Khó khăn nào cản trở học tập trực tuyến?
Học online không chỉ có những lợi thế, khó khăn thách thức luôn tồn tại. Nhưng khi vượt qua, lợi ích mà nó mang lại có thể làm hài lòng mọi giáo viên và học sinh.
1. Không đủ động lực
2. Lịch trình bận rộn của người học
3. Thách thức về công nghệ
4. Quản lý thời gian
5. Không thấy được giá trị thực tiễn của kiến thức
Học online cũng có những khó khăn trở ngại riêng, chứ không phải chỉ có ưu điểm.
Cho dù là người có kinh nghiệm học online hay có trình độ cao thì những thách thức khi học online ít hay nhiều vẫn tồn tại.
Song, so với những lợi ích mà học tập trực tuyến màng lại, chúng ta hoàn toàn có đủ lý do và động lực để cải thiện những khó khăn khi học online.
1. Không đủ động lực
Một trong những khó khăn phổ biến nhất mà các thầy cô phải đối mặt là việc học sinh không đủ động lực học tập.
Sau một thời gian học, học viên thường quên mất lý do mà mình đăng ký khoá học, tinh thần học tập uể oải. Giáo viên lúc này có vai trò hết sức quan trọng khi vừa truyền đạt kiến thức vừa truyền lửa cho học viên.
Ngay cả những chủ đề khô khan hoặc nhàm chán cũng có khả năng trở nên thú vị. Vấn đề vẫn quay về nhu cầu của người học. Học viên cảm thấy hứng thú chỉ khi họ thấy khoá học vui vẻ và bổ ích. Nhiệm vụ của giảng viên là nhận biết nhu cầu thực sự của học viên.
Vậy làm sao để nhận biết học viên muốn gì từ giảng viên và khoá học? Thầy cô có thể tham khảo tại đây.
2. Lịch trình bận rộn của người học
Người bận rộn mới chọn học trực tuyến, tuy nhiên lịch trình quá bận rộn cũng là trở ngại khi học online.
Người học sẵn sàng hy sinh thời gian học trực tuyến cho những công việc khác, vì học trực tuyến có thể học và xem lại bất kỳ lúc nào. Vấn đề là khi việc này trở thành thói quen, người học coi nhẹ việc học trực tuyến và rồi... một ngày họ quên luôn là họ đang học.
Trong trường hợp lớp học đồng độ, học online sẽ gây ra những xáo trộn trong lịch trình. Nếu người học không biết cách quản lý thời gian thì tham gia học trực tuyến sẽ làm họ cảm thấy rất phiền phức.
Nếu lớp học mang lại những cảm xúc tích cực, thì thời gian học còn là thời gian để trốn tránh những lịch trình căng thẳng. Khi đó học trực tuyến là cứu tinh cho người quá bận rộn.
3. Thách thức về công nghệ
Đối với một số học viên, các công cụ trực tuyến dường như qúa rối rắm. Họ không sao có thể quen với các thao tác trên máy tính. Trở ngại này làm cho họ mất hứng với các khoá học trực tuyến.
Đôi khi vấn đề là giáo viên dùng quá nhiều công nghệ không cần thiết. Ví dụ: Mở phòng học trên zoom, video hướng dẫn thì up lên YouTube, bài tập gửi qua email, bài giảng thì upload lên dịch vụ lưu trữ đám mây như MediaFire, tương tác và trả lời thắc mắc qua cả zalo và facebook, cập nhật danh sách thu tiền trên GoogleDocs...Nhớ mật khẩu không đã là cả một vấn đề rồi!
Ở đây, chúng tôi muốn bạn biết rằng, có cách để cải thiện tình hình.
Từ các khâu như mở lớp học, đăng ký học, upload tài liệu, làm bài kiểm tra, bài trắc nghiệm, thu tiền, quản trị học viên, giáo viên, giao bài tập, thống kê điểm số ... trên chỉ một website. Hoola.vn cho phép bạn tự mở một website như vậy trong ngày và với giá rẻ.
4. Quản lý thời gian
Quản lý thời gian luôn là một nhiệm vụ khó khăn với hầu hết mọi người.
Việc quản lý thời gian là cực kỳ khó khăn khi không có giáo viên đốc thúc và giám sát như trên lớp học thông thường.
Giảng viên trên lớp học trực tuyến có thể hỗ trợ học viên nhờ những công cụ daỵ học trực tuyến. Gửi tin nhắn nhắc nhở, gửi thống kê thời gian học cho học viên, gửi kết quả học tập theo từng giai đoạn ngắn hay có thể tổ chức offline sau khi hoàn thiện mỗi chương của khoá học.
Giảng viên cũng có thể thương tác thường xuyên hơn với học viên trong cộng đồng học viên, tạo động lực tham gia lớp học, và luôn nhắc nhở học viên rằng họ còn có nhiệm vụ quan trọng là học.
5. Không thấy được giá trị thực tiễn của kiến thức
Thực sự đây là vấn đề của cả lớp học trực tiếp lẫn trực tuyến.
Môi trường trực tuyến dường như khiến các ví dụ minh hoạ ít được thực hiện, hay những câu truyện kể tỉ tê thường ít hơn.
Lý do khi học viên thấy kiến thức thiếu tính ứng dụng cũng có thể là do kiến thức quá mới so với trình độ học viên.
Người học sẽ chỉ cảm thấy lớp học có giá trị khi họ nhìn thấy kiến thức hay kỹ năng đang học được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Giảng viên chỉ cần quan tâm một chút đến ý nghĩa thực tiễn của những kiến thức hàn lâm, việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn cho học viên.
Để quá trình học tập có hiệu quả đòi hỏi nỗ lực của cả người học và người dạy. Ngoài ra sự hỗ trợ của công nghệ giáo dục cũng giúp việc học dễ dàng và hiệu quả hơn.
Hoola blog - Chia sẻ kiến thức bán khóa học online Newsletter
Join the newsletter to receive the latest updates in your inbox.