Hiểu về các phần mềm dạy học trực tuyến

Phần mềm dạy học trực tuyến là công cụ cơ bản nhất để giáo viên và học sinh tổ chức lớp học online. Vậy phần mềm giảng dạy trực tuyến cần có những tính năng gì và phần mềm nào tốt nhất hiện nay.

Loan Nguyễn
Loan Nguyễn

Tại thời điểm này có thể nói không một giáo viên nào không quan tâm đến việc dạy học trực tuyến. Dù ít hay nhiều, giãn cách xã hội do Covid-19 đã tác động đến thói quen và tư duy của giáo viên về dạy học trực tuyến.

Photo by Brooke Lark on Unsplash

I. Các tính năng của phần mềm hỗ trợ dạy học online

Vậy thế nào là một phần mềm dạy học online tốt, phần mềm dạy học cần những tính năng gì để giúp giáo viên tổ chức lớp học hiệu quả, dễ dàng thao tác và quản trị lớp học.

Các tính năng cần có đối với một phần mềm dạy học trực tuyến:

  • Video conferencing
  • Chat
  • Gửi email
  • Chia sẻ màn hình
  • Tắt mic người tham gia
  • Ghi âm lại buổi hội thảo
  • Phát biểu
  • Thăm dò ý kiến
  • Lưu trữ và chia sẻ học liệu
  • Các công cụ quản lý lớp học

II. Xu hướng công nghệ thay thế cho phần mềm dạy học trực tuyến

Trong thời đại công nghệ số, giáo viên cần chuẩn bị những gì để đáp ứng sự thay đổi của môi trường xã hội. Hướng đi nào cho giáo viên tiếp cận công nghệ.

Phần mềm giáo dục trực tuyến không phải là lựa chọn duy nhất. Hiện nay có một lựa chọn đang trở thành xu hướng tất yếu trong giáo dục và đào tạo trực tuyến là “Nền tảng tạo website dạy học trực tuyến”. Nghe thì có vẻ phức tạp hơn mức cần thiết đối với công việc của một giáo viên, nhưng nó lại là hướng đi mới trong giáo dục và đào tạo mà mọi giáo viên cần để ý cập nhật để theo kịp với sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Photo by Andrew Neel on Unsplash

Nền tảng tự tạo website dạy học trực tuyến vì sao lại trở thành xu hướng tất yếu. Nền tảng này cho phép giáo viên có thể tự tạo website mang tên miền riêng, đại diện thương hiệu cá nhân của giáo viên đó. Trên website của mình, giáo viên có thể tổ chức các lớp học đồng bộ (học sinh và giáo viên cùng tham gia video conferencing vào một giờ học cố định) hoặc tạo các video bài giảng để bán hoặc tặng miễn phí cho học sinh.

Nền tảng tạo website dạy học trực tuyến không chỉ phù hợp với giáo viên, nó còn phù hợp với mô hình trường học thông thường. Nếu mỗi trường học sử dụng nền tảng tạo website giáo dục và đào tạo trực tuyến, nhà trường có thể:

  • Tổ chức các buổi học cho học sinh toàn trường, toàn khối, hoặc cho từng lớp học;
  • Tạo các video học tập kỹ năng để học sinh có thể dễ dàng học bất cứ khi nào;
  • Chia sẻ các khóa học hay của trường trên internet vừa quảng bá thương hiệu vừa chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm;
  • Tổ chức các buổi họp trực tuyến bất cứ khi nào với số lượng cán bộ giáo viên lên tới hàng nghìn người.

Như vậy nhà trường chỉ cần một công cụ duy nhất để vận hành tất cả các hoạt động dạy học và hội họp trực tuyến. Một hệ thống đơn giản cho hầu hết các tác vụ cần thiết với giá thành rẻ hơn rất nhiều so với xây dựng website độc lập.

Nếu trường học đã có website riêng thì sao? Nền tảng tạo website giáo dục đào tạo trực tuyến sẽ trở thành một phần của website hiện có. Nó chỉ cung cấp thêm các tính năng mà không làm xáo trộn website đang vận hành tốt của nhà trường.

III. Top các phần mềm dạy học trực tuyến tốt nhất 2020

Giáo viên cần một công cụ để tổ chức lớp học trực tuyến, ở đây chúng ta điểm qua những phần mềm dạy học trực tuyến tốt nhất trên tiêu chí mức độ phổ biến, dễ sử dụng và miễn phí. Dưới đây là top các phần mềm dạy học trực tuyến tốt nhất:

Photo by Chris Montgomery on Unsplash
  1. Zoom Cloud Meeting

Năm 2020 là năm hoàng kim của Zoom khi số lượt download và sử dụng Zoom tăng vọt.

Ưu điểm:

  • Có đủ các tính năng cần thiết cho một lớp học online
  • Phù hợp với các lớp học đồng bộ

Nhược điểm

  • Tính năng trò chuyện (chat) thường xuyên bị ẩn trong quá trình dạy và học qua video.
  • Phiên bản không mất phí giới hạn số người tham gia dưới 100 và khoảng thời gian tối đa của một buổi học là 40 phút
  • Vấn đề bảo mật là vấn đề lớn nhất đối với phần mềm Zoom tại thời điểm này.

2. Microsoft Teams

Ở Việt Nam, Microsoft Teams đã được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng giáo viên từ khi ra mắt, nó đã được chứng minh là một công cụ rất hữu ích. Tuy nhiên, Teams phù hợp trong môi trường doanh nghiệp hơn là môi trường giáo dục online.

Ưu điểm

  • Họp trực tuyến lến tới 150 người, cung cấp đầy đủ các tính năng hỗ trợ như lên lịch họp, ghi chú, chia sẻ tài liệu, chia sẻ màn hình, ghi âm, chat, tạo bài kiểm tra và đánh giá trên Teams.
  • Tích hợp cùng gói Office 365
  • Quản lý dữ liệu tập trung và bảo mật dữ liệu tốt

Nhược điểm

  • Số lượng kênh bị hạn chế dưới 100 kênh

3. Google Meet

Ưu điểm

  • Tổ chức lớp học lên đến 250 người, cho phép video conferencing, chia sẻ màn hình, chat và ghi âm
  • Dễ sử dụng
  • Không có phiên bản nâng cấp phải trả phí

Nhược điểm

  • Người dùng G Suit mới tạo được lớp học, các tài khoản Gmail chỉ có thể tham gia lớp học
  • Không ghi lại buổi học được

4. Google Classroom

Ưu điểm

  • Là một ứng dụng hỗ trợ giảng dạy trực tuyến chuyên dụng, Google Classroom cho phép người dùng tương tác online dễ dang, thuận tiện. Google Classroom như là một phần mềm quản lý hệ thống, có công cụ hỗ trợ tạo các lớp học, quản lý học sinh, quản lý tài liệu giảng dạy, bài tập, đề thi, chấm điểm tự động…

Nhược điểm

  • Google Classroom chưa tích hợp Google Hangouts nên tương tác giữa người dạy và người học chỉ có thể thông qua các tệp tài liệu được tải lên

5. Youtube

Photo by Kon Karampelas on Unsplash

Ưu điểm

  • Đã có sẵn lượng người dùng rất lớn, khả năng tiếp cận khách hàng cao
  • Dễ dàng sử dụng

Nhược điểm

  • Bảo mật kém
  • Video bài giảng bị chèn quảng cáo
  • Chỉ upload bài giảng dạng video

Ngoài ra còn một số phần mềm ít phổ biến hơn nhưng tính năng mà nó cung cấp rất tốt cho dạy và học trực tuyến. Có thể những phần mềm này không nổi tiếng như những người khổng lồ Google, YouTube hay Microsoft, hay có thể là những phần mềm được phát triển trong nước nhưng mức độ tiện dụng của chúng thì không hề thua kém.

Cisco Webex

Slack

Go To Meeting

Team Viewer

Trans

TeamLinks

Phía trên là các phần mềm hỗ trợ giảng dạy trực tuyến, các phần mềm này là công cụ để giáo viên tổ chức lớp học. Chúng đều có các tính năng gần giống nhau.

Các công cụ trên có thể được chia thành 2 nhóm: Phần mềm Quản lý lớp học và phần mềm Tổ chức họp trực tuyến nên chúng có thể kết hợp với nhau để bổ trợ cho nhau trong dạy và học trực tuyến. Ví dụ như:

  • Google Hangout Meet kết hợp với Google Classroom, đều thuộc hệ sinh thái G suit nên chúng hỗ trợ được cho nhau rất tốt.
  • Hoặc Zoom kết hợp với Google Classrom.

Bạn có thể thấy các phần mềm hỗ trợ dạy học online hiện nay khá nhiều, miễn phí có, mất phí cũng có nhưng chưa có một giải pháp nào toàn diện giúp bạn tiết kiệm chi phí, thao tác đơn giản, trong khi vẫn đảm bảo quản lý hiệu quả các khóa học mà còn hỗ trợ tiếng Việt.

Hoola.vn là một giải pháp đáp ứng toàn diện các nhu cầu và giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến tạo website bán khóa học trực tuyến. Bạn có thể tham khảo các tính năng của Hoola tại đây.

Tính năng của website bán khóa học online

Loan Nguyễn Twitter

Loan is a MSc in Nuclear Physics and Application. Loan loves to try challenging tasks, travelling and doing yoga. Loan lives in Hanoi, a beautiful city and works at Hoola, a great company.