu học viên mở camera trong lớp học, không những làm bạn có cảm giác nói chuyện một mình, nó còn rất phiền phức khi một học viên nào đó phát biểu. Bạn không biết ai đang nói và họ là ai :(.

Thậm chí có một số giáo viên còn cảm thấy không thể dạy học tốt nếu học viên của họ không mở camera lên. Nhưng thực tế không đến mức nghiêm trọng như vậy. Việc yêu cầu mở camera như một sự ép buộc còn gây hiệu ứng ngược đối với học viên. Vì rõ ràng một số học viên không cảm thấy thoải mái khi bị yêu cầu phải dùng camera trong lớp học online.

Như nêu ở mục 2. thì việc lựa chọn các phương tiện khác để tương tác thay thế camera thực sự làm người học cảm thấy hài lòng và tạo hứng khởi khi tham gia các hoạt động của lớp học trực tuyến.

Vậy nên các tính năng như: polling, comment, mục chia sẻ tài liệu, forum, bảng trắng, upload, và chat box trong phòng học trực tuyến thực sự là trợ thủ đắc lực cho các thầy cô để đảm bảo học viên tham gia tích cực vào lớp học online.

Vấn đề của thầy cô khi dạy online là thiếu công cụ, thiếu một phần mềm dạy học online có đủ các tính năng mà không phải cài nhiều các phần mềm hỗ trợ học trực tuyến riêng lẻ.

Đó là lý do Hoola Meet được tích hợp trên website bán khoá học trực tuyến khởi tạo trên Hoola.

Hoola Meet hoàn toàn có thể thay thế các phần mềm như Zoom, Google Class,...và có những tính năng ưu việt nếu đem lên bàn cân để so sánh.

Ví dụ, Hoola Meet cho phép nhiều lựa chọn chia sẻ màn hình để giảng viên có thể vừa giảng bài vừa nhìn thấy học viên. Hoặc bạn không cần phải trả tiền hay cài thêm phần mềm như Zoom, Quizizz,... để dạy các lớp học đồng bộ trên website bán khoá học trực tuyến. Vì Hoola Meet không bị tính phí khi bạn tạo website trên nền tảng Hoola.vn.

Câu chuyện kinh doanh Giáo Dục 4.0Hướng dẫn tạo khóa học trực tuyếnKinh doanh khóa học onlineKinh nghiệm tạo khóa học online chuyên nghiệpQuản trị học viên onlineTrợ giúp học viên trong lớp học online

Loan Nguyễn Twitter

Loan is a MSc in Nuclear Physics and Application. Loan loves to try challenging tasks, travelling and doing yoga. Loan lives in Hanoi, a beautiful city and works at Hoola, a great company.