11 Phương Pháp Và Quy Trình Đánh Giá Hiệu Quả Công Việc

Cùng Hoola tham khảo các tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả công việc khoa học bạn nhé!

Hoola
Hoola

Đánh giá hiệu quả công việc là một khâu cực kỳ quan trọng mà người quản lý cần phải nắm rõ. Tuy nhiên, không phải người quản lý nào cũng có phương pháp và tiêu chí đánh giá đúng cách để có thể nhìn thấu bức tranh tổng thể về sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, qua bài viết dưới đây, Hoola sẽ chia sẻ tới bạn 11 phương pháp đánh giá hiệu quả làm việc cùng quy trình thực hiện chi tiết, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Tìm hiểu về đánh giá hiệu quả công việc là gì?

Hiệu quả công việc được hiểu là khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao của các nhân viên. Hiệu quả này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hoàn cảnh, thời gian cùng những yếu tố tác động khác.
Vì vậy, đánh giá hiệu quả công việc là quá trình người quản lý đánh giá, rà soát nhằm nắm bắt tình hình thực tế về quá trình làm việc của nhân viên. Để đánh giá, mỗi công ty sẽ có những tiêu chí riêng cho từng nhân sự.
Thông thường, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên sẽ dựa trên công thức:
Hiệu quả = Kết quả đạt được/Mục tiêu.

Đánh giá hiệu quả công việc là quá trình người quản lý nhìn nhận kết quả công việc để nắm bắt tình hình thực tế về quá trình làm việc của nhân viên

11 phương pháp đánh giá công việc của nhân viên hiệu quả


Bạn có thể áp dụng một trong những phương pháp đánh giá hiệu quả công việc sau đây:

11 phương pháp đánh giá hiệu quả làm việc mà bạn có thể áp dụng

Phương pháp đánh giá Balanced Scorecard BSC – Thẻ điểm cân bằng

Đây là phương pháp đánh giá xây dựng một hệ thống kế hoạch và quản trị về mặt chiến lược. Thông qua đó, bạn có thể biết được định hướng hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn, chiến lược. Đồng thời có thể theo dõi hiệu quả vận hành của doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra.
Được biết, cân bằng BSC thiết lập hệ thống đo lường kết quả hoạt động doanh nghiệp dựa vào 4 khía cạnh: Tài chính, khách hàng, kinh doanh nội bộ và đào tạo & phát triển.

Xếp hạng danh mục

Đây là phương pháp đánh giá được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Với phương pháp này, mức độ thực hiện công việc sẽ được đánh giá dựa theo danh sách đầu mục liệt kê hành vì. Qua đó sẽ thể hiện rõ là công việc hiệu quả hay không hiệu quả.

Thang đồ thị đánh giá

Hình thức đánh giá này được nhiều quản lý áp dụng vì họ chỉ cần kiểm tra, theo dõi mức độ hiệu quả của nhân viên dựa theo 3 – 5 cấp độ. Đó là rất kém, kém, bình thường, tốt và rất tốt.

Xếp hạng hiệu suất công việc

Đây là phương pháp đánh giá hiệu quả công việc thường được dùng để đánh giá hiệu suất của nhân viên từ kém nhất đến tốt nhất. Thông qua đó, quản lý sẽ dễ dàng theo dõi và thấy được hiệu quả làm việc của nhân viên với nhau dựa vào các tiêu chí nhất định.

Quản lý mục tiêu MBO

MBO là quá trình mà người quản lý đặt ra các mục tiêu cho nhân viên. Qua định kỳ đánh giá, quản lý sẽ theo dõi hiệu suất và có khen thưởng phù hợp. Các mục được áp dụng trong phương pháp MBO đó là:

  • Xây dựng mục tiêu theo sự đồng thuận, thống nhất giữa quản lý và nhân viên.
  • Tập trung vào kết quả thay vì nhìn vào cách thực hiện.
  • Nhân viên luôn ở thế chủ động khi thực hiện công việc.
  • Áp dụng ở cấp quản lý cao nhất của công ty.

Xếp hạng theo phân phối định sẵn để đánh giá hiệu quả


Phương pháp này giúp đánh giá hiệu suất để xếp hạng nhân viên theo thứ tự đã quy định từ trước. Thông qua đó, quản lý có thể trọng dụng đúng người, tránh bỏ lỡ nhân tài.


Phân phối bắt buộc Incident Method đánh giá hiệu quả làm việc

Đây là phương pháp đánh giá nhân viên dựa trên cơ sở bắt buộc nhất định. Ưu điểm của Incident Method đó là bắt buộc quản lý phải quyết đinh và đánh giá chính xác năng lực của nhân viên. Đồng thời giúp nâng cao năng lực và hiệu quả của đội ngũ nhân sự.
Tuy nhiên, bạn nên hạn chế áp dụng vì phương pháp này có thể làm tăng sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các nhân viên. Đồng thời, nó có thể làm giảm tinh thần hợp tác và ảnh hưởng tới tinh thần làm việc chung.

Phương pháp đánh giá 360 độ

Ở phương pháp này, người thực hiện đánh giá hiệu quả công việc là mọi người trong công ty. Bao gồm cấp quản lý, nhân viên cấp dưới, đồng nghiệp, khách hàng và nhân viên tự đánh giá. Do đó, phương pháp này giúp người được đánh giá có cái nhìn khách quan và đa chiều.

Đánh giá hiệu quả công việc qua việc đánh giá nỗ lực

Đây là phương pháp yêu cầu quản lý diễn tả được điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên trong quá trình làm việc. Đồng thời, phương pháp đánh giá nỗ lực thường được áp dụng song song với phương pháp thang đánh giá đồ thị.

Phương pháp định lượng

Phương pháp đánh giá hiệu quả làm việc này được thực hiện theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Xác định yêu cầu chính để hoàn thành công việc.
  • Bước 2: Phân loại các yêu cầu theo từng mức độ của thang đánh giá. Mỗi mức đánh giá xuất sắc, khá, trung bình, yếu và kém cần có quy định rõ ràng.
  • Bước 3: Đánh giá từng yếu tố trong tổng các yếu tố đã được xác lập trước đó.

Sử dụng phần mềm chuyên nghiệp để đánh giá hiệu quả công việc

Bên cạnh các phương pháp truyền thống, bạn có thể ứng dụng các phần mềm đánh giá hiệu quả công việc. Hầu hết các phần mềm hiện nay đều giúp bạn theo dõi tiến trình thực hiện công việc của nhân viên. Qua đó, bạn sẽ có đánh giá minh bạch và công tâm nhất.

Quy trình đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên chính xác

Đánh giá hiệu quả công việc là điều không hề đơn giản hay dễ làm. Vì thế, để đánh giá chuẩn xác nhất, bạn có thể tham khảo quy trình 6 bước sau đây:

  • Bước 1: Lập tài liệu về công việc với mô tả công việc, tiêu chí đánh giá. Đồng thời làm rõ quá trình làm việc và quá trình đào tạo kèm quá trình khen thưởng, kỷ luật.
  • Bước 2: Tiêu chí đánh giá kết quả công việc với các tiêu chí riêng. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các mẫu đánh giá công việc nhân viên trên mạng nếu chưa thiết lập ra biểu mẫu riêng cho công ty của mình.
  • Bước 3: Chọn phương pháp đánh giá phù hợp. Hãy dựa vào đặc thù doanh nghiệp và nhân viên để có phương pháp đánh giá tối ưu nhất.
  • Bước 4: Có chính sách thưởng phạt rõ ràng khi đánh giá. Đồng thời, việc xây dựng này cần đảm bảo tiêu chí công bằng, minh bạch, rõ ràng, phù hợp với ngân sách công ty.
  • Bước 5: Tổ chức hoạt động đánh giá hiệu quả làm việc cấp nhân viên.
  • Bước 6: Tổng hợp kết quả và định hướng phát triển.
Bạn nên có một quy trình đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên

Trên đây là phương pháp và quy trình đánh giá hiệu quả công việc hiệu quả bạn nên biết. Sau khi đánh giá công việc của nhân viên, bạn có thể tiến hành đào tạo nội bộ nếu đội ngũ nhân viên có thiếu sót ở đâu. Hãy sử dụng nền tảng Hoola để tổ chức đào tạo nội bộ bài bản, hiệu quả và truyền tải tri thức không giới hạn.

tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc

Hoola

Hoola is an All-In-One E-Learning platform to help Trainers, Coach, Companies creating their own website for teaching, training and selling online courses effectively by using various build-in tools.