Giáo dục trực tuyến tại Việt Nam khác gì so với nước ngoài
Giáo dục trực tuyến tại Việt Nam khác gì so với nước ngoài
Nhiều nước phát triển trên thế giới đã triển khai mạnh mẽ giáo dục trực tuyến trong hệ thống giáo dục chung trên cả nước. Những năm gần đây, E-learning đã và đang triển khai cho học sinh phổ thông, điển hình là các nước Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Và cũng đã tới Việt Nam, hãy cùng Hoola khám phá sự khác biệt này.
E- learning tại Mỹ.
Ở Mỹ, đã có hàng triệu học sinh phổ thông đăng ký học Online. Đưa lớp học lên mạng Internet là một trào lưu đang bùng nổ tại những nước này. Không chỉ là một phong trào tự phát, tại nhiều bang ở Hoa Kỳ các nhà quản lý giáo dục đã ban hành quy định trước khi được công nhận tốt nghiệp, mỗi học sinh phải đăng ký học một số môn nhất định tại các lớp học trực tuyến. Theo lý giải của các nhà quản lý, đây là bước chuẩn bị nhằm trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiếtcho việc học tại các trường đại học sau này và thích ứng với môi trường làm việc của thế kỷ 21.
E- learning tại Hàn Quốc.
Đối với Hàn Quốc, Chính phủ xem đây như một công cụ để giảm tải chi phí dạy kèm tại các trung tâm luyện thi, qua đó góp phần bình đẳng trong giáo dục. Cùng với đó, kênh truyền hình học đường được mở ra cùng với website cung cấp các bài giảng ôn thi đại học miễn phí, thu hút một số lượng rất lớn học sinh tham gia. Một số giáo viên, giảng viên giỏi ở Hàn Quốc cho rằng e-learning mang lại cơ hội và sự công bằng hơn cho giáo dục bởi những học sinh nghèo có thể tham gia vào khóa luyện thi của những thầy giỏi với mức học phí rất ít so với lớp luyện thi thông thường.
E- learning tại các quốc gia khác.
Ở nhiều nước phát triển, E-learning được triển khai với quy mô sâu rộng với rất nhiều tính năng đi kèm với khóa học. Đầu tiên phải nói đến tính linh hoạt trong việc học và thanh toán chi phí học tập bởi vì bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ cho việc học trực tuyến là linh hoạt.
Từ khi đăng ký học đến lúc hoàn tất người học có thể học theo thời gian biểu mình định ra. Không bị gò bó bởi thời gian và không gian lớp học dù bạn vẫn đang ở trong lớp học “ảo”. Chi phí học thấp tính theo tháng với mỗi môn được thanh toán một cách nhanh chóng bằng các phương thức thanh toán điện tử khác nhau. Điều này hoàn toàn phù hợp với những quốc gia có nền công nghệ thông tin phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…
Tại Mỹ, một tính năng rất hay thường gọi là đào tạo “một – một” (1-on-1) là một trong những tiện ích quan trọng được triển khai trên công nghệ mạng. Với tính năng này, mỗi học sinh lại được quản lý và tương tác với một giáo viên chủ nhiệm nhằm theo dõi và bám sát một cách tốt nhất tới quá trình học của từng học viên. Học sinh được quản lý và đánh giá chặt chẽ về mức độ chuyên cần và kết quả học tập.
Mức độ đánh giá học sinh dựa trên hệ thống Q&A giám sát và quản lý chất lượng (Quality and Assurance), học sinh sẽ phải trải qua kỳ thi chất lượng mỗi tháng nhằm đánh giá quá trình học và tiếp thu của học viên. Với hệ thống này, học viên sẽ phải học lại chương trình cho tới khi họ vượt qua được kì thi đánh giá chất lượng này.
Xã hội hóa E-learning cho Giáo dục Việt Nam
Trên thực tế, việc học trực tuyến đã không còn mới mẻ ở các nước trên thế giới. Song ở Việt Nam, nó mới chỉ bắt đầu phát triển một số năm gần đây, đồng thời với việc kết nối internet băng thông rộng được triển khai mạnh mẽ tới tất cả các trường học. Sự hữu ích, tiện lợi của E-learning thì đã rõ nhưng để đạt được thành công, các cấp quản lý cần có những quyết sách hợp lý.
Chủ trương của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn tới là tích cực triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập, mà ở đó mọi công dân (từ học sinh phổ thông, sinh viên, các tầng lớp người lao động, ..) đều có cơ hội được học tập, hướng tới việc: học bất kỳ thứ gì , bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu và học tập suốt đời. Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, E-learning nên có một vai trò chủ đạo trong việc tạo ra một môi trường học tập ảo.
Sự phát triển của E- learning tại Việt Nam.
Việt Nam đã gia nhập Mạng E-learning châu Á (Asia E-learning Network – AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học – Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính – Viễn Thông… Điều này cho thấy việc nghiên cứu và ứng dụng E- learning đang được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trên thế giới, E-learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu và còn rất nhiều việc phải làm để có thể tiến kịp các nước.
Hoola blog - Chia sẻ kiến thức bán khóa học online Newsletter
Join the newsletter to receive the latest updates in your inbox.