Kinh nghiệm thuê thiết kế website elearning dạy học trực tuyến, những điều bạn cần biết

Nếu như bạn đang cần phải tìm một đối tác để thuê thiết kế website elearning dạy học trực tuyến riêng cho mình. Hãy điểm qua những câu hỏi cẩm nang sau đây trước khi bạn đặt bút ký một hợp đồng mang tính chất khá phiêu lưu!

Hoola

Nếu như bạn không rành về công nghệ và đang cần phải tìm một đối tác để thuê thiết kế website elearning dạy học trực tuyến riêng cho mình. Hãy điểm qua những câu hỏi cẩm nang sau đây trước khi bạn đặt bút ký một hợp đồng website elearning mang tính chất khá phiêu lưu!

Thiết kế website dạy học trực tuyến

Thiết kế website elearning tích hợp hệ thống LMS (quản trị học tập) là một công việc khá nặng nề và có khối lượng nghiệp vụ lớn. Bạn sẽ cần phải tìm hiểu và lựa chọn đúng đối tác của mình ngay ở bước đầu tiên, nếu không dự án của bạn sẽ có tính rủi ro rất cao.

  1. Năng lực của đơn vị xây dựng website elearning đào tạo trực tuyến
  2. Chi phí thiết kế website elearning dạy học trực tuyến.
  3. Tiến độ thực hiện dự án e-learning.
  4. Chi phí vận hành website E-Learning và hỗ trợ kỹ thuật.
  5. Công nghệ đối tác sử dụng để làm web e-learning cho bạn
  6. Máy chủ và bảo mật video khoá học

1. Năng lực của đơn vị xây dựng website elearning đào tạo trực tuyến.

Khi tìm kiếm và lựa chọn đối tác của mình, chắc chắn bạn đã quan tâm đến năng lực thực hiện dự án E-Learning của họ. Nếu không phải là đối tác bạn quen biết, bạn cần phải kiểm tra rất kỹ các dự án họ đã từng thực hiện. Nếu bạn tìm ra nhiều dự án tương tự liên quan đến các phần mềm dạy học trực tuyến và khớp một phần nào đó với yêu cầu của bạn, thì bạn mới đặt các đơn vị thiết kế này vào danh sách ưu tiên.

Năng lực thực hiện dự án là điểm mấu chốt quyết định dự án của bạn có thể thành công hay không, bạn sẽ không thể mạo hiểm với một đối tác chưa có nhiều kinh nghiệm, họ sẽ biến bạn thành các thử nghiệm của họ.

2. Chi phí thiết kế website elearning dạy học trực tuyến.

Nếu mới là ý tưởng kinh doanh và không rành về công nghệ, bạn cũng sẽ khó có một ước lượng tốt về khối lượng công việc mà bên thiết kế web cho bạn phải thực hiện. Các nghiệp vụ E-Learning thường rất nhiều tuỳ theo yêu cầu của bạn và thường tốn rất nhiều chi phí, có khi lên đến hàng tỷ đồng hoặc hơn!

Nếu các đối tác của bạn đã có sẵn các tính năng đó, họ có thể sử dụng lại để phát triển tiếp cho bạn. Lúc đó họ sẽ báo cho bạn một mức giá thấp hơn nhiều và thời gian nhanh hơn. Tuy nhiên bạn cũng cần phải xem xét kỹ các module mà họ đã có xem mức độ phù hợp với yêu cầu của bạn. Nếu không bạn sẽ bị ép theo thiết kế cũ hoặc mất thời gian không kém để làm lại mới cho bạn.

Thông thường với các yêu cầu chi tiết, mức chi phí bạn vẫn phải chi trả rất cao. Chính vì vậy, nhiều người đã chuyển sang một hình thức khác đó là sử dụng các Nền tảng tạo website dạy học trực tuyến để bắt đầu xây dựng website của mình với chi phí khởi điểm bằng 0! Đây cũng là một lựa chọn mà bạn nên thử nghiệm trước trước khi bạn tiếp tục với các lựa chọn khó khăn của mình.

3. Tiến độ thực hiện dự án e-learning.

Tất nhiên chúng ta có kế hoạch về tiến độ thực hiện trong hợp đồng của mình với đối tác thiết kế web. Tuy nhiên bạn cần hết sức lưu ý và ràng buộc tiến độ một cách rõ ràng hơn và các điều khoản phạt chậm tiến độ cần cụ thể tối đa.

Đặc điểm của dự án phần mềm là thường không đúng tiến độ! Bạn phải dự trù khoảng 2 lần thời gian mà bên triển khai hứa hẹn với bạn. Do vậy hãy bám sát tiến độ nếu không bạn rất dễ "đứt gánh giữa đường" và hai bên đi đến những căng thẳng mà không bên nào muốn.

Khi bạn đưa ra ràng buộc mạnh mẽ về tiến độ, đối tác sẽ buộc phải đưa nhiều nguồn lực hơn cho dự án của bạn. Vì bạn biết đấy còn rất nhiều dự án họ sẽ nhận thêm song song với bạn, tất cả các bên đều thúc ép và nếu họ quản lý dự án và thời gian không tốt, bạn có thể không nhận được sản phẩm đúng tiến độ mà mình muốn.

Hơn nữa nhiều đơn vị rút ngắn thời gian ước lượng của họ lại để sớm chốt hợp đồng với bạn và lại xin gia hạn khi bạn đã ký. Khi đó bạn sẽ nằm trong tình thế khó khăn mà không dừng dự án được.

4. Chi phí vận hành website E-Learning và hỗ trợ kỹ thuật.

Chi phí vận hành và hỗ trợ kỹ thuật là điểm chúng ta hay "bỏ quên" nhiều nhất khi thuê thiết kế website, tuy nhiên đây cũng là vấn đề sống còn của dự án khi bạn đã đặt niềm tin vào đối tác thiết kế web.

Ngay cả khi bạn đã hài lòng với năng lực và chi phí và tiến độ của đối tác thiết kế web, bạn vẫn cần tiếp tục yêu cầu họ cung cấp các giải pháp vận hành. Đối tác có thể trao mã nguồn web cho bạn nhưng bạn sẽ làm gì với nó? Nếu bạn không có đội ngũ IT riêng, thì mã nguồn web cũng không có ý nghĩa gì với bạn. Bạn vẫn cần người vận hành, hàng ngày chăm sóc website cho bạn, xử lý sự cố nếu có hoặc nâng cấp khi cần thiết.

Thông thường các bên thiết kế website sẽ cung cấp các gói vận hành và hỗ trợ kỹ thuật cho bạn, bạn cần làm rõ ngay từ bước đầu các chi phí này là bao nhiêu, mức độ hỗ trợ thế nào? Trường hợp nào họ được dừng hỗ trợ bạn? Bạn cũng nên lưu ý rằng kể cả khi bạn có mã nguồn web, gần như chỉ có bên thiết kế cho bạn có thể đọc và nâng cấp web cho bạn. Nếu bạn thuê một đơn vị khác tiếp cận mã nguồn đó, rất khó để nắm bắt được quy tắc vận hành hoặc sẽ tốn rất nhiều thời gian để làm chủ nó.

Như vậy khi chọn đối tác bạn đã phải xác định luôn là họ phải đi cùng bạn đến cuối cùng! Và kinh nghiệm cho thấy rất ít đối tác có thể đảm đương được yêu cầu đó, hoặc họ sẽ yêu cầu mức hỗ trợ kỹ thuật hàng tháng khá cao. Đây là điểm bạn cũng lại phải tiếp tục cân nhắc lại việc sử dụng các nền tảng tự tạo website đào tạo, ở đó trong bảng giá đã bao gồm tất cả website và hỗ trợ kỹ thuật xuyên suốt.

5. Công nghệ đối tác sử dụng để làm web e-learning cho bạn.

Khi bạn đã tìm được đối tác vượt qua các tiêu chí trên, thì bạn cần đi sâu hơn nữa về công nghệ mà đối tác sử dụng để làm web cho bạn. Đây cũng là điểm quan trọng vì bạn nhận sản phẩm cuối cùng, bạn không muốn một website trên các công nghệ lỗi thời kém hiệu năng và bảo mật PHP hay website chỉ sử dụng jQuery cho giao diện!

Hãy yêu cầu các đối tác sử dụng các công nghệ mới nhất như, non-blocking IO như Nodejs, .Net, Ruby, Go.. và phía giao diện cần phải dử dụng các framwork tốt như VueJs, ReactJs hoặc Angular nếu không website của bạn sẽ khá cơ bản và khó thực hiện được tính năng phức tạp.

Các website E-Learning cũng khá nặng về tương tác, nếu tìm được đối tác xây dựng web thời gian thực cho bạn thì càng tốt. Trải nghiệm học viên sẽ tốt hơn rất nhiều trên các web app thời gian thực.

Tuy nhiên đây là các yêu cầu khá khó khăn cho các đơn vị thiết kế website và thường họ không đáp ứng được cho bạn, khiến bạn sẽ phải cân nhắc. Các nền tảng tạo website đào tạo cũng thường không đáp ứng được vì thiết kế website chung cho nhiều khách hàng trên một hệ thống. Khi tìm hiểu nền tảng bạn cần xem qua bài viết này 7 tiêu chí lựa chọn nền tảng tạo website bán khoá học trực tuyến 2021

6. Máy chủ và bảo mật video khoá học

Rất khó để bạn tìm ra đối tác cho đến yêu cầu thứ 6 này. Nếu đối tác không đưa cho bạn giải pháp upload và bảo mật video bạn có thể vẫn chưa phải là website dạy học trực tuyến! Các nền tảng khác như youtube, vimeo không đảm bảo được chống tải lậu video cho bạn. Các dịch vụ bảo mật video thì khá đắt đỏ được tính theo lưu lượng người xem.

Nếu bạn tự đẩy video lên máy chủ của mình thì sẽ gặp nhiều vấn đề về hiệu năng và khả năng chứa được học viên nhỏ.

Các video của bạn buộc phải nằm trên hệ thống CDN và có bản quyền số DRM. Hãy hỏi đối tác về việc tích hợp dịch vụ này và tính toán chi phí vận hành với một số lượng học viên mà bạn mong muốn.

Khác với thuê thiết kế website dạy học trực tuyến riêng, các nền tảng tạo website elearning đã tích hợp sẵn bên trong hệ quản trị video và bảo mật và đã nằm trong chi phí gói dịch vụ và thường rẻ hơn nhiều so với bạn tự triển khai tính trên cùng lượng học viên. Bạn có thể tham khảo tính năng: bảo mật video chống tải lậu video.

Hi vọng qua bài viết này bạn đã trang bị được cho mình những câu hỏi cần thiết cho các đối tác của mình, chúc bạn thành công trong lựa chọn của mình và có được website mà mình mong muốn.

Bạn có thể tham khảo video hướng dẫn thiết kế website dạy học trực tuyến khởi tạo từ nền tảng hoola.vn dưới đây.

Hướng dẫn thiết kế website dạy học trực tuyến E-Learning trên nền tảng Hoola.vn

Tham khảo thêm các bài viết:

Tất tần tật về bán khóa học online, kinh nghiệm và bài học thực tế.
Kinh nghiệm thực tế về xây dựng website bán khoá học online, website dạy học trực tuyến và các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
7 tiêu chí lựa chọn nền tảng tạo website bán khoá học trực tuyến 2021
So sánh ưu nhược điểm của các nền tảng tạo website bán khoá học trực tuyến cá nhân hiện nay và giúp đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Hoola.

Giao diện website học onlineHướng dẫn tạo khóa học trực tuyếnKinh nghiệm tạo khóa học online chuyên nghiệpKinh nghiệm xây dựng website khóa học onlineTính năng của website bán khóa học online