Bạn đang có website dạy học, bán khoá học và muốn tăng traffic từ mạng xã hội?

5 Cách Tăng Traffic Cho Website Dạy Học Lên Gấp 10 Lần Nhờ Mạng Xã Hội (Tốt Nhất 2024)

Việc tăng traffic cho website dạy học thông qua các nền tảng mạng xã hội đang là một trong những kênh marketing hiệu quả nhất mà các nhà đào tạo đang triển khai để tiếp cận tối đa học viên tiềm năng của họ. Dưới đây là 5 cách giúp bạn tặng traffic vào website đào tạo của mình.

Lê Duy Khánh Duyên Hoàng

Theo dữ liệu từ Digital 2024 của Meltwater và We Are Social, tính đến tháng 4 năm 2024, số lượng người dùng mạng xã hội đã vượt mốc 5 tỷ người, chiếm 62,3% dân số thế giới. Hãy tưởng tượng việc bạn có thể chuyển đổi được một lượng người dùng đó vào trang web của mình, việc thu hút học viên tiềm năng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Nghe có vẻ là một ý tưởng hoàn hảo nhưng để thực hiện có dễ dàng như vậy, nhất là đối với những nhà đào tạo chưa có kinh nghiệm về marketing hay đội nhóm hỗ trợ như bạn. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và hình dung những gì mình cần làm để tăng lượng traffic cho website dạy học của bạn thông qua các kênh mạng xã hội. Cùng xem 5 cách làm tốt nhất cho bạn ở thời điểm hiện tại

5 Cách Tăng Traffic Cho Website Dạy Học Lên Gấp 10 Lần Nhờ Mạng Xã Hội Tốt Nhất 2024

Bạn là thầy cô, chuyên gia hoặc nhà đào tạo đang có mong muốn truyền tải kiến thức của mình đến với học viên. Bạn đã dành rất nhiều thời gian đầu tư chuẩn bị bài giảng, học liệu cho đến các khoá học hay website Elearning nhưng bạn vẫn chưa có một chiến lược marketing nào qua các kênh mạng xã hội mang lại hiệu quả. Vậy thì 5 cách sau đây chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều để làm được điều đó. Cần lưu ý, ngoài 5 cách dưới đây thì bạn cần sẵn sàng làm tốt các yếu tố như:

  • Lập kế hoạch
  • Tương tác tốt với người dùng
  • Đăng bài đều đặn, khung giờ phù hợp với học viên
  • Nội dung chất lượng
  • Lời kêu gọi hành động nhấn vào link website phù hợp
  • Chia sẻ nhiều thứ mang lại traffic cao như sự kiện, khoá học, tài liệu... miễn phí

Hẳn là việc có mặt ở bài viết này cho thấy bạn đang là một nhà đào tạo hoặc trong một tổ chức đào tạo nào đó với mong muốn tăng traffic cho website dạy học của mình. Vì vậy việc chuẩn bị cho mình một website hoàn chỉnh để dạy học là điều bắt buộc, nếu chưa bạn có thể tham khảo nền tảng Hoola để tạo một trang web Elearning chuyên nghiệp tại đây. Khi đó, bước đầu cũng như là cách dễ dàng nhất giúp bạn tăng traffic cho website đó là gắn nó trên mọi kênh mạng xã hội bạn có như Facebook, Youtube, Tiktok, v.v. Từ đó song song với việc phát triển nội dung trên mạng xã hội, giúp kênh của bạn tăng phạm vi tiếp cận cũng giúp lượng truy cập website của bạn gia tăng đáng kể.

Lưu ý: một điều cần chú ý khi gắn link ở phần giới thiệu từ mạng xã hội Tiktok là

  • Gắn link website thông qua tài khoản doanh nghiệp
  • Để có quyền truy cập và gắn link tài khoản Tiktok phải có hơn 1000 người theo dõi
  • Chỉ thao tác được trên các thiết bị Android và iOS

Hiện tại muốn phát triển công việc giảng dạy và đào tạo ngay cả trực tiếp hay online đều cần những hướng làm marketing phù hợp để tiếp cận tối đa học viên tiềm năng và nâng cao danh tiếng, thương hiệu của nhà đào tạo. Vì vậy việc làm nội dung trên các kênh mạng xã hội (Content Social) gần như là điều bắt buộc. Có thể bạn không đủ thời gian, ngân sách hay con người hỗ trợ để có thể làm được đa kênh, vậy hãy chọn những kênh mạng xã hội có nhiều đối tượng học viên của bạn nhất để triển khai trước. Facebook, Youtube, Tiktok là 3 kênh phổ biến và phù hợp với nhà đào tạo hơn cả để tìm kiếm học viên tiềm năng. Vì vậy nếu còn chưa bắt đầu, ngay bây giờ bạn hãy lên kế hoạch để thoả sức sáng tạo những nội dung thú vị trên đó. Nội dung càng hấp dẫn, càng chất lượng và được đăng tải đều đặn, bạn sẽ sớm thu được thành quả là sự tiếp cận từ học viên tiềm năng.

Quay trở lại với chủ đề hôm nay, vậy làm thế nào để tăng traffic cho website elearning của bạn nhờ gắn link trên các bài viết mạng xã hội. Điều này thật sự là một vấn đề cần thảo luận khi mà nhiều người bắt gặp những câu hỏi, thắc mắc như "Tại sao đăng bài chứa link website trên Facebook lại bị tương tác thấp" hay "Bị flop hẳn khi gắn link ở bài đăng video trên Tiktok", v.v.

  • Đối với Facebook: Facebook thường chú trọng vào trải nghiệm người dùng nên khi có một liên kết được đăng tải, họ cần phải xác định chất lượng của liên kết hay website đó trước, điều này nhiều khi sẽ dẫn đến việc bài viết sẽ bị giảm lượt hiển thị khi liên kết/website đó được đánh giá là không chất lượng.
    Vậy các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc đánh giá đó. Ở đây tôi có thể liệt kê ra một số yếu tố ảnh hưởng như: trang web có nội dung chất lượng thấp, không mang lại giá trị, không giống với bài đăng trên Facebook,... hay việc tải trạng chậm, lỗi, chứa nhiều quảng cáo, không thân thiện người dùng; v.v. Bạn có thể tham khảo một cách chi tiết hơn tại đây
    Vậy nếu vẫn muốn đăng bài chứa link để tăng traffic website đào tạo của bạn, bạn cần phải làm gì? Thứ nhất, hãy khai báo tại phần thông tin như trên, bạn phải chắc chắn mình đã gắn link website với tên miền riêng của mình, ngoài ra nếu đã có tài khoản quảng cáo doanh nghiệp bạn cũng nên xác minh miền cho trang web. Thứ hai, khi đã khai báo đầy đủ thì lúc này bạn cần xem lại nội dung và chất lượng của liên kết/website mình đăng tải đúng với quy định của Facebook. Liên kết hay trang web của bạn cần đảm bảo về tốc độ tải, bố trí các banner quảng cáo hợp lý (nếu có), bài viết trên Facebook và link bạn gắn vào phải có sự liên quan, v.v.
    Ví dụ: đối với website elearning khởi tạo từ Hoola, ngoài việc bạn có một trang web chất lượng phù hợp về đào tạo, bán khoá học để làm trang đích cho phần khai báo; bạn có thể có các trang con về các khoá học khác nhau, tương ứng khi đăng bài Facebook về khoá học đó; bạn có thể tạo vô vàn các trang con với nội dung khác nhau hay ngay cả về phần Blog để viết bài và đăng link bài Blog đó lên Facebook. Chúng đều đảm bảo, tuy nhiên ngoài những bài viết dạng gắn link như thế này (trên bài viết hoặc dưới phần bình luận), bạn cần có nhiều dạng khác nữa để tặng lượng hiển thị cho page của mình.
  • Đối với Tiktok: Hiện tại Tiktok đang là nền tảng media mạnh về Video ngắn và Livestream và họ có riêng một mảng về thương mại điện tử là Tiktok shop. Vì thế việc gắn link trên các bài đăng là hiện tại, Tiktok chỉ hỗ trợ dạng link về sản phẩm (trên Tiktok shop) hay link các sự kiện Live, mini game. Đối  website elearning hiện tại có thể bạn sẽ chưa có giải pháp để đăng các link về chương trình đào tạo của mình, vì vậy hãy cứ làm nội dung thu hút người theo dõi và gắn link trên phần giới thiệu kênh của bạn, việc này đã có thể kéo rất nhiều traffic cho website dạy học của bạn.
  • Đối với Youtube: với kênh Youtube bạn có thể đăng tải các video và gắn link ở phần mô tả một cách thoải mái, nên gắn link đích phù hợp với nội dung của video để điều hướng người xem sang website một cách chính xác.

Ngoài các kênh mạng xã hội mang tính thương hiệu riêng, nhà đào tạo còn có thể tạo các hội nhóm trên các kênh mạng xã hội. Các kênh mạng xã hội phổ biến với các hội nhóm có thể kể đến như Nhóm trên Facebook, nhóm trên Zalo, cộng đồng trên Youtube, v.v. Các kênh hội nhóm này có xu hướng cá nhân hơn, dễ dàng tương tác tốt hơn giữa các thành viên và quản trị viên. Ngoài ra các bài viết trên nhóm có thể trình bày một cách chuyên sâu hơn các trang mạng xã hội.

Với các hội nhóm mà bạn là chủ sở hữu, việc đăng một liên kết hay link website để tăng traffic là điều rất dễ hiểu và hiển nhiên. Trong các nhóm, cộng đồng đó bạn là người tạo ra quy tắc và chia sẻ, xây dựng nội dung trong nhóm, vì vậy việc việc đăng link của website đào tạo cũng là một việc làm trong kế hoạch của bạn. Nhờ vào tính tương tác cao trong hội nhóm, việc đăng link website này mang lại hiệu quả về mặt traffic là rất lớn, tuy vậy bạn cũng nên khéo léo lồng ghép để bài đăng có chất lượng tốt nhất.

Ngoài những hội nhóm mà bạn là quản trị viên hay chủ sở hữu, thì trên mạng xã hội cũng có những hội nhóm thuộc về cá nhân/tổ chức khác hoặc hội nhóm mang tính cộng đồng cao. Những hội nhóm này không phải của bạn, vì vậy bạn cần lưu ý tuân thủ quy tắc của nhóm đó. Khi này việc đăng hay gắn link website của mình tại các bài post hay bình luận sẽ trở nên khó khăn hơn một chút. Vậy bạn cần làm gì để đạt được mục đích cho việc kéo traffic của mình? Hãy quan niệm trước khi đạt được mục đích của mình thì hãy tạo giá trị nhất định cho nhóm đó trước, bạn có thể giải đáp các câu hỏi, tăng tương tác với các thành viên hay quản trị viên của nhóm đó. Từ đó việc bạn có những bài đăng hay bình luận kèm link website sẽ không phải cái gì đó gây phiền phức nữa, mà nó như là một hành động mang lại giá trị cho họ.

4. Chạy các chiến dịch quảng cáo trả phí trên mạng xã hội

Không còn nghi ngờ gì nữa đây là cách tăng traffic cho website dạy học của bạn một cách nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian. Khi bạn chấp nhận chi trả cho các nền tảng mạng xã hội, nó sẽ giúp bạn tiếp cận đến các người dùng tuỳ theo mục tiêu quảng cáo, từ đó tăng lượng traffic lên gấp nhiều lần. Với mỗi kênh mạng xã hội khác nhau như Facebook, Tiktok, Youtube... cũng sẽ có những các thiết lập quảng cáo khác nhau. Ví dụ như:

  • Facebook: Với Facebook, nó cho phép bạn tạo chiến dịch quảng cáo với các mục tiêu chiến dịch khác nhau để ngay lập tức tương tác đến website của bạn như 'Lưu lượng truy cập', 'Lượt tương tác', 'Khách hàng tiềm năng', 'Doanh số'. Những mục tiêu này giúp bạn chạy quảng cáo hướng tới các đối tượng hành vi tương tự để bạn đạt được nó. Dĩ nhiên với mục tiêu tăng traffic thì bạn có thể chọn 'Lưu lượng truy cập', nó sẽ giúp bạn có lượng traffic tới website nhiều nhất, nhanh nhất; tuy nhiên nó chưa chắc là những traffic chất lượng nhất. Vì vậy bạn cần cân nhắc thêm các mục tiêu về 'Khách hàng tiềm năng' hoặc là 'Doanh số'.
Các mục tiêu của chiến dịch quảng cáo từ Facebook
  • Tiktok: Với trình quảng cáo từ Tiktok khá tương tự như Facebook về các mục tiêu quảng cáo và khác nhau đôi nét về cách thiết lập
Các mục tiêu của chiến dịch quảng cáo từ Tiktok
  • Youtube: Khác với Facebook hay Tiktok, Youtube thuộc sở hữu của Google. Vì vậy để có thể chạy quảng cáo Youtube để tăng traffic cho website đào tạo của bạn thì bạn cần thiết lập qua trình quảng cáo Google Ads. Và khác với 2 nền tảng trên, quảng cáo Youtube sẽ khác hẳn cách thiết lập và mục tiêu cũng như cách tiếp cận đến người dùng. Dưới đây là một ví dụ trong trình quảng cáo của Google Ads về mục tiêu "Thúc đẩy chuyển đổi" giúp bạn chạy quảng cáo video Youtube và hiển thị link website tới người dùng, từ đó họ có hành động nhấp vào link và giúp tăng traffic cho bạn.

Là một nhà đào tạo đã có website elearning và các kênh mạng xã hội, chắc hẳn bạn đã từng nhờ đồng nghiệp, học viên, người thân của mình chia sẻ các bài viết hay trực tiếp link website dạy học của mình để tăng traffic cũng như lan toả tới nhiều đối tượng hơn trên mạng xã hội. Điều này không sai, tuy nhiên bạn không nên làm điều này quá nhiều lần hoặc phải có cách làm để hợp lý hoá vấn đề. Dưới đây là một số giải pháp bạn có thể tham khảo để người dùng có thể tự lan toả website của bạn:

  • Tạo ra các bài đăng có chứa link website với chất lượng tuyệt vời, mang tính tương tác, chia sẻ cao. Khi đó tự động những người đọc thấy nó có giá trị và giúp bạn lan toả
  • Tạo chương trình Affiliate cho học viên và giới thiệu nó trên mạng xã hội. Nếu là một người đào tạo hay cụ thể bạn đang bán khoá học online, có thể bạn sẽ bắt gặp việc học viên chia sẻ link khoá học của website đào tạo nào đó trên mạng xã hội, khi đó nhấp vào link sẽ thấy được giảm giá khoá học đó so với link website ban đầu. Đây là chương trình giảm giá qua Affiliate mà nhà đào tạo thiết lập để học viên cũ lan toả khoá học cho họ và thu được hoa hồng (bằng tiền hoặc điểm tích luỹ của hệ thống). Nếu đang sở hữu website elearning khởi tạo từ nền tảng Hoola, bạn cũng có thể dễ dàng tạo chương trình đó cho mình, tham khảo thêm tại đây.
    Với cách này, không chỉ là học viên bạn còn có thể kết nối với những đối tác, người làm Affiliate chuyên nghiệp khác như KOL, KOC, Influencer...
Chia sẻ Link Affiliate giúp học viên nhận hoa hồng
  • Tạo nhiều sự kiện, khoá học, buổi Livestream, v.v. (qua các trang con của website dạy học) miễn phí vừa thu phễu khách hàng là học viên, vừa giúp mang lại traffic từ việc được chia sẻ từ người xem.

Những điều nên và không nên làm để tăng traffic cho website đào tạo qua mạng xã hội

Mạng xã hội hiện nay đang được rất nhiều người sử dụng (bao gồm trong đó là những học viên hay nguời theo dõi tiềm năng của bạn), bên cạnh những điều tích cực thì cũng có rất nhiều nhà đào tạo với mục đích là tăng traffic mà bất chấp đăng nội dung về chương trình đào tạo, khoá học kém chất lượng lên mạng xã hội điều này có ảnh hưởng không tốt đến mọi người, thậm chí còn gọi nhà đào tạo là "lùa gà", "lừa đảo", v.v. Điều này gây ra hệ luỵ rất xấu đối với nhà đào tạo và cả học viên. Vì vậy trước khi đăng tải nội dung cần phải cân nhắc thật kỹ.

Những điều nên làm trên mạng xã hội

Cân nhắc trước khi đăng bài - Những gì bạn chia sẻ lên mạng xã hội có thể đem lại giá trị cho người dùng hay không phụ thuộc rất lớn vào nội dung bạn truyền tải. Và hình ảnh của bạn liệu có gây được ấn tượng tốt với mọi người một phần vì thông tin đó. Chính vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi chia sẻ bất kỳ điều gì. Hạn chế những nội dung có tính kỳ thị, phân biệt, có liên quan đến vấn đề nhạy cảm hay chất lượng thấp.

Đăng thường xuyên - Hãy đảm bảo chắc chắn bài đăng của bạn phải được đăng đều đặn, cố định vào cùng một thời gian. Tìm hiểu chính xác thời gian bài viết của bạn có thể chạm mặt khách hàng trên mạng xã hội. Một số khung giờ vàng tại Việt Nam, bao gồm sáng 7 giờ đến 8 giờ, trưa từ 11 giờ đến 13 giờ, tối từ 19 giờ đến 22 giờ và khuya sau 22 giờ. Ngoài ra, để có được nội dung đăng đều đặn thì bạn nên chuẩn bị content đăng bài trước mấy ngày tránh những trường hợp ngày hôm đó bạn có việc bận không thể có nội dung để chia sẻ.

Tương tác với người theo dõi - trả lời bình luận và tin nhắn một cách nhanh chóng và thân thiện. Điều này sẽ làm cho người theo dõi có cái nhìn tích cực hơn đối với bạn từ đó chuyển đổi thành học viên của bạn.

Hợp tác với những người sáng tạo nội dung khác - Hợp tác với những người sáng tạo nội dung khác trong lĩnh vực của bạn để mở rộng phạm vi tiếp cận. Tham gia các cộng đồng mạng xã hội liên quan đến lĩnh vực của bạn để kết nối và giao lưu, học hỏi.

Những điều không nên làm trên mạng xã hội

Quảng cáo trắng trợn - quảng cáo khoá học có chất lượng cao nhưng thực tế lại là những khoá học ngắn, đóng gói sơ sài, quảng cáo khoá học với giá cực rẻ nhưng lại không có sẵn hoặc chỉ có các bài học hạn chế.

Đánh lừa người hâm mộ của bạn - Nói dối hoặc đánh lừa người hâm mộ của bạn để tạo ra sự cường điệu. Việc làm như vậy có thể giúp cho bạn tăng traffic ban đầu nhưng về lâu dài bạn sẽ bị mất uy tín đối với học viên.

Chia sẻ quá nhiều - Mặc dù nói là nên chia sẻ thường xuyên trên mạng xã hội nhưng chúng ta vẫn phải cân nhắc làm sao để số lượng bài đăng vừa đủ không quá nhiều cũng không quá ít vì chia sẻ quá nhiều có thể sẽ khiến cho người xem cảm thấy rất khó chịu và nhanh chóng cảm thấy nhàm chán.

Phần kết luận

Việc sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội sẽ ngày càng tăng như vậy. Do đó, chúng ta phải biết kết hợp mạng xã hội vào chiến lược tiếp thị.

Tuy nhiên, tiếp thị truyền thông xã hội có thể rất phức tạp. Toàn bộ chiến lược truyền thông xã hội của bạn chỉ có thể thành công nếu bạn thực sự nghiêm túc và đầu tư cho nó.

Để tăng trên mạng xã hội một cách nhanh chóng, bạn nên áp dụng các chiến lược truyền thông đã được để cập ở trên một cách chỉnh chu để đạt tăng traffic trên mạng xã hội của bạn.

Cách tạo và bán các khóa học trực tuyến có lợi nhuận: Hướng dẫn từng bước
Bài viết này sẽ hướng dẫn, gợi ý về quy trình từng bước cụ thể. Nhà đào tạo sẽ có cái nhìn tổng quan hơn và có thể triển khai ngay về việc tạo và bán một khóa học trực tuyến thành công
Tất tần tật về bán khóa học online, kinh nghiệm và bài học thực tế.
Kinh nghiệm thực tế về xây dựng website bán khoá học online, website dạy học trực tuyến và các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Cách marketing khoá học

Lê Duy Khánh

Bachelor of National Economics University - (2014 - 2018). Khanh is Marketing Manager at Hoola. Desire: to help coaches and trainers create attractive courses and attract potential students

Duyên Hoàng

I'm a digital marketing staff at Hoola. I am passionate about sports, traveling, and cooking