Các hình thức quản lý dự án hiệu phổ biến nhất hiện nay

Cùng Hoola tìm hiểu chi tiết về các hình thức quản lý dự án hiệu quả nhất.

Hoola
Hoola

Quản lý dự án là một kỹ năng quan trọng mà người quản lý cần phải sở hữu. Nếu làm tốt kỹ năng này, các dự án sẽ được diễn ra một cách trôi chảy và có nhiều cơ hội phát triển vượt bậc khác. Vậy, có mấy hình thức quản lý dự án? Làm thế nào để chọn được phương thức quản lý phù hợp? Bài viết dưới đây của Hoola sẽ giúp bạn tìm được lời giải chi tiết về cách quản lý dự án.

Tìm hiểu khái niệm về quản lý dự án là gì?

Quản lý dự án là áp dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ, kỹ thuật vào quá trình triển khai dự án. Mục đích là để nó có thể đáp ứng được các yêu cầu chung của dự án.
Việc quản lý dự án được thực hiện qua ứng dụng phù hợp, tích hợp các quy trình quản lý được xác định cho dự án hiệu quả.
Để chọn hình thức quản lý dự án phù hợp, bạn cần chia thành các mô hình theo các nguyên lý, chủ đề, khung vận hành, quy trình và các nguyên tắc. Khi tổng hòa lại tất cả, chúng sẽ tạo thành một cấu trúc nhất định để quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Quản lý dự án là việc người quản lý vận dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ,... để đáp ứng được các yêu cầu chung của dự án.

Các yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn hình thức quản lý dự án

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn mô hình quản lý dự án đó là:
- Tính chất của dự án: xác định rõ công trình, hoạt động ở dạng mới, cải tạo hay mở rộng.
- Quan hệ vốn sở hữu: nếu sử dụng nguồn tiền công, mô hình quản lý dự án sẽ theo dạng doanh nghiệp nhà nước. Nếu sử dụng vốn đóng góp từ cổ phần, các cổ đông sẽ quyết định loại mô hình.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc chọn hình thức quản lý dự án

4 hình thức quản lý dự án hiệu quả và phổ biến nhất

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý

Đây là hình thức quản lý dự án theo cách trực tiếp. Tuy nhiên, nó yêu cầu chủ đầu tư cần có chuyên môn về lĩnh vực dự án và có thể theo sát tiến trình từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc.
Trên thực tế, chủ đầu tư sẽ quản lý trực tiếp theo 2 loại đó là:

  • Chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình cùng bộ máy chuyên môn trực thuộc để quản lý. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng cần thông qua bản quyết định về giao nhiệm vụ và quyền hạn quản lý cho phòng ban hoặc cá nhân nào đó.
  • Chủ đầu tư quyết định thành lập ban quản lý để tiến hành giám sát và hoàn thiện dự án. Những người này đều phải có điều kiện về mặt chuyên môn, pháp lý, nghiệp vụ.
    Các trường hợp áp dụng hình thức quản lý trực tiếp từ chủ đầu tư bao gồm:
  • Chủ đầu tư thực hiện dự án quy mô lớn, đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao.
  • Chủ đầu tư cùng lúc thực hiện nhiều dự án nên áp dụng hình thức này.

Hình thức chủ nhiệm thực hiện các công tác quản lý

Đây là hình thức quản lý dự án theo hướng thuê bên thứ ba hoặc chủ nhiệm thay mặt hoàn thành dự án. Theo đó, hình thức thực hiện này sẽ bao gồm 2 loại sau đây:

  • Tư vấn quản lý dự án theo hợp đồng: Lúc này, tổ chức thuê sẽ đảm nhận một hoặc toàn bộ nội dung dự án. Nó sẽ phụ thuộc vào hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.
  • Ban quản lý dự án chuyên ngành: Sẽ được thực hiện khi dự án đó được Chính phủ giao cho các cơ quan ban ngành, hoặc đó là Bộ, ủy hoặc ban nhân dân tỉnh quản lý.
    Trường hợp áp dụng bao gồm:
  • Chủ đầu tư không đủ năng lực chuyên môn lẫn kỹ thuật.
  • Có vốn đầu tư Nhà nước hoặc ngân sách vốn nước ngoài.
  • Mang tính chất đặc thù và chuyên ngành.

Chìa khóa trao tay

Chìa khóa trao tay là hình thức quản lý dự án theo hướng chủ đầu tư dự án phải có đủ điều kiện, năng lực cùng chuyên môn và cơ sở pháp lý để tự tổ chức đấu thầu dự án. Lúc này, chủ đầu tư sẽ chọn nhà thầu có đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
Nếu áp dụng phương thức này, nhà đầu tư chỉ cần cung cấp ngân sách như đã ký kết. Ban quản lý dự án sẽ trực tiếp xây dựng, hoàn thành dự án theo thời gian đã đặt ra. Nhà thầu được chọn sẽ chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật với chủ đầu tư về mọi hoạt động quản lý dự án của mình.
Các trường hợp phù hợp với hình thức này bao gồm:

  • Dự án sử dụng vốn ngân sách từ Nhà nước.
  • Dự án sử dụng ngân sách của tập đoàn kinh tế hoặc tổng công ty Nhà nước.

Hình thức tự thực hiện dự án

Đây là hình thức có quá trình thực hiện khác hoàn toàn so với hình thức nhà đầu tư trực tiếp quản lý. Lúc này, chủ đầu tư sẽ sử dụng nguồn lực để xây dựng ban quản lý chuyên trách về dự án và thực thi theo kế hoạch đề ra.
Chủ đầu tư sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi việc đó là giá cả vật liệu xây dựng, quá trình sản xuất diễn ra, tiến độ thi công dự án,… Vì phải chịu trách nhiệm với pháp luật về giá thành và chất lượng sản phẩm nên chủ đầu tư phải giám sát cực kỳ chặt chẽ.
Trường hợp doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức này bao gồm:

  • Doanh nghiệp có đủ năng lực để cải tạo và sửa chữa dự án quy mô nhỏ.
  • Là các dự án liên quan đến cộng đồng sẽ áp dụng hình thức này.
4 hình thức quản lý dự án hiệu quả và phổ biến nhất

Trên đây là những hình thức quản lý dự án phổ biến nhất hiện nay. Để có thể đầu tư và quản lý dự án hiệu quả, doanh nghiệp cần nâng cao trình độ chuyên môn của từng bộ phận. Bạn có thể sử dụng nền tảng Hoola để tiến hành đào tạo nội bộ với nhiều công cụ chuyên nghiệp, bảo mật nhất.

hình thức quản lý dự án

Hoola

Hoola is an All-In-One E-Learning platform to help Trainers, Coach, Companies creating their own website for teaching, training and selling online courses effectively by using various build-in tools.