5 Bước Chuẩn Hóa Quy Trình Đào Tạo Nhân Lực Quản Lý Cần Biết


Đào tạo nhân lực mang tới cho doanh nghiệp vô vàn lợi ích nổi bật. Tuy nhiên, để quá trình đào tạo đạt hiệu quả cao, người quản lý cần nắm vững quy trình và có sự chuẩn hóa quy trình đào tạo phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp của mình. Trong bài viết này, Hoola sẽ chia sẻ 5 bước chuẩn hóa quy trình đào tạo nhân lực của doanh nghiệp, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chuẩn hóa quy trình đào tạo rất quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý

Hiểu đúng về đào tạo nguồn nhân lực là gì

Đào tạo nguồn nhân lực là một hoạt động có tổ chức, diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Mục đích của chương trình đó là giúp đội ngũ nhân viên, người lao động tiếp thu thêm kiến thức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ cho công việc hoặc vị trí hiện tại.
Do đó, đào tạo nguồn nhân lực cũng có thể hiểu là hoạt động nhằm khắc phục những thiếu sót về kỹ năng, kiến thức và cải thiện hành vi của nhân viên, đội ngũ lao động. Thông thường, một quy trình đào tạo sẽ bao gồm 3 mục tiêu chính đó là:

  • Kiến thức trí tuệ.
  • Kỹ năng thủ công.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề.
Đào tạo nguồn nhân lực là hoạt động giúp đội ngũ nhân viên, người lao động tiếp thu thêm kiến thức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ

Chia sẻ 5 bước chuẩn hóa quy trình đào tạo nhân lực

Bước 1: Đánh giá nhu cầu đào tạo

Đây là bước đầu tiên và cũng rất quan trọng mà các nhà quản lý cần thực hiện trong quá trình chuẩn hóa quy trình đào tạo. Lúc này, quản lý doanh nghiệp cần nắm được chính xác nhu cầu của tổ chức mình là gì.
Cách thực hiện thường là quan sát những thách thức hiện tại và tương lai của doanh nghiệp thông qua khoảng cách giữa hiệu suất thực tế và hiệu suất kỳ vọng của nhân viên. Bên cạnh đó, để xác định được nhu cầu đào tạo của đội ngũ nhân sự, nhà quản lý có thể đặt ra các câu hỏi như:

  • Mục tiêu của doanh nghiệp hiện tại là gì?
  • Nhiệm vụ nào phải hoàn thành để doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đó?
  • Thái độ và hành vi cần thiết cho nhân viên để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao là gì?
  • Những thiếu sót trong kỹ năng, kiến thức, thái độ của đội ngũ lao động khi làm công việc đó là gì?
    Quá trình đánh giá nhu cầu đào tạo có thể được nghiên cứu trên 2 phương diện là cá nhân và nhóm. Trong khi đào tạo cá nhân chú trọng tới cải thiện hiệu suất khi nhân viên không hoàn thành công việc hiệu quả thì đào tạo nhóm lại hướng tới việc khuyến khích sự đổi mới của nhân viên trước những thay đổi chiến lược từ doanh nghiệp.
    Ngoài ra, người quản lý cần hiểu rõ hơn về cả nhu cầu nguồn nhân lực lẫn nhu cầu đào tạo ở doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp dự báo nhu cầu và tìm kiếm nguồn cung cấp nhân lực trong tương lai.

Bước 2: Xác định chính xác mục tiêu đào tạo là gì

Mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp có thể bao gồm: các yêu cầu về kỹ năng cụ thể nào đó, trình độ kỹ năng có được sau đào tạo, số lượng và cơ cấu học viên, thời gian tiến hành đào tạo,… Đây là cơ sở để quản lý doanh nghiệp đánh giá chuyên môn cụ thể của từng người lao động.
Khi đã xác định rõ mục tiêu đào tạo, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian lẫn chi phí đào tạo.

Bước 3: Tiến hành xây dựng chương trình đào tạo

Một chương trình đào tạo chuẩn là chương trình được xây dựng trên nhu cầu và mục tiêu đào tạo đã được xác định rõ. Đó là cơ sở để quản lý doanh nghiệp chọn được phương pháp đào tạo phù hợp.
Thông thường, một số nội dung chương trình đào tạo sẽ bao gồm:

  • Ai sẽ tham gia đào tạo? Số lượng?
  • Thời gian đào tạo diễn ra bao lâu với tần suất đào tạo như thế nào?
  • Phương pháp đào tạo nào sẽ được sử dụng?
  • Mức độ đào tạo thế nào?
  • Loại hình đào tạo được sử dụng là gì?
    Bên cạnh đó, quản lý doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung, tài liệu đào tạo, thiết kế hướng dẫn và những yêu cầu đào tạo một cách rõ ràng cho đội ngũ người lao động nắm rõ.

Bước 4: Tiến hành đào tạo nhân sự

Lúc này, đội ngũ quản lý sẽ tiến hành đào tạo nhân sự theo kế hoạch đã đề ra trước đó. Một chương trình đào tạo hiệu quả sẽ cho phép đội ngũ nhân viên tham gia vào quá trình đào tạo và thực hành các kỹ năng, kiến thức của họ. Vì thế, người đào tạo nên khuyến khích nhân viên, người lao động tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, học hỏi, phản biện,…
Lưu ý, người quản lý cần luôn theo sát nhân viên trong suốt quá trình đào tạo. Chỉ có như vậy, quản lý mới đánh giá được hiệu quả thực sự khi chương trình đào tạo kết thúc.

Bước 5: Đánh giá quy trình

Đây cũng là bước rất quan trọng trong chuẩn hóa quy trình đào tạo. Nhà quản lý cần phải đánh giá lại kết quả của cả quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Cơ sở để đánh giá đó là các mục tiêu ban đầu, năng suất làm việc của nhân viên, sự hài lòng của nhân viên đối với công việc,…

5 bước chuẩn hóa quy trình đào tạo nhân lực

>> Xem thêm: 10+ Mẫu Bảng Đánh Giá Nhân Viên Chuẩn Hằng Tháng, Cuối Năm 2023

Trên đây là thông tin chi tiết về 5 bước chuẩn hóa quy trình đào tạo nhân lực mà doanh nghiệp có thể áp dụng. Để tối ưu quá trình đào tạo nội bộ doanh nghiệp, bạn có thể lựa chọn nền tảng Hoola. Đây là nền tảng đào tạo được tích hợp nhiều tính năng ưu việt, hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong suốt quá trình đào tạo. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ Hoola để được tư vấn miễn phí bạn nhé.