Thách thức của nước ta khi phát triển giảng dạy trực tuyến
Thách thức của nước ta khi phát triển giảng dạy trực tuyến
Học tập là quá trình suốt đời, học ở mọi lúc, mọi nơi, và khi kết hợp khoa học, phù hợp với công nghệ thông tin, các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nền tảng giảng dạy trực tuyến thì đó là lựa chọn tất yếu. Dịch bệnh là một thách thức, nhưng cũng có thể là cơ hội để lĩnh vực giáo dục mạnh mẽ thay đổi, bắt kịp và hội nhập với xu thế đổi mới của giáo dục hiện đại. Hãy cùng Hoola tìm hiểu thêm về những thách thức này:
Trở ngại tâm thế dạy và học
Không khó để nhận ra tâm lý chưa sẵn sàng thích ứng với việc dạy và học trực tuyến từ phía nhà trường lẫn học sinh và gia đình. Nhà trường lúng túng trong các thao tác triển khai, giáo viên dè dặt trong việc thực hiện, học sinh và phụ huynh thì vừa chưa quen, vừa quan ngại tính hiệu quả. Thậm chí, ở một số nơi, xuất hiện cả thái độ bài xích, bất hợp tác của học sinh cùng gia đình, càng khiến cho việc triển khai giảng dạy trực tuyến thêm phần khó khăn.
Nhiều trường học chưa làm tốt khâu truyền thông, tuyên truyền, để giáo viên lẫn học sinh và gia đình hiểu được những lợi ích từ giáo dục trực tuyến, nhất là trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19 như hiện nay. Khiến thái độ thực hiện không tốt, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả. Xây dựng tính tích cực, chủ động, tự giác của người học là điều kiện vô cùng quan trọng. Thiết nghĩ, nếu làm tốt công tác tư tưởng ngay lúc đầu thì khi tiến hành thực hiện, sẽ bớt được một rào cản vô cùng quan trọng: ý thức của người thực hiện.
Nhọc nhằn xây dựng kỹ năng
Các trường học trước đây từng áp dụng một phần giáo dục trực tuyến trong tổng thể quá trình dạy và học, thì các trường học khác, khi lần đầu triển khai giảng dạy trực tuyến, cần tính đến quá trình xây dựng kỹ năng cho giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, quá trình áp dụng này mới dừng lại ở thái độ bị động. Bởi vậy, nhiều trường để giáo viên tự bơi, tự mày mò tìm hiểu, tự loay hoay triển khai, hoặc nếu có tổ chức tập huấn thì lại sơ xài, chiếu lệ, qua loa hình thức.
Giáo viên khi giảng dạy trực tuyến thì cũng chỉ chăm chăm sao cho kịp nội dung bài học, kiến thức cần đạt, mà quên hướng dẫn cho học trò những kỹ năng cần thiết cho một phương pháp học tập mới. Bên cạnh đó, hàng loạt những kỹ năng cơ bản trong học trực tuyến như: kỹ năng tập trung trong môi trường số; kỹ năng thu nhập – xử lý – lưu trữ thông tin; kỹ năng làm việc nhóm online; kỹ năng giao tiếp/ tương tác trong không gian số… chưa được học sinh biết đến để tạo hiệu quả trong việc học.
Lúng túng bài toán công nghệ
Một rào cản thường gặp nữa là về cơ sở vật chất, đặc biệt là về công nghệ cho quá trình giáo dục trực tuyến. Tuy không phải là hình thức học tập mới, nhưng do được triển khai trong hoàn cảnh bị động nên nhiều trường học tỏ ra lúng túng khi lựa chọn mô hình thực hiện. Mọi thứ càng khó khăn hơn khi các trường để giáo viên mạnh ai nấy làm, mỗi giáo viên tự chọn giải pháp cho riêng mình. Giáo viên thì mỗi người một quan điểm cho rằng phần mềm mà mình lựa chọn tối ưu hơn, hỗ trợ học sinh hiệu quả hơn.
Có thể nói, chính sự không đồng bộ trong hình thức triển khai, khiến cho học sinh mất nhiều thời gian một cách vô lý. Chẳng hạn, nếu học sinh học trực tuyến ba môn học của ba thầy cô nhưng với ba hình thức phần mềm, người học phải mất thời gian cho việc tạo ba tài khoản, làm quen ba giao diện và kéo theo đó là hàng loạt thao tác, kỹ năng sử dụng khác nhau. Điều này rõ ràng đã làm giảm hiệu quả học tập của người học. Chính vì thế, rõ ràng, sự đồng bộ trong triển khai là vô cùng cần thiết.
Ngoài ra, các nguy cơ an toàn công nghệ, an ninh mạng, trong quá trình thực hiện giáo dục trực tuyến cũng là điều đáng suy nghĩ. Trên thực tế, vấn đề này thường bị xem nhẹ ở nhiều trường học. Tâm lý chủ quan này hoàn toàn có thể lý giải, vì nhiều người vẫn hay nghĩ rằng giáo dục là khu vực ít xảy ra tình trạng mất an toàn an ninh mạng. Tuy vậy, đây là lối nghĩ cần tránh.
Các vấn đề thực tế và thử nghiệm
Khi các lớp học truyền thống không mở cửa, giáo viên thường cho học sinh học online tự giải quyết các vấn đề hoặc theo nhóm. Điều này giúp học sinh có kỹ năng giải quyết vấn đề và suy nghĩ độc lập. Tuy nhiên, các bài tập trực tuyến thường mất nhiều thời gian để hoàn thành hơn so với trên lớp, học viên cũng luôn phải giữ kết nối để học sinh không thấy bị bỏ rơi.
Hoola blog - Chia sẻ kiến thức bán khóa học online Newsletter
Join the newsletter to receive the latest updates in your inbox.