6 Dạng Số Hóa Bài Giảng E-Learning Thường Dùng Ở Các Doanh Nghiệp
Có mấy dạng số hóa bài giảng doanh nghiệp? Hoola sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về từng dạng.
Nắm rõ được tầm quan trọng của số hóa nội dung và đào tạo trực tuyến, các doanh nghiệp hiện nay đã cực kỳ chú trọng và dành trọn tâm huyết trong việc xây dựng, thiết kế từng định dạng E-Learning. Ở bài viết dưới đây, Hoola sẽ chia sẻ tới bạn các dạng số hóa bài giảng doanh nghiệp phổ biến, hiệu quả nhất.
Số hóa bài giảng dạng Slide
Trình chiếu bài giảng dạng Slide là một trong các dạng số hóa bài giảng doanh nghiệp dễ phát triển nhất nên ngày càng phổ biến. Để tăng sức hấp dẫn cho bài giảng, bạn có thể dễ dàng thêm vào các hình ảnh, hoạt hình animation, video, biểu đồ,…
Đặc biệt, lợi thế lớn nhất của bài giảng trình chiếu bằng Slide đó là định dạng phổ biến, người học dễ dàng tiếp thu kiến thức và kỹ năng qua bài giảng này. Lưu ý, để tránh phản tác dụng, bạn nên trình bày Slide khoa học, tránh thêm quá nhiều văn bản.
Video đào tạo
Hiện nay, video ngày càng trở nên phổ biến đối với những người hoạt động trong lĩnh vực truyền thông. Hơn nữa, tính hấp dẫn của video cũng cao hơn rất nhiều lần so với hình ảnh hoặc văn bản tĩnh. Điều này đã khiến video tạo ra những tác động cao hơn đối với người học trực tuyến.
Vì lý do này, video đào tạo đã nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi và trở thành dạng số hóa bài giảng E-Learning phổ biến nhất. Một số cách học qua video được ứng dụng phổ biến trong đào tạo bao gồm:
Phát trực tiếp bài giảng trên web – Live Training Playback or Webinars
Hội thảo trên web là một cách phổ biến để sử dụng video làm nội dung học trực tiếp. Thực tế, nó liên quan đến việc cung cấp quyền truy cập trực tuyến vào các bản ghi của lớp học ảo trước đó hoặc đào tạo trực tiếp thông qua LMS hoặc nền tảng E – Learning khác.
Video được gắn link
Bạn có thể gắn link video vào trong chính khóa học trực tuyến của mình. Video đó có thể là cảnh quay sẵn có, tên miền công khai hoặc là tác phẩm sáng tạo của riêng bạn. Khi áp dụng phương pháp này, bạn cần cân nhắc sử dụng cho các chủ đề cụ thể và kết hợp chúng với các yếu tố tương tác hơn trong khóa học.
Video đào tạo độc lập
Lúc này, bạn sẽ sử dụng video làm dạng số hóa duy nhất trong khóa học của mình. Cụ thể, nếu bạn muốn đào tạo người quản lý các kỹ năng mềm thì bạn có thể làm một loạt video về chủ đề này.
Phần mềm hướng dẫn
Phần mềm hướng dẫn được phát triển nhằm mục đích đào tạo nhân viên hoặc người dùng về các ứng dụng phần mềm nhất định. Các định hướng này có thể tự động phát khi bạn thao tác nhấn phím, di chuyển con trỏ chuột và chọn các tùy chỉnh trên màn hình.
Trong video kết quả, công cụ sẽ thêm các dấu hiệu trực quan với những hành động này. Qua đó, người học trực tuyến sẽ biết cách sử dụng một giải pháp phần mềm.
Video hướng dẫn
Video hướng dẫn giống như loại video E – Learning phổ biến. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng trong các khóa học trực tuyến, video này cần có chất lượng cùng độ hấp dẫn tốt hơn.
Màn hình của người thuyết trình
Màn hình trình chiếu của người thuyết trình cho phép bạn chia sẻ màn hình của minh hoặc những video được quay bằng webcam để tiến hành đào tạo trực tuyến. Do đó, video E-Learning là một trong các dạng số hóa bài giảng doanh nghiệp hấp dẫn nhất.
Lưu ý: Khi sử dụng video E-Learning hoặc các công cụ chỉnh sửa video, bạn hãy đảm bảo việc phát triển video chất lượng cao cho các khóa học trực tuyến của mình. Tốt nhất, toàn bộ tính năng như quay màn hình, âm thanh,… cần có sẵn trên một nền tảng duy nhất.
Câu đố - bài kiểm tra: Quizzes & Test
Phát triển câu đố giúp cho người học có thể nhanh chóng kiểm tra kiến thức cùng mức độ hiểu biết của họ, qua đó thấy được khả năng cải thiện duy trì học tập. Nếu làm tốt các câu đố, người học sẽ có khả năng ghi nhớ tốt hơn và áp dụng chúng vào thực tế.
Bên cạnh đó, các câu đố cũng giúp bạn theo dõi kỹ năng, kiến thức của người học và xem liệu các mục tiêu học tập có đang được đáp ứng hay không.
Mô phỏng đối thoại – Dialogue Simulations
Mô phỏng đối thoại là một trong các dạng số hóa bài giảng cho nhân viên phổ biến nhất. Chúng thường được thiết kế để mô phỏng cuộc trò chuyện trong đời thực với bên thứ ba. Hơn nữa, phương pháp này còn là lý tưởng để dạy các kỹ năng cần thiết và xử lý các cuộc hội thoại hiệu quả.
Đặc biệt, mô phỏng đối thoại còn là lý tưởng để đào tạo nhân viên về các kỹ năng của họ, đặc biệt là những đội ngũ thường xuyên trò chuyện với khách hàng hoặc tương tác với người khác.
Trò chơi E-Learning
Các dạng số hóa E-Learning phổ biến nhất bao gồm mô đun được trò chơi hóa. Chúng bao gồm các yếu tố trò chơi như huy hiệu, bảng xếp hạng và các chương trình được phát triển tùy chỉnh giống như những gì bạn được trải nghiệm trên bảng điều khiển trò chơi.
Sự phát triển và thành công của các trò chơi E-Learning sẽ phụ thuộc vào sự sáng tạo cùng trí tưởng tượng của các nhà phát triển đào tạo trong mỗi công ty, doanh nghiệp.
Mô phỏng AR và VR: Augmented Reality Thực tế tăng cường và Virtual Reality Thực tế ảo
AR và VR là các dạng số hóa bài giảng phức tạp nhất. Tuy nhiên, nó đã đưa E-Learning lên tới cấp độ cao hơn và chuyển đổi toàn bộ trải nghiệm đào tạo cho người học.
Trong đó, VR là lý tưởng để tái tạo vai trò công việc nguy hiểm như phi công, bác sĩ thợ mỏ, công nhân xây dựng,… và mô phỏng chính xác tình huống thực tế. Còn AR là chế độ xem trực tiếp hoặc gián tiếp về thế giới thực cùng các yếu tố tăng cường sử dụng đầu vào giác quan do máy tính tạo ra.
Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn các dạng số hóa bài giảng doanh nghiệp phổ biến nhất. Nếu bạn đang có kế hoạch số hóa bài giảng E-Learning thì có thể cân nhắc 6 dạng trên nhé. Đồng thời, để triển khai đào tạo nội bộ hiệu quả và tiết kiệm, bạn có thể tham khảo nền tảng Hoola nhé. Đây là nền tảng đào tạo trực tuyến được tích hợp rất nhiều tính năng hữu ích, mang tới chất lượng đào tạo tối ưu cho doanh nghiệp. Liên hệ với Hoola để được đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn và trải nghiệm.
Hoola blog - Chia sẻ kiến thức bán khóa học online Newsletter
Join the newsletter to receive the latest updates in your inbox.