Bản Đồ Chiến Lược Là Gì? Xây Dựng Bản Đồ Chiến Lược Hiệu Quả Cho Doanh Nghiệp
Hoola sẽ chia sẻ tới bạn toàn bộ thông tin về bản đồ chiến lược và cách xây dựng sao cho hiệu quả, mời bạn cùng tham khảo.
Bản đồ chiến lược rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, giúp định hướng tương lai và tìm ra giải pháp đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng hiểu rõ bản đồ chiến lược là gì. Vì vậy, trong bài viết này, Hoola sẽ chia sẻ tới bạn toàn bộ thông tin về bản đồ chiến lược và cách xây dựng sao cho hiệu quả, mời bạn cùng tham khảo.
Bản đồ chiến lược là gì?
Bản đồ chiến lược được biết tới là một phương pháp lập kế hoạch với cách thể hiện một cách tổng quan về bức tranh chiến lược lẫn mục tiêu của tổ chức qua sơ đồ, hình ảnh. Qua đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hình dung được toàn bộ chiến lược đó.
Với bản đồ chiến lược, doanh nghiệp sẽ nắm được cách công ty vận hành để đạt được những mục tiêu đề ra trong kế hoạch trong thời gian ngắn nhất. Đồng thời, một bản đồ chiến lược cần đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu nhằm xây dựng và hoạch định chiến lược của doanh nghiệp trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.
Vai trò của bản đồ chiến lược với doanh nghiệp
Bản đồ chiến lược giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình vận hành thành công của cả doanh nghiệp. Cụ thể, nó sẽ giúp:
- Xác định mục tiêu không rõ ràng để loại bỏ những gì không cần thiết.
- Hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc và hoàn thành nó một cách tốt nhất.
- Quản lý các rủi ro qua bức tranh toàn cảnh về chiến lược vận hành, điểm yếu của các phòng ban và đề ra các giải pháp khắc phục kịp thời.
4 yếu tố quan trọng nằm trong bản đồ chiến lược
Yếu tố tài chính
Công thức tính lợi nhuận kinh doanh như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí = (Số lượng sản phẩm bán được x Giá trị sản phẩm x Số lần mua) – Chi phí.
Theo đó, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra một giải pháp tối ưu để gia tăng lợi nhuận. Trong đó, về yếu tố tài chính thì 2 nhóm chiến lược giúp gia tăng lợi nhuận là tập trung vào năng suất và tăng trưởng doanh thu.
Yếu tố trong việc xác định mục tiêu khách hàng
Với yếu tố này, doanh nghiệp cần lưu ý 3 nguyên tắc này:
- Dẫn đầu sản phẩm với sự đầu tư, nghiên cứu và thiết kế trong tham vọng dẫn đầu lĩnh vực.
- Vận hành tối ưu với sản phẩm chất lượng, giá cả hấp dẫn nhất.
- Xây dựng mối quan hệ mật thiết với khách hàng là cực kỳ quan trọng.
Yếu tố về quy trình
Đây là yếu tố được xem là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp đạt được các mục đích về tài chính và khách hàng. Các nhóm quy trình chính trong hoạt động của doanh nghiệp trong bản đồ chiến lược đó là:
- Nhóm quy trình về việc quản lý vận hành cốt lõi.
- Nhóm quy trình về việc đổi mới.
- Nhóm quy trình về việc quản lý khách hàng.
Yếu tố học tập và phát triển
Nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp. Đó cũng là lý do mà doanh nghiệp cần phải có một kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực rõ ràng để họ rèn luyện và phát triển thông qua văn hóa nội bộ.
Hướng dẫn cách xây dựng bản đồ chiến lược hiệu quả dành cho doanh nghiệp
Bước 1: Xác định sứ mệnh và tầm nhìn doanh nghiệp
Sứ mệnh là một tuyên bố tập trung vào nội bộ mô tả hoạt động và mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp hướng đến. Việc xác định được sứ mệnh và tầm nhìn sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được điều mà công ty hướng đến để xây dựng nền tảng vững chắc cho bản đồ chiến lược.
Bước 2: Phân tích môi trường ngành đặc thù của doanh nghiệp
Trước khi đưa ra chiến lược, bạn cần phải hiểu rõ bối cảnh, lĩnh vực và ngành hoạt động của doanh nghiệp. Điều này giúp bạn xác định chính xác những vấn đề cần đưa vào bản đồ chiến lược.
Lưu ý, khi phân tích ngành, bạn hãy tập trung vào các vấn đề liên quan như: đối thủ cạnh tranh, nhà đầu tư, nhà cung cấp,…
Bước 3: Xác định chiến lược phát triển của doanh nghiệp phù hợp
Lúc này, bạn cần xác định được chiến lược phát triển để hoàn thành mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của tổ chức. Đồng thời, bạn cần đảm bảo chiến lược này đã được tập hợp đầy đủ những hoạt động cần thực hiện để tạo ra sự khác biệt với các đối thủ khác trên thị trường.
Bước 4: Tiến hành triển khai chiến lược
Sau khi đã xác định rõ chiến lược phát triển như thế nào, doanh nghiệp hãy bắt tay vào triển khai chiến lược để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Giờ đây, bạn chỉ cần làm rõ cách mà các mục tiêu được kết nối với nhau thông qua mũi tên thể hiện góc nhìn.
Bước 5: Lập bản đồ chiến lược
Trong bước này, bạn cần tiến hành thiết lập bản đồ chiến lược sao cho nó thể hiện được giá trị của doanh nghiệp đối với quy trình nội bộ. Điều này giúp gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng, đồng thời hoàn thành được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
>> Xem thêm: Nguyên Tắc Pareto (Nguyên Tắc 80/20) Là Gì? Cách Áp Dụng Hiệu Quả Để Quản Trị Năng Suất
Vậy là Hoola đã giúp bạn tìm hiểu rõ về bản đồ chiến lược doanh nghiệp và cách xây dựng sao cho hiệu quả nhất. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc hoặc cần triển khai đào tạo hiệu quả, tiết kiệm thì bạn hãy liên hệ Hoola ngay nhé.
Hoola blog - Chia sẻ kiến thức bán khóa học online Newsletter
Join the newsletter to receive the latest updates in your inbox.