Đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho bài giảng

Quyền tác giả là gì? Bạn đã biết cách dựa vào pháp luật để bảo vệ đứa con tinh thần của mình chưa?

Loan Nguyễn
Loan Nguyễn

Quyền tác giả là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm: Baif giangr

This feminine styled stock photo perfect for lady bosses features hot pink and black props with a white desk, a keyboard, pink and black notecards, pens, a notebook, and more.
Photo by Katie Harp / Unsplash

Điều kiện để bài giảng được bảo hộ

– Phải là loại hình tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

– Có tính sáng tạo: phải được tạo ra lần đầu, tác giả phải là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và là chủ sở hữu quyền tác giả.

– Có tính nguyên gốc: Không sao chép, bài giảng được tạo ra một cách độc lập. Bài giảng được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác.

Copyright Claim
Photo by Markus Winkler / Unsplash

Các bước đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho bài giảng

Thực tế hiện nay có nhiều hành vi ăn cắp ý tưởng hoặc sao chép bài giảng để bán vì mục đích thương mại hoặc trích dẫn bài giảng làm sai lệch ý của tác giả và nhiều hành vi vi phạm khác.

Dù là hành vi nào thì khi xảy ra tranh chấp cũng tốn không ít thời gian cũng như công sức của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Để đăng ký bản quyền cho bài giảng thì tác giả cần thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền cho bài giảng

– 02 tờ khai đăng ký quyền tác giả;

– Giấy tờ nhân thân của tác giả;

– 02 quyết định giao việc nếu chủ sở hữu là công ty;

– 02 bản mô tả, tóm tắt chi tiết và bản sao của bài giảng;

– 02 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Văn bản đồng ý của đồng tác giả nếu có đồng tác giả;

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;

– Giấy uỷ quyền nếu người nộp đơn được ủy quyền;

– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do thừa kế, chuyển giao, kế thừa.

Save Your Internet – Demo against Uploadfilter – Article 13 #CensorshipMachine. March 16. 2019, Kornmarkt, Nürnberg, Germany
Photo by Markus Spiske / Unsplash

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho bài giảng

Hồ sơ nộp tại Cục Bản quyền tác giả để xin cấp Văn bằng bảo hộ. Địa chỉ cụ thể:

– Trụ sở chính Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình.

– Thành phố Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3.

– Thành phố Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu.

Bước 3: Thẩm định đơn đăng ký

Trong thời hạn 7-15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho bài giảng của người nộp đơn nếu đơn hợp lệ.

Trường hợp từ chối cấp thì phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người nộp đơn.

Về các khoản lệ phí đăng ký bản quyền tác giả cho bài giảng có thể được nộp bằng tiền mặt, séc chuyển khoản hoặc ủy nhiệm chi cho Cục.

Bảo mật nội dung học onlineCâu chuyện kinh doanh Giáo Dục 4.0Kinh doanh khóa học onlineQuản trị khóa học OnlineTin tức khóa học online

Loan Nguyễn Twitter

Loan is a MSc in Nuclear Physics and Application. Loan loves to try challenging tasks, travelling and doing yoga. Loan lives in Hanoi, a beautiful city and works at Hoola, a great company.