Mô Hình Kirkpatrick | Đánh Giá Hiệu Quả Đào Tạo 4 Cấp Độ [Chi Tiết]
Bài viết dưới đây của Hoola sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về mô hình đánh giá Kirkpatrick, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Trong quá trình đánh giá hiệu quả đào tạo, mô hình Kirkpatrick được ứng dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về mô hình này cũng như cách sử dụng trong thực tiễn. Vì vậy, bài viết dưới đây của Hoola sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A đến Z về mô hình đánh giá Kirkpatrick, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Tìm hiểu khái niệm mô hình Kirkpatrick là gì
Mô hình Kirkpatrick được biết tới là một công cụ phân tích và đánh giá kết quả đào tạo, giảng dạy thông qua 4 cấp độ. Người nghiên cứu ra mô hình này là cựu giáo sư Đại học Wisconsin – Donald Kirkpatrick vào năm 1959. Sau đó, ông tiếp tục cập nhật thêm về công cụ này vào năm 1975 và 1993.
Có thể thấy được rằng, mỗi cấp độ kế tiếp trong Kirkpatrick sẽ đại diện cho một thước đo chính xác về hiệu quả của chương trình đào tạo. Sau này, mô hình Kirkpatrick được phát triển bởi con trai người sáng lập – Jame và vợ Wendy Kayser Kirkpatrick.
Vào năm 2016, Jame và Wendy đã tiến hành sửa đổi và làm rõ lý thuyết ban đầu. Đồng thời, họ giới thiệu mô hình Kirkpatrick thế giới mới trong cuốn sách cùng tên. Nổi bật trong đó, bổ sung quan trọng và được nhấn mạnh đó là tầm quan trọng của đào tạo phù hợp với công việc hàng ngày trong doanh nghiệp.
Đánh giá chung về mô hình Kirkpatrick
Mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo của Kirkpatrick ngày càng được ứng dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Mô hình này cũng trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho nhiều chuyên gia đào tạo, lãnh đạo doanh nghiệp bởi vì:
- Kirkpatrick cung cấp các bước giúp bạn đánh giá cụ thể, rõ ràng và dễ thực hiện theo.
- Phù hợp với cả chương trình đào tạo truyền thống lẫn đào tạo trực tuyến E-Learning.
- Mang tới cho doanh nghiệp một cái nhìn toàn diện và sâu sắc, có giá trị về các chương trình đào tạo tổng thể cùng tác động của chúng tới hiệu quả kinh doanh.
- Cách tiếp cận của mô hình Kirkpatrick khá linh hoạt, đơn giản và tương thích đa ngành.
Thế nhưng, công cụ này vẫn còn tồn tại một vài hạn chế và cần sự đánh đổi. Đó là mô hình này hiện còn chiếm nhiều thời gian thực hiện, cần ngân sách lớn,…
Khám phá 4 cấp độ của mô hình Kirkpatrick
Mô hình đánh giá Kirkpatrick bao gồm 4 cấp độ với những đặc trưng cụ thể sau đây:
Cấp độ 1: Phản ứng
Ở cấp độ này, bạn cần ghi lại toàn bộ phản ứng của nhân viên đối với khóa đào tạo. Sự gắn kết của nhân viên giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Do đó, khảo sát này sẽ mang tới cho bạn một cái nhìn chính xác về những gì đang diễn ra hoặc cần cải thiện.
Để tìm hiểu phản ứng của nhân viên về chương trình đào tạo, bạn có thể tiến hành ngày sau buổi học với câu hỏi:
- Bài thuyết trình này có đủ hấp dẫn với bạn hay không?
- Khóa đào tạo này có xứng đáng để bạn bỏ thời gian và tham gia không?
- Bạn có thể áp dụng những điều vừa học xong vào thực tiễn công việc không?
- Bạn có mong muốn thay đổi hay cải thiện điều gì cho các buổi học kế tiếp?
- Bạn cần cung cấp tài nguyên hay hỗ trợ gì để buổi học diễn ra hiệu quả hơn không?
Bên cạnh đó, bạn nên theo dõi các số liệu trực quan như tỷ lệ tham gia, tỷ lệ hoàn thành, thời gian học viên dành cho đào tạo. Điều này giúp bạn dễ dàng xác định được những gì cần cải thiện và thay đổi để mang lại hiệu quả đào tạo tốt nhất.
Cấp độ 2: Học tập
Tại cấp độ này, bạn có thể đo lường chính xác những gì nhân đã được học trong quá trình đào tạo. Tuy nhiên, muốn thấy được hiệu quả cao, bạn nên kiểm tra nhân sự của mình cả trước và sau đào tạo để có sự đánh giá rõ ràng nhất.
Để thực hiện, bạn có thể áp dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua bài thi. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách qua và giảm bớt mâu thuẫn, bạn cần xác định trước quy trình cho điểm rõ ràng, minh bạch nhất.
Cấp độ 3: Hành vi
Cấp độ tiếp theo trong mô hình Kirkpatrick đó là đánh giá nhân viên có áp dụng được những điều họ đã được giảng dạy vào thực tiễn hay không. Quá trình này yêu cầu thời gian quan sát và đánh giá hàng tuần, hàng tháng nên bạn hãy thật kiên trì.
Để đo lường hành vi, bạn có thể thực hiện phỏng vấn, ghi lại dựa trên quan sát thực tiễn hoặc tạo cơ hội. Việc thiếu thay đổi hành vi không đồng nghĩa với việc đào tạo không hiệu quả mà nguyên do có thể là vì điều kiện hiện tại chưa tạo ra môi trường lý tưởng để thấy được sự chuyển biến.
Cấp độ 4: Kết quả
Đây là cấp độ cuối cùng trong mô hình Kirkpatrick, dành riêng cho việc đo lường kết quả trực tiếp. Cấp độ này sẽ đánh giá việc học tập dựa trên kết quả kinh doanh của tổ chức.
Tuy nhiên, các chỉ số này cần được thiết lập trước khi tiến hành đào tạo nhằm đảm bảo độ chính xác cao nhất.
>> Xem thêm: Nguyên Tắc Pareto (Nguyên Tắc 80/20) Là Gì? Cách Áp Dụng Hiệu Quả Để Quản Trị Năng Suất
Có thể thấy rằng, sử dụng mô hình Kirkpatrick sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng đo lường kết quả đào tạo. Để đánh giá nhân sự hiệu quả và nhanh chóng sau đào tạo, bạn có thể tham khảo nền tảng đào tạo trực tuyến Noova. Đây là nền tảng ưu việt, hỗ trợ xây dựng hệ thống đào tạo ngay trên website với chi phí cực rẻ mà nhiều tính năng thông minh. Liên hệ ngay với Noova để được đội ngũ nhân viên tư vấn hỗ trợ tận tình bạn nhé.
Hoola blog - Chia sẻ kiến thức bán khóa học online Newsletter
Join the newsletter to receive the latest updates in your inbox.