Quản Lý Con Người Là Gì? 10 Kỹ Năng Cần Có Ở Nhà Lãnh Đạo
Hoola sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách quản lý con người hiệu quả với các kỹ năng cần có của một người lãnh đạo của quản trị con người, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Con người luôn luôn giữ vị trí cực kỳ quan trọng trong mọi tình huống. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp muốn phát triển vững mạnh thì không chỉ người quản lý cần phải tài năng mà họ cần thiết phải có kỹ năng quản lý con người. Vậy, quản trị con người là gì? Bài viết dưới đây của Hoola sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách quản lý con người hiệu quả với các kỹ năng cần có của một người lãnh đạo của quản trị con người, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Quản lý con người là gì?
Quản lý con người được hiểu là sự bồi dưỡng, đào tạo con người. Mục đích của việc này là đảm bảo sự hài hòa và chấp thuận giữa các nguyện vọng, lợi ích của cá nhân và tổ chức. Bên cạnh đó, quản trị con người còn là cách xác định đúng đắn vị trí của cá nhân cụ thể nào đó thuộc tổ chức, doanh nghiệp. Lúc này, người quản lý cần xác định rõ quyền hạn và vai trò của cá nhân trong tập thể.
Ngoài ra, quản lý con người còn được biết đến là tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể làm tốt vai trò lẫn nghĩa vụ của mình với nhiệm vụ được giao. Trong đó, người quản lý cần phải hướng dẫn và thực hiện các chức năng quyền hạn liên quan.
10 kỹ năng làm việc với con người mà nhà quản lý cần phải có
Để quản lý con người hiệu quả, người quản lý cần có 10 kỹ năng sau đây:
Nói chuyện thân thiện
Bạn không nên phân định quá rõ ràng khoảng cách giữa sếp và nhân viên. Thay vào đó, bạn hãy trò chuyện chân thành và không quá khoảng cách, trịch thượng với họ.
Đây là kỹ năng quản lý con người hiệu quả giúp bạn có được sự tin tưởng và tình cảm từ đội ngũ người lao động với sự chân thành và cởi mở nhất. Bên cạnh đó, nếu làm được điều này, nhân viên cũng sẽ tự tin chia sẻ với bạn những ý tưởng hay ho, giúp ích cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Hãy lắng nghe chân thành
Người quản lý hãy luôn lắng nghe chân thành mọi điều chia sẻ từ phía đội ngũ nhân viên. Lưu ý, hãy dùng nét mặt, cử chỉ và ngôn ngữ gợi mở nhất để thể hiện sự quan tâm, lắng nghe của bạn.
Bên cạnh đó, bạn cũng không được cắt ngang hay phủ đầu những quan điểm của họ. Đồng thời, hãy thật thấu hiểu và phân tích một cách nghiêm túc mọi chia sẻ của nhân viên.
Kỹ năng đặt ra các câu hỏi
Sau khi đã lắng nghe chia sẻ chân thành từ phía nhân viên, bạn cần có kỹ năng đặt ra các câu hỏi liên quan đến vấn đề họ vừa trình bày. Điều này giúp họ tự tin hơn để nhìn nhận lại vấn đề, đồng thời tạo động lực để họ làm việc hiệu quả hơn.
Lưu ý, khi đặt câu hỏi, bạn không được ra những yếu tố liên quan đến sự bóc mẽ sự yếu kém của nhân viên trước mặt đám đông.
Luôn sẵn lòng hỗ trợ khi nhân viên cần
Bên cạnh việc định hướng, người quản lý muốn quản lý con người hiệu quả thì cần phải theo sát và hỗ trợ họ. Hãy giúp họ khi nào họ thực sự cần vì sự ủy quyền, theo sát nhân viên sẽ giúp họ có thể tự tin đưa ra quyết định, đồng thời chịu trách nhiệm với công việc.
Hướng dẫn thật tận tình cho nhân viên
Người quản lý giỏi cần luôn định hướng và theo sát hoạt động nhân viên để hướng dẫn nếu như họ còn hơi yếu về năng lực chuyên môn. Lưu ý, bạn chỉ nên vạch sẵn lộ trình hướng tới mục tiêu chứ không cần cầm tay chỉ việc một cách cụ thể. Điều này giúp nhân viên xây dựng tính tự chủ, tìm tòi và phát huy thế mạnh của bản thân.
Thể hiện kỳ vọng của mình đối với nhân viên
Bạn hãy chia sẻ những điều bạn đặt kỳ vọng vào nhân viên để họ biết bạn đang mong muốn gì ở họ. Đó có thể là những lời động viên hoặc thông tin về mục tiêu, giúp cho nhân viên thấy rõ vai trò của mình. Đây cũng là cơ sở để họ tự điều chỉnh và nỗ lực bản thân hơn bao giờ hết.
Kỹ năng đánh giá đúng năng lực của nhân sự
Sau khi nhân viên hoàn thành công việc được giao, bạn cần tuyên dương sự cố gắng của họ. Sau đó, hãy đánh giá đúng năng lực chuyên môn của nhân viên để tạo động lực làm việc cho họ.
Nếu nhân viên thất bại, bạn không nên đổ lỗi mà hãy cùng họ nhận trách nhiệm và tìm ra giải pháp xử lý. Điều này giúp khích lệ tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm của đội ngũ nhân viên.
Quan tâm đến đời sống của nhân viên
Bên cạnh công việc, mỗi người chúng ta còn có những áp lực đến từ gia đình và xã hội. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công việc. Vì thế, nếu thấy nhân viên có sa sút về tinh thần, người quản lý hãy quan tâm và động viên họ.
Khuyến khích đội ngũ nhân viên cạnh tranh lành mạnh
Cạnh tranh trong công việc không chỉ giúp khích lệ tinh thần mà còn giúp mỗi người có sự cố gắng, nỗ lực hơn nữa để hoàn thành các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, để tránh cạnh tranh không lành mạnh, bạn cần khuyến khích cạnh tranh công bằng, không chú trọng kết quả thắng thua.
Kỹ năng hành động quyết liệt và ghi nhớ
Là người quản lý giỏi, bạn cần phải nhớ rõ việc “nói đi đôi với làm”. Vì thế, hãy kiểm soát tốt lời nói và giữ đúng lời hứa. Đồng thời, bạn cũng nên là người chủ động tích cực đi tiên phong trong các hoạt động, tránh gây mâu thuẫn khiến nhân viên mất niềm tin.
>> Xem thêm: 10 Cách Quản Lý Công Việc Hiệu Quả Cần Ghi Nhớ Giúp Đạt Kết Quả Tốt
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ quản lý con người là gì và các kỹ năng quản trị con người quan trọng mà người quản lý nên có. Bên cạnh các kỹ năng này, doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo nội bộ để nâng cao chuyên môn, trình độ cho đội ngũ nhân sự. Và để tối ưu chi phí và đảm bảo hiệu quả đào tạo cao nhất, bạn có thể tham khảo nền tảng Hoola – nền tảng đào tạo trực tuyến tích hợp nhiều tính năng ưu việt, hiện đại nhất hiện nay. Liên hệ với Hoola ngay hôm nay để được tư vấn kỹ lưỡng và trải nghiệm miễn phí!
Hoola blog - Chia sẻ kiến thức bán khóa học online Newsletter
Join the newsletter to receive the latest updates in your inbox.