EVP Là Gì? Cách Xây Dựng Employee Value Proposition Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp

Cùng Hoola tìm hiểu về EVP và cách xây dựng Employee Value Proposition hiệu quả cho doanh nghiệp!

Hoola
Hoola

Để sở hữu đội ngũ nhân viên tài giỏi và ưu tú, EVP đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp tìm hiểu và ứng dụng. Tuy nhiên, không phải người quản lý nào cũng nắm rõ được EVP là gì và vai trò của EVP trong tuyển dụng. Vì vậy, để hiểu EVP là gì, Hoola mời bạn đọc cùng tham khảo nhanh bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về khái niệm EVP là gì?

EVP là từ viết tắt của Employee Value Proposition, là định vị giá trị nhân viên. Đây là khái niệm cơ bản trong thương hiệu tuyển dụng và đến nay vẫn chứng minh được hiệu quả.
Thực tế, EVP được dùng để chỉ ra những đặc trưng của một tổ chức, doanh nghiệp có thể chiêu tài người lao động. Trong đó, EVP có thể sẽ bao gồm:

  • Những yếu tố hữu hình như lương, thưởng, đãi ngộ, chương trình đào tạo hoặc tập huấn phát triển.
  • Những yếu tố vô hình thuộc về giá trị doanh nghiệp bao gồm môi trường làm việc ổn định, nội bộ đoàn kết, nỗ lực cùng nhau để đạt tới sự hoàn hảo,…
EVP có nghĩa là định vị giá trị nhân viên, được dùng nhiều trong tuyển dụng nhân sự

Tầm quan trọng của EVP trong tuyển dụng bao gồm những gì?

Có thể thấy rằng, EVP tựa như một thỏi nam châm giúp hấp dẫn các nguồn nhân lực tiềm năng. Bên cạnh đó, EVP cũng là động lực để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên hiện tại. Cụ thể, dưới đây là 5 lợi ích mà EVP trong tuyển dụng đem lại:

Tiếp cận đúng các ứng viên tài giỏi, tiềm năng

Triển khai EVP tốt sẽ làm tăng khả năng tiếp cận với ứng viên tiềm năng. Điều này được thể hiện thông qua việc đưa thương hiệu của doanh nghiệp lên tầm cao mới trong thị trường lao động.
Hơn nữa, sức mạnh của EVP còn giúp củng cố, định vị doanh nghiệp trong mắt ứng viên. Lúc này, nhân viên sẽ cảm nhận doanh nghiệp này như một miền đất hứa để họ cống hiến, nỗ lực và phát triển, hoàn thiện bản thân.

Góp phần giúp doanh nghiệp tái truyền cảm hứng cho nhân viên

Quá trình xây dựng và chia sẻ EVP không những làm tăng sự hấp dẫn cho nhân tài tiềm năng mà còn giúp lắng nghe, thấu hiểu từng cá nhân. Nhờ đó, nhân viên sẽ cảm thấy mình được quan tâm và doanh nghiệp có thể đáp ứng được các mong muốn của họ đối với công việc và tổ chức.
Hơn thế nữa, EVP còn giúp các cấp quản lý gần gũi hơn với nhân viên. Từ đó giúp mối quan hệ giữa các bên luôn hòa bình, xây dựng được niềm tin và cam kết vững chắc.

Gây ấn tượng với từng nhóm ứng viên khác nhau

Mỗi vị trí công việc sẽ có các nhu cầu và thị hiếu riêng. Theo đó, EVP hiệu quả sẽ vừa gây ấn tượng về chiều rộng, vừa thu hút ở cả chiều sâu với ứng viên. Nhờ đó, nhân lực tiềm năng sẽ tìm đến doanh nghiệp với mong muốn cống hiến, trổ tài.

Tinh lọc mục tiêu tuyển dụng hiệu quả hơn

Trong hành trình xây dựng và phát triển, EVP sẽ giúp tiếp cận và đào sâu những nhu cầu quan trọng của nhân viên hiện tại cùng ứng viên tiềm năng. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ tự định hướng công tác tuyển dụng và đưa ra những đề nghị hấp dẫn nhất cho người lao động.

Giúp doanh nghiệp giảm bớt sự cạnh tranh về thù lao

Mức lương luôn là yếu tố được các ứng viên quan tâm khi có nhu cầu ứng tuyển vị trí công việc mới. Tuy nhiên, nếu EVP doanh nghiệp hấp dẫn, ứng viên sẵn sàng bỏ qua vì họ muốn tìm nơi mà mình có thể phát triển, thăng tiến.
Hiểu đơn giản hơn, nếu xây dựng EVP tốt, bạn không cần đề xuất mức lương cao hơn so với mặt bằng chung mà vẫn có thể cạnh tranh và thu hút ứng viên.

Tầm quan trọng của EVP trong tuyển dụng nhân sự hiện nay

Hướng dẫn cách xây dựng EVP hiệu quả cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể tiếp cận chiến lược tuyển dụng hiệu quả qua 6 bước xây dựng EVP dưới đây:

  • Bước 1: Liệt kê toàn bộ chế độ đãi ngộ mà doanh nghiệp đang áp dụng.
  • Bước 2: Nghiên cứu nhu cầu của các ứng viên hiện nay. Điều này giúp bạn tạo ra sự khác biệt, biến nơi làm việc trở thành miền đất hứa trong mắt ứng viên.
  • Bước 3: Bàn luận và xin ý kiến với các cấp quản lý nhằm quyết định được chế độ và lợi ích quan trọng.
  • Bước 4: Triển khai xây dựng EVP.
  • Bước 5: Áp dụng EVP vào thực tiễn như thông tin tuyển dụng trên website, ấn phẩm marketing, các mạng xã hội,…
  • Bước 6: Đánh giá và điều chỉnh EVP sao cho phù hợp với thực tiễn nhằm duy trì sự minh bạch trong quản lý và giữ mối quan hệ tốt với nhân viên.
6 bước xây dựng EVP hiệu quả cho doanh nghiệp

Bài viết trên đây của Hoola đã cùng bạn tìm hiểu về EVP là gì. Hy vọng thông tin hữu ích này đã giúp bạn biết được cách xây dựng và phát triển EVP hiệu quả nhằm thu hút nhân tài. Sau đó, bạn hãy ứng dụng nền tảng Hoola vào thực tiễn đào tạo nội bộ để giúp nhân viên mới nhanh chóng bắt kịp nhịp điệu hoạt động của công ty. Trong quá trình sử dụng Hoola để tạo bài giảng, thư viện tài liệu, cấp chứng chỉ,… nếu còn gì thắc mắc, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ nhé.

evpevp là gìemployee value proposition

Hoola

Hoola is an All-In-One E-Learning platform to help Trainers, Coach, Companies creating their own website for teaching, training and selling online courses effectively by using various build-in tools.