Chia sẻ một số hoạt động vui chơi cho các lớp học trực tuyến

Chia sẻ một số hoạt động vui chơi cho các lớp học trực tuyến

Dungmin
Dungmin

Dưới đây là một số ý tưởng / hoạt động mà VnElearning sưu tầm từ các giáo viên trực tuyến đã và đang sử dụng vào bài giảng của họ để làm bài giảng thú vị hơn đồng thời thúc đẩy một môi trường học tập vui vẻ. Nếu bạn chưa quen với việc giảng dạy trực tuyến hoặc chuyên nghiệp về nó, Hoola.vn hy vọng ít nhất một trong những ý tưởng này sẽ gây hứng thú cho bạn.

  1. Trò chơi “Truyền điện”:

Trò chơi “Truyền điện” là trò chơi yêu cầu nhiều học sinh tham gia chơi với hình thức trả lời nhanh nối tiếp nhau. Ưu điểm nổi bật của trò chơi này là luôn đặt học sinh vào tâm thế tập trung suy nghĩ cao độ, sẵn sàng trả lời câu hỏi,  nhiều học sinh cùng tham gia chơi.

* Mục đích của trò chơi:

– Củng cố kiến thức của bài hay của một đơn vị kiến thức mới học.

– Kiểm tra học thuộc lòng các bài tập đọc; Kiểm tra các bảng cộng, trừ, nhân, chia,… Thường được thực hiện vào phần củng cố bài hay trong các tiết ôn tập, luyện tập.

– Trò chơi giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phản ứng nhanh, rèn luyện sự chú ý

2. Trò chơi “Tôi là ai”:

* Mục đích của trò chơi: Nhằm củng cố các kiến thức, kĩ năng đã học và các bài ôn tập –  luyện tập.

* Cách tổ chức: Cho học sinh đóng vai – giới thiệu về mình – các bạn đoán xem “Tôi là ai?”

* Ví dụ 1:   Môn lịch sử – Lớp 5

Bài 11: Ôn tập

– Để giúp học sinh kể tên một số nhân vật lịch sử tiêu biểu, giáo viên tổ chức các em hoạt động theo nhóm 4. Học sinh sẽ chọn một nhân vật lịch sử nào đó trong giai đoạn lịch sử này sau đó thảo luận đưa ra những thông tin chính liên quan đến nhân vật lịch sử đó và đóng vai tự giới thiệu những thông tin đó và đố đội bạn xem “Tôi là ai?”

Nhóm 1: Tôi là người đã cương quyết cùng nhân dân chống lại quân xâm lược và được nhân dân tôn làm“ Bình Tây Đại nguyên soái ” đố các bạn biết “Tôi là ai?”                                                                       ( Là Trương Định ).

Nhóm 2: Tôi là một người đã nhiều lần đề nghị với vua quan nhà Nguyễn canh tân đất nước. Theo các bạn “Tôi là ai?”   (Là Nguyễn Trường Tộ ).

Toddler swinging at the harbor near Burlington, Ontario.
Photo by Olivia Bauso / Unsplash

3.Trò chơi “Đố vui”:

  • Là trò chơi đưa ra một câu đố trong đó có chứa các kiến thức bài học nào đó. Các câu đố có thể viết dưới dạng các câu thơ, bài văn hay câu vè quen thuộc hay các tình huống được gắn với một nội dung hấp dẫn nào đó trong cuộc sống xung quanh các em mang tính chất dí dỏm, vui tươi, ngộ nghĩnh, dễ gây sự chú ý và tò mò của các em. Lời giải các câu đố vui thường ngắn gọn, dễ hiểu. Các em chỉ cần nêu đúng đáp án và giải thích đôi lời ngắn gọn, cơ bản là đã thể hiện được sự hiểu biết của mình.

* Mục đích của trò chơi: Nhằm củng cố các kiến thức, kĩ năng đã học vào các bài học, bài ôn tập – luyện tập: Sử dụng trong hoạt động ngoại khóa.

*Chuẩn bị :   Các câu đố,

*Cách tổ chức:  Giáo viên đọc câu đố –  Học sinh lắng nghe phát tín hiệu xin trả lời. Ai trả lời đúng và nhanh thì sẽ được thưởng theo quy định nêu ra của trò chơi.

*Ví dụ :  Câu đố về toán học

Bài: So sánh hai phân số ( SGK toán 5 Trang 7)

Thân em gồm có hai phần. Càng thêm vào dưới lại càng bé đi .( Là gì? )

4. Trò chơi “Bạn của chúng mình”:

Là trò chơi giáo viên đưa ra các dữ kiện, trong các dữ kiện đó sẽ có những dữ kiện tương đồng hay có cùng kết quả và yêu cầu trong một khoảng thời gian nhất định các em có các dữ kiện tương đồng hay có kết quả giống nhau phải “Tìm được nhau”.

* Mục đích của trò chơi: Trò chơi này nhằm củng cố các kiến thức kĩ năng đã học sau khi dạy các bài mới hay bài luyện tập, ôn tập của tất cả các môn học.

* Cách tổ chức: Nghiên cứu bài, thiết kế các dữ kiện theo yêu cầu của trò chơi, tổ chức cho bao nhiêu em tham gia chơi tùy theo cách thiết kế các dữ kiện. Các học sinh còn lại sẽ làm ban giám khảo.

Ví dụ :    Môn toán – Lớp 5

Bài “Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình”

Để củng cố lại cách tính chu vi và diện tích một số hình trước khi vào luyện tập, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia chơi trò chơi “Bạn của chúng mình”. Các hình và các công thức được vẽ và ghi lại trên các thẻ. Trong khoảng thời gian nhanh nhất học sinh phải tìm được đúng công thức tính chu vi và diện tích của hình mà mình có và những học sinh có công thức phải tìm được hình mà mình có công thức.   (Hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi, hình tam giác, hình thang, hình tròn,….).  Sau khi có kết quả yêu cầu các nhóm giới thiêu về nhóm mình.

VD:   Học sinh cầm thẻ vẽ hình bình hành: “Tôi là hình bình hành. Tôi có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau”.

– Học sinh cầm thẻ công thức tính diện tích hình bình hành:”Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)”.

Playing videogames on Playstation 4, Uncharted 3 with the controller in front.
Photo by Teddy Guerrier / Unsplash

5. Trò chơi “Giải đáp nhanh”:

Là trò chơi mà các đội sẽ đưa ra yêu cầu và đề nghị đội kia giải đáp. Mỗi lần giải đáp đúng sẽ được tính số điểm theo quy định, sai sẽ không được tính điểm.

*Mục đích của trò chơi: Củng cố kiến thức kĩ năng đã học trong các tiết dạy bài mới và các bài luyện tập, ôn tập của tất cả các môn học, kể cả trong dạy học buổi 2. Rèn kĩ năng phản ứng nhanh.

6. Trò chơi “Tiếp sức”:

Là trò chơi học sinh sẽ vận dụng ngay kiến thức kĩ năng của mình vào quá trình tham gia trò chơi.

* Mục đích của trò chơi: Củng cố kiến thức kĩ năng đã học sau khi học các bài mới và các bài luyện tập,ôn tập. Trò chơi này áp dụng cho tất cả các môn học. Rèn luyện tinh thần đoàn kết, tinh thần đồng đội.

* Cách tiến hành: Chia học sinh làm các đội, mỗi đội đều nhận một nhiệm vụ sau đó từng em một thực hiện nhiệm vụ đó, cứ như thế em số 1 thực hiện xong thì đến em thứ 2,… Cứ như thế cho đến hết thời gian quy định.

Lớp học tương tácKinh nghiệm tạo khóa học online chuyên nghiệp

Dungmin

Min have graduated in real estate business at National Economic University. Now, she work as a real esate consultant in Tan Hoang Minh Group and an online article author of Hoola company.