Một số mẹo quản lý lớp học không phải giáo viên nào cũng biết

Quản lý lớp học là vấn đề nan giải trong mọi lớp học, giáo viên phải làm sao để quản lý lớp học hiệu quả?

Loan Nguyễn
Loan Nguyễn

Vấn đề quản lý lớp học luôn là vấn đề khiến giáo viên đau đầu nhất!

Cho dù là lớp học online hay lớp học offline thì tổ chức và quản lý lớp học chưa bao giờ là dễ dàng.

Trong lớp học trực tuyến, không có mặt giáo viên, học viên có xu hướng dễ dãi và vô kỷ luật. Làm thế nào để giáo viên có thể  quản lý lớp học trực tuyến một cách tốt nhất?

Chúng tôi hy vọng bài viết này là một gợi ý để các thầy cô có thể tham khảo thêm trong quá trình đứng lớp:

Các vấn đề quản lý lớp học mà giáo viên phải đối mặt:

  • Giờ học của học viên sớm hay muộn
  • Tương tác của giáo viên với học sinh, của học sinh với nhau
  • Sĩ số lớp
  • Bài tập nhóm
  • Sự chú ý tập trung của học viên
  • Share tài liệu và note
  • Nhiều học viên cùng phát biểu một lúc
  • Trao đổi riêng của giáo và và học viên
  • Khó theo dõi quá trình học tập của từng học viên.

Cách quản lý lớp học hiệu quả

Thông thường các thầy cô vẫn thường thấy một số biện pháp đã được áp dụng như nêu dưới đây:

1. Quan sát để hiểu học viên

Thông thường tương tác trong lớp học trực tuyến có vẻ khó khăn hơn so với tương tác trực tiếp. Giáo viên phải tạo ra nhiều cơ hội hơn để  giao tiếp, tương tác với học sinh.

Các khóa học trực tuyến có các công cụ linh hoạt hơn và khả năng tiếp cận nhiều đối tượng hơn. Giáo viên nên tìm hiểu sự khác biệt của học sinh  để có những hỗ trợ cho phù hợp.

Thầy cố có thể có một  khởi đầu mỹ mãn bằng cách yêu cầu học sinh giới thiệu bản thân. Có nhiều cách như viết một đoạn văn, trả lời  câu hỏi tại sao họ tham gia lớp học hoặc họ hy vọng sẽ học được gì từ khóa học. Thầy cô sẽ có một cái nhìn tổng quan về học sinh và cách quản lý lớp học.

2. Thu hút học viên bằng giao tiếp

Sáng tạo và rõ ràng là hai yếu tố để giáo viên giao tiếp hiệu quả với học viên trực tuyến.

Học viên  dễ có những hiểu lầm khi không trực tiếp thấy ngôn ngữ cơ thể của giáo viên, hay không thể đặt câu hỏi xác nhận ngay tại thời điểm học. Do đó, giáo viên phải đặc biệt cẩn thận khi giao tiếp trực tuyến.

Đa dạng các hình thức truyền đạt nội dung bài giảng để thu hút học viên. Ví dụ: thêm video có thể thu hút người học về thị giác, thính giác và cảm xúc. Một đoạn âm thanh giải thích một bài tập, bản ghi âm một bài phát biểu của yếu nhân trong  lịch sử hoặc âm nhạc cũng có thể thu hút người. Không chỉ các tài liệu văn bản cả bản quay video màn hình và slides PowerPoint kết hợp với thuyết trình có thể tạo nên bài giảng sinh động và thú vị hơn nhiều.

3.  Giám sát

Thầy cô nên theo dõi sự tiến bộ của mỗi học sinh. Kiểm tra, ít nhất hàng tuần, để xem liệu học sinh có đang theo dõi hay không cũng là một cách. Học sinh có nộp bài đúng giờ không? Học sinh có thể hiện kết quả nghiên cứu tài liệu không?

Giáo viên nên chủ động liên hệ với bất kỳ  học viên nào khi nhận thấy dấu hiệu họ đang gặp khó khăn. Có lẽ họ cần thêm sự giúp đỡ hoặc nếu không chỉ là một sự khích lệ hoặc nhắc nhở để họ tiếp tục. Thầy cô xem có cần nhắc nhở hoặc giải thích thêm về nội dung hoặc bài tập hay không.

Thầy cô có thể gửi tin nhắn hàng tuần để nhắc nhở học sinh về các bài tập và cung cấp thông tin khác cho học viên. Dù ngắn hay dài, thông qua văn bản hoặc video, những thông điệp như vậy giúp học sinh biết rằng  cố quan tâm đến việc học của họ và rất có trách nhiệm.

4. Phản hồi nhanh

Học sinh có thể bỏ học khi không được giáo viên phản hồi kịp thời. Hãy nhanh chóng trả lời, cho điểm và nhận xét sau mỗi bài tập, bài kiểm tra. Ngoài điểm số, các nhận xét mang tính xây dựng và động viên thực sự có tác dụng. Khi học sinh liên hệ để được trợ giúp hoặc có thắc mắc, lý tương nhất là giáo viên có phản hồi trong vòng 24 giờ.

Một số sinh viên phàn nàn về các khóa học trực tuyến là các cuộc thảo luận kéo dài quá lâu khiến sinh viên không thực sự gắn kết với nhau. Với ít hoặc không có phản hồi từ người khác, học viên cũng không có động lực để  quay trở lại cuộc thảo luận. Cần đặt ra một giới hạn thời gian hợp lý để sinh viên có thể linh hoạt khi tham gia. Thầy cô có thể cùng với học sinh bình luận và đảm bảo rằng cuộc thảo luận đang đi đúng hướng.

5. Luôn có phương án B

Cung cấp ít nhất 2 cách để học viên  có thể liên hệ với giáo viên. Ví dụ như qua email và thông qua LMS (Hệ thống Quản lý Học tập). Nếu có thể, hãy cho học viên cơ hội gặp trực tiếp  thầy cô. Xác định cho bản thân thời gian thầy cô cần để phản hồi. Sau đó, thầy cô cho học viên biết trước rằng tin nhắn sẽ được trả lời trong một khoảng thời gian nhất định.

Khi thầy cô dành thời gian để tìm hiểu, giao tiếp, theo dõi sự tiến bộ và đưa ra phản hồi kịp thời với học viên, thầy cô sẽ xây dựng được mối liên hệ tốt. Học sinh sẽ tham gia nhiều hơn và đó sẽ là cách giúp bạn quản lý khóa học cũng như quản lý người học dễ dàng!

Một vài típ quản lý lớp học hiệu quả

Ngoài ra, một số lưu ý nhỏ sẽ giúp giáo viên quản lý lớp học hiệu quả bất ngờ. Dưới đây Hoola liệt kê một số mẹo nhỏ mà thầy cô có thể áp dụng thêm trên lớp.

  • Tự tin vào sự thu hút từ năng lực chuyên môn
  • Quan tâm đặc biệt đến những học viên yếu
  • Quan sát, điều chỉnh và luôn thay đổi các hoạt động trên lớp (về thời gian, mức độ khó dễ, sự náo nhiệt trong lớp học...) để biết điểm nào phù hợp  
  • Thiết lập những quy tắc riêng phù hợp với giáo viên và học sinh
  • Sử dụng các phần mềm hỗ trợ.

Trên nền tảng tạo website nhanh cho giáo viên giảng dạy trực tuyến như Hoola, thì vấn đề quản lý lớp là một trong số các tính năng  giáo viên có thể sử dụng dễ dàng.

Kinh nghiệm tạo khóa học online chuyên nghiệpLớp học trên website học onlineLớp học tương tác

Loan Nguyễn Twitter

Loan is a MSc in Nuclear Physics and Application. Loan loves to try challenging tasks, travelling and doing yoga. Loan lives in Hanoi, a beautiful city and works at Hoola, a great company.