15 Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Mới Nhất
Cùng Hoola tìm hiểu chi tiết về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh quan trọng nhé!
Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là việc tất yếu nhà quản lý phải thực hiện. Tuy nhiên, việc này yêu cầu kỹ năng chuyên môn cùng nhiều tiêu chí nhất định để có thể đánh giá chính xác, từ đó đưa ra kế hoạch phù hợp cho sự phát triển lâu dài. Vì vậy, qua bài viết dưới đây, Hoola sẽ chia sẻ tới bạn chi tiết về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh, cùng tham khảo nhé!
Định nghĩa về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là gì
Hiệu quả kinh doanh được hiểu là chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Nó được thể hiện qua việc sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất vào kinh doanh. Dễ hiểu hơn, hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh quá trình sử dụng nhân lực, máy móc, trang thiết bị,… nhằm đạt kết quả kinh doanh cao nhất có thể. Do đó, hiệu quả kinh doanh sẽ gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bản chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh của các kết quả đầu ra với yếu tố đầu vào trong một giai đoạn nhất định. Nếu yếu tố đầu vào không đổi mà chỉ số kinh doanh tháng này cải thiện hơn tháng trước thì điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh đang đi lên.
4 yếu tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp
Trước khi tìm hiểu về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh, bạn cần phải biết được có những yếu tố nào ảnh hưởng tới nó.
Quy mô hoạt động của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại
Hầu hết khách hàng khi chọn dịch vụ, sản phẩm đều nhìn vào quy mô doanh nghiệp. Theo đó, một doanh nghiệp quy mô lớn và nổi tiếng thường được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp quy mô lớn sẽ thu hút được nhân lực giỏi. Nhờ đó, quá trình làm việc luôn tiết kiệm thời gian mà vẫn đạt chỉ tiêu về sản phẩm, dịch vụ.
Khả năng tài chính
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, là chủ doanh nghiệp, bạn cần có kế hoạch dự trù kinh phí phù hợp khi đầu tư.
Chỉ tiêu về công nghệ hiện đại trong bán hàng
Với thời đại công nghệ 4.0, việc trang bị thiết bị hiện đại cùng công nghệ số sẽ mang tới hiệu quả kinh doanh cao hơn so với hình thức truyền thống. Do đó, điều này đã trở thành tất yếu mà các doanh nghiệp muốn bứt phá doanh thu cần phải thực hiện.
Những nhân tố vĩ mô khác
Một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kinh tế chính trị, lạm phát, tăng trưởng GDP, luật pháp, tiền tệ,… Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng các nhân tố này ít nhiều sẽ tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bạn nên biết
Có nhiều cách để đánh giá hiệu quả marketing. Dưới đây là 15 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giúp phản ánh tính an toàn, hiệu quả và lợi nhuận, tăng trưởng rõ rệt:
Hiệu suất và chất lượng làm việc của đội ngũ nhân sự công ty
Đây là yếu tố quan trọng đóng góp lớn vào doanh thu của doanh nghiệp. Thông qua việc đo lường hiệu suất và kết quả làm việc, bạn có thể đánh giá được khối lượng và hiệu quả công việc mà nhân sự đang triển khai.
Số lượng khách hàng mới
Một trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh quan trọng đó là số lượng khách hàng mới. Để lợi nhuận không bị giảm sút, bạn cần có chiến lược Marketing tối ưu để thu hút thêm khách hàng mới tìm đến mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.
Tỷ số thanh toán hiện hành
Đây là một trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh quan trọng. Vì nó giúp đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Công thức như sau:
Tỷ số thanh toán hiện hành = tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn
Hệ số thích ứng dài hạn
Đây là chỉ tiêu giúp đo khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp. Công thức như sau:
Hệ số thích ứng dài hạn = Tài sản cố định / (nợ dài hạn + vốn chủ sở hữu)
Số ngày phải thu
Chỉ tiêu này giúp đánh giá được hiệu quả của việc thu hồi các khoản phải thu. Công thức được tính như sau:
Số ngày phải thu = 365 * (số ngày phải thu khách hàng bình quân / doanh thu thuần)
Thời gian quay vòng của hàng tồn kho
Chỉ tiêu này giúp phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Số dư tồn kho càng nhiều thì dòng tiền của bạn càng nhàn rỗi. Công thức như sau:
Thời gian quay vòng = hàng tồn kho / doanh thu trung bình 1 tháng
Tỷ suất sinh lời dựa trên tài sản
Đây là chỉ tiêu giúp đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng tổng nguồn vốn. Công thức áp dụng đó là:
Lợi nhuận sau thuế = tổng doanh thu – tổng chi phí – thuế TNDN
ROA = Lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản bình quân
Biên lợi nhuận hoạt động
Biên lợi nhuận hoạt động là khi doanh nghiệp giảm tỷ giá vốn hàng bán, cắt giảm chi phí, cải thiện tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thì tỷ suất sẽ tăng.
Công thức được tính như sau:
Biên lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận thuần / Doanh thu * 100
Hệ số tự tài trợ
Tài sản thuần chủ sở hữu càng nhiều chứng tỏ tình trạng tài chính của công ty càng lớn. Vì doanh nghiệp lúc này sẽ không vướng mắc vào khoản nợ phải trả lãi suất hay trái phiếu. Chỉ số này giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược trong tương lai.
Công thức tính như sau:
Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu
Vòng quay tài sản
Nếu doanh nghiệp có khả năng kiếm được nhiều doanh thu với tài sản có hạn thì điều này chứng tỏ doanh nghiệp đó kinh doanh hiệu quả. Tỷ số càng cao thì tỷ lệ quay vòng sẽ càng cao, đảm bảo tổng tài sản có năng suất tốt.
Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân
Đây là tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ các hoạt động kinh doanh. Và nó cũng là tiêu chí giúp doanh nghiệp đoán tính lợi nhuận kèm tính tăng trưởng của doanh nghiệp. Công thức để tính đó là:
(Lợi nhuận thuần HĐSXKD kỳ này – Lợi nhuận thuần HĐSXKD kỳ trước) / Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ trước X100.
Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần
Đây là tiêu chí quan trọng, được xem là chìa khóa giúp các nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp. Tùy theo số cổ phiếu phát hành, chỉ số này sẽ có sự khác biệt.
Công thức để tính đó là:
Lợi nhuận ròng / Số cổ phiếu phát hành và P/E = Giá thị trường của một cổ phiếu / EPS.
Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh cực kỳ quan trọng dành cho các nhà đầu tư. Công thức được áp dụng đó là:
Tài sản thuần (Vốn CSH) / Số cổ phiếu phát hành.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE
Vốn chủ sở hữu bình quân sẽ bằng trung bình cộng giá trị vốn chủ sở hữu kỳ này với kỳ trước gần nhất. Theo đó, ROE cho biết hiệu quả sử dụng của vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.
Công thức để tính đó là:
ROE = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu bình quân.
Niềm tin khách hàng
Là một trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh, niềm tin khách hàng là rất quan trọng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể kịp thời điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ của mình sao cho đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Nếu họ hài lòng, hệ số hiệu quả sử dụng của sản phẩm và sự uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng cao đáng kể.
15 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bạn nên biết
Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. Sau khi đo lường và đánh giá, bạn có thể tiến hành đào tạo nội bộ thông qua nền tảng Noova để nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân sự. Với Noova, quá trình đào tạo sẽ càng thêm dễ dàng, hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn so với những phương thức đào tạo khác.
Doanh nghiệp bạn nếu đang cần một hệ thống LMS chuyên nghiệp, toàn diện dành cho việc đào tạo nội bộ có thể tham khảo nền tảng Noova nhé, thao tác rất đơn giản và nhanh chóng, mang lại nhiều giải pháp L&D chất lượng:
Hoola blog - Chia sẻ kiến thức bán khóa học online Newsletter
Join the newsletter to receive the latest updates in your inbox.