5 bước Pre-sale cho khoá học online

Làm sao giảm thiểu rủi ro khi đầu tư xây dựng khoá học online. Pre-sale là giải pháp bất bại cho việc kinh doanh.

Loan Nguyễn
Loan Nguyễn

Không ai mất công sức xây dựng một khoá học online và rồi để đó chẳng để làm gì cả!

Ngay cả khi mục đích là lưu giữ kiến thức như là một di sản của bạn, thì bạn cũng vẫn cần quan tâm xem khoá học ấy có mang lại giá trị cho xã hội một cách rộng rãi hay không? Có đúng không nào?

SALE – fashion victim consumer shopping
Photo by Markus Spiske / Unsplash

Tại sao cần pre-sale?

Lợi ích của presale là gì mà chúng tôi khuyên bạn nhất thiết phải làm.

Hãy tưởng tượng, quá trình tạo và bán khóa học online của bạn diễn ra giống như thế này:

  • Bạn có cảm hứng xây dựng một khoá học online để chia sẻ kiến thức, để quảng bá thương hiệu, hay để kinh doanh.  Ý tưởng về khoá học online rất hoàn hảo, vì vậy bạn nhất định sẽ hoàn thành nó.
  • Bạn chi hàng chục triệu (thậm chí hàng trăm triệu) cho thiết bị và phần mềm để ghi và chỉnh sửa đủ các dạng nội dung cho khoá học của mình.
  • Bạn dành vài tuần (thậm chí có thể hàng năm trời!) để nghiên cứu, thu thập tài liệu, tạo và chỉnh sửa nội dung khóa học.
  • Bạn xây dựng trang web cho khóa học trực tuyến của mình (Nếu may mắn bạn biết  sử dụng cách nhanh nhất để tạo website dạy học online). Khoá học được xuất bản và đã sẵn sàng để bán.
  • Bạn bắt đầu quảng cáo khóa học online của mình, hy vọng sẽ có được những đơn hàng đầu tiên.

Nhưng bất chấp mọi nỗ lực của bạn, không ai mua khóa học của bạn. Giờ thì sao? Chừng đó thời gian, công sức và tiền của đầu tư làm bạn cực kỳ thất vọng, tổn hại kinh tế, tinh thần, sức lực.

Pre-sale sẽ là giải pháp để bạn không rơi vào trường hợp trớ trêu như vậy!

Có thể nhận thấy lợi ích mà pre-sale mang lại:

  1. Tiết kiệm nguồn lực: thời gian, tiền bạc, công sức...
  2. Giảm thiểu rủi ro. Khi không đánh giá được nhu cầu của thị trường về sản phẩm hay dịch vụ thì rủi ro thất bại là rất lớn. Theo thống kê đây là nguyên nhân phổ biến nhất làm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại.
  3. Thu thập các ý kiến phản hồi và ý tưởng mới. Sự phản hồi của khách hàng tiềm năng sẽ là góp ý tuyệt với giúp bạn tạo ra khoá học online tốt nhất, hoặc là ý tưởng cho các khoá học mới,...
  4. Xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng. Quảng bá khoá học trước khi xuất bản cho phép bạn tạo danh sách các khách hàng quan tâm, sau khi khoá học ra mắt bạn chỉ cần gửi email thông báo để có được những đơn hàng đầu tiên nhanh chóng.
  5. Sự phấn khích, được cổ vũ. Khi tương tác với khách hàng tiềm năng, bạn hiểu họ và biết được họ đang mong chờ khoá học của bạn. Bạn sẽ rất phấn khích xây dựng khoá học rất được mong chờ ấy.
Photo by Juan Marin / Unsplash

Hoạt động pre-sale là gì?

Pre-sale là nghệ thuật (và quá trình) bán một sản phẩm hoặc dịch vụ chưa tồn tại để tìm hiểu xem mọi người có thích, muốn hay cần sản phẩm hoặc dịch vụ đó hay không.

Thời điểm hoàn hảo để tiến hành pre-sale

Bạn đã dành nhiều tháng trời để tạo ra một  khoá học online mà  luôn trong trạng thái sợ hãi liệu khoá học đó có thực sự hữu ích và được đông đảo mọi người đón nhận hay không?

Khi một doanh nghiệp khởi nghiệp, việc đầu tiên họ làm là xác thực nhu cầu của thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp đó. Công việc bán khoá học online cũng vậy thôi, presale là việc cần tiến hành trước, ưu tiên để đảm bảo kế hoạch kinh doanh của bạn bất bại.

Và khi nào bạn nên làm presale? Đơn giản: một khi bạn có ý tưởng vững chắc về khoá học online và bạn xác định là sẽ thực hiện khoá học đó.

Hướng dẫn các hoạt động presale  khoá học online

Bước 1: Quan sát và tìm ra nỗi đau của học viên

Khi nào thì học viên sẵn sàng chi tiền mua khoá học online? Khi họ cần bạn, họ cần bạn giúp họ giải quyết khó khăn mà họ đang gặp phải. Tức là khoá học phải mang lại cho họ giá trị nào đó xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.

Làm sao bạn biết họ gặp vấn đề gì? Hãy đặt mình vào vị trí của học viên, tham gia các cộng đồng, các diễn đàn trong lĩnh vực của và quan sát. Bạn sẽ thấy ngay vấn đề mọi người gặp phải là gì? Và đã có giải pháp chưa? Khoá học của bạn mang lại giá trị gì mà các khoá học khác không có?

Photo by Markus Spiske / Unsplash

Bước 2: Xuất bản một khoá học thử nghiệm

Đôi khi được gọi là khóa học thí điểm, đó là phiên bản đầu tiên của khóa học online mà bạn dự định thực hiện.

Tại sao?

Mục đích của việc tạo một khóa học thử nghiệm là để chứng minh rằng mọi người sẵn sàng trả tiền cho một khóa học về chủ đề bạn đã chốt, đồng thời thu thập ý kiến phản hồi từ học viên. Khi bạn thu thập các câu hỏi và phản hồi từ học viên, bạn có thể bắt đầu cải thiện khóa học bằng cách điều chỉnh nội dung hoặc thêm các khóa đào tạo và tài nguyên bổ sung cho khóa học đó.

Nội dung khoá học thử nghiệm

Khoá học thử nghiệm đương nhiên không nên đầy đủ hết các nội dung, nếu vậy thì nó chẳng có ý nghĩa gì!

Bạn nên chọn khoảng 20% nội dung khoá học, phần nội dung thú vị nhất để giới thiệu đến mọi người. Phần nội dung này nên tập trung vào một số ít vấn đề cực kỳ nhức nhối mà bạn quan sát được ở Bước 1.

Bước 3: Định giá và bán khoá học thử nghiệm

  • Định giá khoá học thử nghiệm với mức giá hết sức ưu đãi, ở thời điểm này mục tiêu của bạn không phải là doanh số nên rõ ràng giá rẻ sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều học viên và có được nhiều sự phản hồi nhất.
  • Tạo trang bán hàng để bán. Nếu tạo website bán khoá học online thử nghiệm thì việc sử dụng nền tảng và gói dịch vụ với chi phí thấp là lựa chọn hoàn hảo.

Xem thêm: Gói StartUp tại Hoola.vn hỗ trợ thầy cô và huấn luyện viên bắt đầu tạo và bán khoá học online.

Ngoài ra, để đảm bảo trang bán hàng thu hút học viên, bạn cần:

- Cho họ biết rằng giá bán đang là giá khuyến mãi cực tốt

- Đếm ngược thời gian bán khoá học thử nghiệm

- Cho họ biết rằng khoá học đó là pre-sale và khi nào thì khoá học chính thức ra mắt

- Cung cấp thông tin giảng viên một cách thuyết phục.

We Like You Too :)
Photo by Adam Jang / Unsplash

Bước 4: Thu thập phản hồi và điều chỉnh

Làm sao để thu thập được nhiều nhất ý kiến đóng góp của học viên?

  • Cổ vũ họ chia sẻ cảm nghĩ về khoá học trong suốt khoá học thử nghiệm
  • Gửi email đến những học viên tích cực nhất và xin họ nhận xét về khoá học
  • Gửi  phiếu khảo sát đến tất cả học viên và hỏi họ.

Sau khi biết khoá học online của mạnh yếu ra sao bạn tiến hành các bước điều chỉnh cần thiết.

Đương nhiên là vẫn phải tỉnh táo với câu chuyện "Đẽo cày giữa đường". Bạn nên cân nhắc xem ý kiến nào hợp lý, có nhiều người quan tâm để tập trung vào đó.

Bước 5: Tự hào khoe với cả thế giới khoá học của bạn được đón nhận nồng nhiệt

Lựa chọn những feedback hay review tốt, lời khen ngợi về chăt lượng, về sự thú vụ, về sự ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ đến học viên... để chia sẻ nó trên website, các nền tảng mạng xã hội, gửi email...

Lời kết

Đến đây bạn đã hoàn thành bước Pre-sale! Oh, no! Bạn có thể làm nhiều lần pre-sale để đi đến một sản phẩm hoàn hảo. Mỗi một lần pre-sale bạn lại mở rộng tập khách hàng, tự tin hơn về khoá học online của mình mà không phải đối mặt với nguy cơ thất bại hoàn toàn.

Nếu các phản hồi và kết quả bán khoá học thử nghiệm không như mong muốn bạn cũng nên cân nhắc việc đầu tư và thực hiện đến cùng khoá học online đó.

Câu chuyện kinh doanh Giáo Dục 4.0Kinh nghiệm xây dựng website khóa học onlineChiến dịch bán khóa học online

Loan Nguyễn Twitter

Loan is a MSc in Nuclear Physics and Application. Loan loves to try challenging tasks, travelling and doing yoga. Loan lives in Hanoi, a beautiful city and works at Hoola, a great company.