
CHUYỂN ĐỔI SỐ trong giáo dục - Không còn là khái niệm trìu tượng!
Chuyển đổi số và số hoá không còn xa lạ và trìu tượng, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đào tạo!
Chương trình chuyển đổi số của Chính phủ
Chính phủ đã ban hành chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2025-2030. Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong chương trình Chuyển đổi số quốc gia Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành, chuyển đổi số giáo dục được đặt ở vị trí ưu tiên cao nhất. Chuyển đổi số giáo dục và đào tạo, nhất là đại học và dạy nghề có thể là giải pháp để tạo ra sự đột phá trong ngành.
CHUYỂN ĐỔI SỐ là sự thay đổi toàn diện của mô hình truyền thống sang mô hình mới sử dụng dữ liệu được số hoá (dữ liệu lưu trữ trên máy tính/ internet) và các công nghệ số hoá (Big Data, AI, Cloud...).

Bạn sẽ thấy rõ những bằng chứng của chuyển đổi số trong giáo dục ở phần sau đây.
Thành công trong chuyển đổi số ngành giáo dục đào tạo
Việc quản lý, tổ chức đào tạo trực tuyến trong các trường đại học, triển khai mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông, hướng dẫn dạy học trên truyền hình, Internet, công nhận kết quả dạy học qua mạng, sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử,...
Ngành Giáo dục đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu toàn quốc về giáo dục với 53.000 trường học, 710 phòng GD-ĐT, gần 24 triệu học sinh và hơn 1.4 triệu giáo viên được gắn mã định danh. Thông tin của 393 trường đại học, cao đẳng với 2,5 triệu sinh viên, 120.000 giảng viên cũng được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành.
Việc phát triển học liệu dạng số hoá cũng được Bộ GDĐT chú trọng triển khai. Đến nay đã có 5.000 bài giảng e-learning; 2.000 bài giảng dạy trên truyền hình, 200 đầu sách giáo khoa phổ thông, 200 thí nghiệm ảo và hơn 35.000 câu hỏi trắc nghiệm.
Thời điểm dịch COVID-19, với phương châm “tạm dừng đến trường, không ngừng học”, 80% trường phổ thông, 240 cơ sở đào tạo đã tổ chức dạy-học trực tuyến; trong đó có 79 cơ sở tổ chức quản lý dạy học hoàn toàn qua mạng. Với sự linh hoạt ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong GDĐT này, ngành giáo dục đã hoàn thành nhiệm vụ năm học 2019-2020, đảm bảo sức khỏe cho học sinh, giáo viên.
Để đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong GDĐT giai đoạn 2021-2025, Bộ GDĐT sẽ chú trọng triển khai ở 4 vấn đề cơ bản:
- Phát triển hệ thống dữ liệu toàn quốc về GD-ĐT;
- Phát triển, khai thác hệ thống học liệu và môi trường học tập số;
- Xây dựng và triển khai khung năng lực số cho học sinh phổ thông;
- Phát triển triển nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

Thầy cô phải theo kịp chuyển đổi số
Vi-rút Covid-19 là cú hích để những người vốn ác cảm với hình thức học tập online bắt buội phải thay đổi suy nghĩ.
Nhà trường, phụ huynh và học sinh đã sẵn sàng cho học tập online. Còn đối với cá nhân các thầy cô giáo thì sao?
Nếu môi trường giảng dạy bắt buộc phải sử dụng hình thức giáo dục đào tạo trực tuyến thì đương nhiên các thầy cô phải thích nghi.
Còn nếu trường hợp ngược lại, vậy động lực nào để các thầy cô thay đổi suy nghĩ về dạy và học online?
- Cơ hội phát triển sự nghiệp
- Tạo thêm thu nhập nhờ bán khoá học online
- Là người đương thời, theo kịp sự thay đổi và phát triển của xã hội
- Là cầu nối cho các thế hệ học sinh tiếp cận kiến thức và công nghệ mới nhất
- Xây dựng thương hiệu và danh tiếng
- Truyền cảm hứng cho đồng nghiệp.

Lời kết
Cùng chung mục tiêu với Bộ giáo dục là đào tạo công dân toàn cầu, các thầy cô trước hết phải trở thành thầy cô của toàn cầu hoá, của thế giới phẳng. Con đường đúng đắn nhất thời điểm này là dạy và học trực tuyến.
Thầy cô xin đừng chần chừ thử nghiệm môi trường trực tuyến. Không phải bây giờ thì là bao giờ!
Hoola.vn sẽ không làm thầy cô thất vọng!
Nếu chỉ là thử nghiệm, thầy cô giáo có thể dùng sản phẩm miễn phí nhưng full tính năng của Hoola.
Khi thầy cô thực sự dấn thân và muốn chia sẻ kinh nghiệm kiến thức của mình thì chúng tôi luôn sẵn sàng mọi tài nguyên đáp ứng mọi nhu cầu dạy và học online!
Hoola blog - Chia sẻ kiến thức bán khóa học online Newsletter
Join the newsletter to receive the latest updates in your inbox.