8 Nền tảng khoá học trực tuyến tốt nhất năm 2024: Tạo và bán khoá học Online ngay trên website riêng của bạn

Với xu hướng giáo dục, đào tạo và huấn luyện hiện nay, việc nhà đào tạo có nhiều loại hình dạy học để tối ưu hoá doanh thu và tăng độ hiệu quả cho công việc đang dần trở nên phổ biến. Vậy có những loại hình đào tạo chính nào và bạn đã áp dụng những loại nào cho công việc giảng dạy của mình.

Có thể nhắc đến theo sự phổ biến như đào tạo/dạy học trực tiếp, trực tuyến qua phòng Live (Zoom, Google Meet, Hoola Meet), bán khoá học, tổ chức webinar (sự kiện, livestream), v.v. Đa phần các thầy cô, nhà đào tạo, trung tâm, học viện đào tạo hiện nay tại Việt Nam đang áp dụng giảng dạy trực tiếp và trực tuyến qua phòng Live và quản lý học viên, doanh thu, lưu trữ bài giảng bằng các nền tảng, phần mềm khác nhau như Excel, Google drive, CRM, v.v.

Vậy thì những ai là người đang chọn triển khai cả loại hình bán khoá học trực tuyến? Có phải là những nhà đào tạo đã có uy tín, có tên tuổi, có nhiều năm kinh nghiệm với nhiều học liệu có sẵn để phân phối lại. Đúng, tuy nhiên đó chỉ là số ít, phần nhiều hơn là những nhà đào tạo nhìn thấy cơ hội trước mắt giúp họ có thể đóng gói học liệu như Video, PDF, câu hỏi trắc nghiệm/tự luận, Scorm,... thành các khoá học chuyên nghiệp (sản phẩm số) từ đó họ có thể kinh doanh để mang lại nguồn doanh thu không giới hạn hoặc đơn giản là tăng chất lượng, hiệu quả đào tạo tới học viên. Vì vậy các nhà đào tạo đã chấp nhận đầu tư công sức, tiền bạc để có được hệ thống elearning, có được các khoá học chuyên nghiệp, có được cách làm marketing phù hợp cho thương hiệu đào tạo của mình.

Đây là lúc các nền tảng khoá học trực tuyến xuất hiện. Thay vì phải tự thuê IT xây dựng website, app để bán khoá học và học tập online vừa tốn kém, mất thời gian, không được hỗ trợ kỹ thuật mà chưa chắc đã dùng được. Giờ đây các nhà đào tạo đã sẵn có các nền tảng với cơ sở hạ tầng sẵn có, đội ngũ kỹ thuật sẵn có để thuê sử dụng được ngay mà không cần biết nhiều về kỹ thuật (no code). Từ đó nhà đào tạo dễ dàng xây dựng được website elearning, các khoá học trực tuyến, các phòng dạy live tích hợp, hệ thống quản lý học viên và theo dõi tiến độ và nhiều hơn thế nữa.

Vậy đến lúc này bạn sẽ thắc mắc, đâu là nền tảng tốt nhất, phù hợp nhất dành cho mình để có thể bán khoá học, đào tạo/dạy học trực tuyến? Ở bài viết này Hoola sẽ gợi ý cho bạn các nền tảng tạo website bán khoá học, đào tạo/dạy học trực tuyến của riêng bạn, có thể toàn quyền kiểm soát và nhận 100% doanh thu (khác với các nền tảng "sàn" khoá học, khi mà bạn bán khoá học chung với nhiều người khác). Cùng đánh giá tổng quan về mức giá, ưu và nhược điểm của các nền tảng đó đối với thị trường là các nhà đào tạo tại Việt Nam.

  1. Thinkific (Nền tảng từ Canada)
  2. Kajabi (Nền tảng từ Hoa Kỳ)
  3. LearnWorlds (Nền tảng từ Cộng hoà Síp - Liên minh châu Âu)
  4. Hoola (Nền tảng từ Việt Nam)
  5. Teachable (Nền tảng từ Hoa Kỳ)
  6. WizIQ (Nền tảng từ Ấn Độ)
  7. TalentLMS (Nền tảng từ Hoa Kỳ)
  8. Systeme (Nền tảng từ Ireland)
  9. Lời kết

1. Thinkific (Nền tảng từ Canada)

Nền tảng tạo và bán khoá học trực tuyến Thinkific

Thinkific là nền tảng được thành lập từ năm 2012 có trụ sở chính lại Vancouver, Canada. Với tiềm lực tài chính và nền tảng mạnh mẽ, Thinkific là một trong những nền tảng có lượng người dùng và doanh thu lớn nhất trong thị trường nền tảng khoá học trực tuyến. Thinkific với slogan "Biến kiến ​​thức chuyên môn của bạn thành doanh thu dễ dàng hơn rất nhiều" giúp nhà đào tạo dễ dàng tạo và bán các sản phẩm số như khóa học, tài liệu, cộng đồng và membership.

Bảng giá dịch vụ của Thinkific mới nhất:

  • Gói Cơ bản: 49$/tháng (thánh toán 1 tháng) - 36$/tháng (thanh toán 12 tháng)
  • Gói Bắt đầu: 99$/tháng (thánh toán 1 tháng) - 74$/tháng (thanh toán 12 tháng)
  • Gói Tăng trưởng: 199$/tháng (thánh toán 1 tháng) - 149$/tháng (thanh toán 12 tháng)

Ngoài ra còn có gói Mở rộng và "Plus" khi nhà đào tạo có nhu cầu cao hơn nữa.

Ưu điểm của Thinkific:

  • Có trình xây dựng website kéo thả, trình xây dựng khoá học chuyên nghiệp
  • Có bộ công cụ Marketing và bán hàng
  • Tích hợp được nhiều phần mềm nổi tiếng như: Google Analytics, Mail Chimp, Zoom, Zapier,...
  • Có hệ sinh thái hỗ trợ, phát triển tốt: nhóm facebook, học viện hướng dẫn, nhiều chuyên gia tổ chức sự kiện,...
  • Tập trung vào trải nghiệm học tập của học viên khá tốt
  • Giao diện website và quản trị thân thiện, dễ sử dụng

Nhược điểm của Thinkific:

  • Giới hạn quản trị viên: Gói Cơ bản và Bắt đầu chỉ được 1 quản trị viên, khó tổ chức được mô hình trung tâm, học viện đào tạo cần nhiều quản trị, nhân sự
  • Không có cổng thanh toán Việt Nam, hạn chế trong việc thanh toán và kích hoạt tự động
  • Gói Cơ bản 49$/tháng bị giới hạn nhiều (không có membership, chứng chỉ, làm bài tập, trắc nghiệm,...)
  • Không có sẵn nhiều tính năng nên cần tích hợp nhiều
  • Không hỗ trợ định dạng SCORM/HTML5 - dạng bài giảng rất được yêu thích từ các nhà đào tạo Việt Nam
  • Hỗ trợ qua email, chat với bot trước khi tiếp cận được người hỗ trợ thật, có thể khó khăn hơn nếu bất đồng ngôn ngữ và cách làm việc.

2. Kajabi (Nền tảng từ Hoa Kỳ)

Nền tảng tạo và bán khoá học trực tuyến Kajabi

Kajabi là một kỳ lân công nghệ sáng lập năm 2010 tại California, Hoa Kỳ.  Với Slogan "Từ người sáng tạo đến doanh nghiệp", Kajabi là nền tảng tất cả trong một cung cấp các công cụ để bán các sản phẩm số trong giáo dục như khoá học trực tuyến, chương trình đào tạo, membership, podcast,... Kajabi mở rộng đối tượng bằng cách gọi họ là "Creators" - những nhà sáng tạo nội dung và mong muốn đưa họ trở thành "entrepreneurs" - doanh nhân tri thức.

Bảng giá dịch vụ của Kajabi mới nhất:

  • Gói Cơ bản: 149$/tháng (thánh toán 1 tháng) - 119$/tháng (thanh toán 12 tháng)
  • Gói Tăng trưởng: 199$/tháng (thánh toán 1 tháng) - 159$/tháng (thanh toán 12 tháng)
  • Gói Chuyên Nghiệp: 399$/tháng (thánh toán 1 tháng) - 319$/tháng (thanh toán 12 tháng)

Ưu điểm của Kajabi:

  • Một nền tảng "All in one" mạnh mẽ, kinh doanh được nhiều loại sản phẩm số về giáo dục, đào tạo
  • Xây dựng được các trang bán khoá, trang quảng cáo, trang thông tin, trang hội thảo,...
  • Bộ công cụ về tự động hoá, phễu, email marketing mạnh mẽ
  • Tích hợp được nhiều phần mềm nổi tiếng
  • Nền tảng chuyên nghiệp, dễ sử dụng các tính năng marketing và kinh doanh để bán khoá học
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt

Nhược điểm của Kajabi:

  • Giá khá cao và hơn hẳn so với các nền tảng tương tự, không có gói miễn phí trọn đời và phải bắt đầu bằng gói 149$/tháng
  • Không phù hợp dành cho những người mới bắt đầu và muốn đầu tư thử nghiệm
  • Không có cổng thanh toán Việt Nam, hạn chế trong việc thanh toán và kích hoạt tự động
  • Khá khó sử dụng các tính năng, khó tuỳ chỉnh giao diện
  • Tuy dịch vụ khách hàng tốt nhưng hỗ trợ về kỹ thuật thì phải chờ đợi, không được xử lý ngay kịp thời, có thể khó khăn khi giao tiếp hướng dẫn với người Việt.

3. LearnWorlds (Nền tảng từ Cộng hoà Síp - Liên minh châu Âu)

Nền tảng tạo và bán khoá học trực tuyến Learnworlds

Learnworld được sáng lập năm 2014 có trụ sở chính tại Limassol, Cộng Hoà Síp. Tuy ra mắt sau các sản phẩm tương tự trên thế giới nhưng Learnworld là nền tảng luôn đi thẳng vào vấn đề, với câu chủ đạo "Tạo và bán các khoá học trực tuyến từ trang web của riêng bạn" cho thấy mục tiêu chính mang đến cho nhà đào tạo các công cụ để có thể kinh doanh khoá học. Thêm nữa cách cạnh tranh của Learnworld cũng khá "thẳng" khi luôn nhận là nền tảng khoá học trực tuyến tốt nhất, số 1 hay có những bài so sánh trực tiếp với các nền tảng khác như Thinkific, Kajabi, TalentLMS,... Chính vì thế cùng nguồn lực tài chính và sản phẩm hiện đại Learnworld cũng đang dần chiếm thị phần lớn trên toàn thế giới.

Bảng giá dịch vụ của Learnworld mới nhất:

  • Gói Bắt đầu: 29$/tháng (thánh toán 1 tháng) - 24$/tháng (thanh toán 12 tháng)
  • Gói Chuyên nghiệp: 99$/tháng (thánh toán 1 tháng) - 79$/tháng (thanh toán 12 tháng)
  • Gói Trung tâm học tập: 299$/tháng (thánh toán 1 tháng) - 249$/tháng (thanh toán 12 tháng)
  • Gói "High volume" & Doanh nghiệp: Liên hệ

Ưu điểm của Learnworld:

  • Dễ sử dụng, phù hợp với cả những người không rành về công nghệ
  • Giao diện người dùng đơn giản, trực quan dành cho các khoá học
  • Đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình, kiên nhẫn
  • Tuỳ chỉnh, xây dựng dễ dàng các trang bán khoá, trang thông tin
  • Hỗ trợ định dạng SCORM/HTML5
  • Cung cấp đầy đủ các tính năng thương mại điện tử, marketing,...

Nhược điểm của Learnworld:

  • Gói Bắt đầu và Chuyên nghiệp bị thiếu nhiều tính năng, giới hạn số lượng một số dịch vụ như quản trị viên, khoá học, tệp Scorm,...
  • Không có cổng thanh toán Việt Nam, hạn chế trong việc thanh toán và kích hoạt tự động
  • Nhiều tính năng vẫn chưa hoàn chỉnh dù được đưa vào hệ thống
  • Lưu ý về việc thu phí giao dịch khi bán khoá học ở gói Bắt đầu

4. Hoola (Nền tảng từ Việt Nam)

Nền tảng đào tạo trực tuyến Hoola

Hoola là nền tảng được thành lập từ 2020 tại Việt Nam, tuy vậy quá trình xây dựng nền tảng từ đội ngũ kỹ thuật còn từ nhiều năm trước đó, khi mà trên thế giới đang bùng nổ elearning. Hoola là một nền tảng giáo dục công nghệ cao tại Việt Nam, một giải pháp eLearning toàn diện tất cả trong một trong từ giảng dạy, bán khoá học trực tuyến, quản lý học viên cho đến thương hiệu đào tạo. Với thông điệp "Hoola - Truyền tải tri thức không giới hạn", Hoola mong muốn đem lại cho các nhà đào tạo một hệ thống elearning với công nghệ hiện đại và độ ổn định tốt nhất. Hiện nay tại Việt Nam, Hoola là nền tảng được đánh giá tốt nhất giúp các nhà đào tạo, các trung tâm/học viện đào tạo giảng dạy trực tuyến, bán khoá học hay đào tạo nội bộ.

Bảng giá dịch vụ của Hoola mới nhất:

  • Gói Cơ bản: 880.000/tháng (thánh toán 6 tháng) - 760.000/tháng (thanh toán 12 tháng)
  • Gói Chuyên nghiệp: 2.200.000/tháng (thánh toán 6 tháng) - 1.900.000/tháng (thanh toán 12 tháng)
  • Gói Cao cấp: 7.040.000/tháng (thánh toán 6 tháng) - 6.080.000/tháng (thanh toán 12 tháng)

Ưu điểm của Hoola:

  • Phù hợp với thị trường đào tạo Việt Nam, dễ dàng giúp nhà đào tạo sở hữu hệ thống website/app elearning trong vài phút
  • Website giúp cá nhân hoá thương hiệu đào tạo, máy chủ riêng
  • Hệ thống LMS đầy đủ, hỗ trợ mọi loại định dạng: Video, Scorm, Pdf, Quiz, Meeting,... Có cả phòng dạy Live (Hoola Meet)
  • Có nhiều tính năng, đáp ứng được nhiều mô hình đào tạo khác nhau
  • Hỗ trợ nhiều loại hình thanh toán phổ biến ở Việt Nam: Online, QR, Credit, Chuyển khoản, COD. Không thu phí trung gian nền tảng
  • Độ ổn định cao, trải nghiệm của học viên và quản trị viên tốt
  • Bảng giá minh bạch, hầu như các gói đều mở đầy đủ tính năng
  • Có trình Landing page để thiết kế trang chủ, trang giới thiệu, trang bán hàng,...
  • Nền tảng tất cả trong một giúp nhà đào tạo không cần dùng nhiều phần mềm khác nhau
  • Đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình, trao đổi với khách hàng qua mọi hình thức (gặp mặt, meeting online, teamview, gọi điện, nhóm zalo,...)

Nhược điểm của Hoola:

  • Vì có khá nhiều tính năng nên nhà đào tạo cần tìm hiểu và được hỗ trợ
  • Một số tính năng như cộng đồng, AI,... đang trong lộ trình phát triển (ra mắt trong năm nay)
  • Không có bản miễn phí trọn đời
  • Tính năng Landing page thiết kế vạn trang con hơi khó sử dụng ban đầu, cần được hỗ trợ để thiết kế thoải mái

Đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày nền tảng Hoola tại đây (đã mở mọi tính năng như bản trả phí).

5. Teachable (Nền tảng từ Hoa Kỳ)

Nền tảng tạo và bán khoá học trực tuyến Teachable

Teachable cũng là một nền tảng được thành lập vào năm 2014 có trụ sở chính tại New York, Hoa Kỳ. Với câu slogan "Nhà sáng tạo-nhà giáo dục thuộc về Teachable", nền tảng này ra mắt sau đã có tham vọng chiếm lĩnh thị trường lớn với 2 gã khồng lồ Thinkific và Kajabi trước đó. Teachable thường phù hợp nhất với những nhà đào tạo với mục tiêu bán khoá học trực tuyến, bán tài liệu số. Cũng như các nền tảng ra sau khác, Teachable đánh mạnh vào sự tiện lợi, dễ sử dụng dành cho các nhà đào tạo không biết nhiều về kỹ thuật, phù hợp với cá nhân, các tổ chức đào tạo vừa và nhỏ để thao tác nhanh chóng.

Bảng giá dịch vụ của Teachable mới nhất:

  • Gói Cơ bản: 59$/tháng (thánh toán 1 tháng) - 39$/tháng (thanh toán 12 tháng)
  • Gói Chuyên nghiệp: 159$/tháng (thánh toán 1 tháng) - 119$/tháng (thanh toán 12 tháng)
  • Gói Chuyên nghiệp +: 249$/tháng (thánh toán 1 tháng) - 199$/tháng (thanh toán 12 tháng)

Ưu điểm của Teachable:

  • Tạo khoá học, website elearning đơn giản, khá dễ sử dụng
  • Có trình thiết kế trang đích dễ dùng
  • Đầy đủ công cụ để có thể marketing và bán các khoá học trực tuyến
  • Tích hợp các phần mềm hỗ trợ nổi tiếng
  • Cho phép sử dụng HTML/CSS tùy chỉnh.

Nhược điểm của Teachable:

  • Hỗ trợ qua email, dịch vụ chăm sóc chưa tốt gần đây (khách hàng phàn nàn trên fanpage, các diễn đàn)
  • Không có cổng thanh toán Việt Nam, hạn chế trong việc thanh toán và kích hoạt tự động
  • Các gói dịch vụ thấp thiếu nhiều tính năng, nhiều hạn chế, mất phí giao dịch khi bán khoá học từ 5-10%; dễ bị bẫy về tính năng, phải nâng cấp gói cao hơn
  • Ít tính năng hơn, khó theo dõi tiến độ học viên; phải dùng tích hợp thêm các phần mềm khác nữa để hỗ trợ về CRM, tự động hoá, email marketing,...
  • Bị phàn nàn về tính ổn định, gặp sự cố

6. WizIQ (Nền tảng từ Ấn Độ)

Nền tảng dạy học trực tuyến WizIQ

Ấn Độ luôn là đất nước với những nền tảng công nghệ nổi tiếng, WizIQ là một nền tảng công nghệ giáo dục cũng đã được phát triển và thành lập rất sớm từ năm 2007 có trụ sở chính tại Gurugram, Ấn Độ. Với sự phát triển mạnh mẽ của elearning giúp WizIQ vươn lên toàn thế giới và có nhiều chi nhánh, ngay cả NewYork. WizIQ ban đầu phát triển từ sản phẩm phần mềm lớp học ảo giúp việc học tập trực tuyến và tương tác 2 chiều thuận lợi, sau này là giải pháp LMS và công cụ kinh doanh giúp nhà đào tạo xuất bản và bán các khoá học trực tuyến

Bảng giá dịch vụ của WizIQ mới nhất:

  • Gói Chuyên nghiệp: liên hệ
  • Gói Doanh nghiệp: liên hệ
  • Gói Pay-per-use: liên hệ

Ưu điểm của WizIQ:

  • Nổi bật với phòng dạy online và các luồng trực tuyến đó được lưu lại tự động
  • Phân phối lại các buổi dạy được ghi lại dưới dạng khoá học trực tuyến
  • Có công nghệ mạnh mẽ giúp nền tảng hoạt động ổn định, chất lượng tốt
  • Có thư viện online để lưu lại tất cả các học liệu như video, PDF, file ghi âm,...
  • Có thể tạo các sự kiện, hội thảo trực tuyến

Nhược điểm của WizIQ:

  • Hỗ trợ khách hàng đang chưa tốt, đặc biệt tại Việt Nam bất đồng ngôn ngữ, cách hỗ trợ kịp thời chưa có
  • Về chi phí chưa minh bạch, nhà đào tạo có thể sẽ phải chi trả rất nhiều nếu cần nhiều tính năng
  • Vì tập trung vào phòng online nên nhiều tính năng về LMS, marketing và kinh doanh khoá học còn hạn chế
  • Không có cổng thanh toán Việt Nam, hạn chế trong việc thanh toán và kích hoạt tự động
  • Nhà đào tạo có nhiều lựa chọn hơn về phòng dạy online như Zoom, Google Meet,... thay vì chi trả nhiều chi phí cho WizIQ

7. TalentLMS (Nền tảng từ Hoa Kỳ)

Nền tảng tạo và bán khoá học trực tuyến TalentLMS

TalentLMS là nền tảng ra đời vào năm 2012 có trụ sở chính tại San Francisco, Hoa Kỳ. TalentLMS phù hợp dành cho mô hình cá nhân hoặc tổ chức vừa và nhỏ vì tính đơn giản và dễ sử dụng của nó. TalentLMS cũng là nền tảng chú trọng vào tính cá nhân hoá và thương hiệu đào tạo riêng dành cho mỗi nhà đào tạo bán khoá học hay doanh nghiệp đào tạo nội bộ. Câu chủ đạo của TalentLMS cũng mang tính chất rất tích cực: giúp mọi người nói "có" với việc đào tạo.

Bảng giá dịch vụ của TalentLMS mới nhất:

  • Gói Bắt đầu: 89$/tháng (thánh toán 1 tháng) - 69$/tháng (thanh toán 12 tháng)
  • Gói Cơ bản: 189$/tháng (thánh toán 1 tháng) - 149$/tháng (thanh toán 12 tháng)
  • Gói Plus: 369$/tháng (thánh toán 1 tháng) - 279$/tháng (thanh toán 12 tháng)
  • Gói Premium: 569$/tháng (thánh toán 1 tháng) - 459$/tháng (thanh toán 12 tháng)
  • Gói Doanh nghiệp: liên hệ

Ưu điểm của TalentLMS:

  • Nền tảng khá tuỳ biến, tính năng dễ sử dụng, mang tính thương hiệu riêng cao
  • Tạo khoá học và thiết lập để chạy các khoá học chỉ mất vài phút
  • Hệ thống LMS khá trực quan và hiệu quả, giao diện thiết kế đẹp mắt
  • Hỗ trợ tải lên nhiều định dạng, bao gồm SCORM, xAPI, game,...
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng khá tốt, bộ hướng dẫn sử dụng đầy đủ
  • Dễ dàng tích hợp được các phần mềm nổi tiếng khác

Nhược điểm của TalentLMS:

  • Không có cổng thanh toán Việt Nam, hạn chế trong việc thanh toán và kích hoạt tự động
  • Nền tảng tập trung vào đối tượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ để đào tạo nhân sự nội bộ hơn là các nhà đào tạo bán khoá học
  • Thiết kế từ kho giao diện có sẵn khó tuỳ chỉnh
  • Bị phàn nàn về giá cả khi tăng khá nhiều qua các năm, gói thấp nhất lên đến 89$/tháng nhưng bị hạn chế nhiều tính năng và hỗ trợ
  • Bộ công cụ bán khoá học đang khá đơn giản, chưa mạnh mẽ về thương mại điện tử

8. Systeme (Nền tảng từ Ireland)

Nền tảng doanh nghiệp trực tuyến Systeme

Systeme là một nền tảng với quy mô khá lớn được thành lập vào năm 2017, trễ hơn so với các "ông lớn" khác. Nền tảng có trụ sở chính tại Dublin, Ireland; Systeme định vị mình là nền tảng marketing tất cả trong một, cung cấp các công cụ để marketing qua email, tạo kênh bán hàng, tạo website, trình tạo khoá học trực tuyến,... mà không đòi hỏi người dùng biết nhiều về kỹ thuật. Vì thế Systeme cũng đang là một nền tảng có tốc độ tăng trưởng tốt với đối tượng các nhà đào tạo có nhu cầu bán khoá học trực tuyến, cần hệ thống để marketing và kinh doanh các khoá học đó ngay trên website riêng của họ.

Bảng giá dịch vụ của Systeme mới nhất:

  • Gói Startup: 27$/tháng (thánh toán hàng tháng) - 228$/năm (thanh toán hàng năm)
  • Gói Webinar: 47$/tháng (thánh toán hàng tháng) - 396$/năm (thanh toán hàng năm)
  • Gói Unlimited: 97$/tháng (thánh toán hàng tháng) - 828$/năm (thanh toán hàng năm)

Ưu điểm của Systeme:

  • Nhiều tính năng và khá chuyên nghiệp về LMS, bán hàng, marketing,...
  • Xây dựng được cả trang web và kênh bán hàng
  • Các trang đích có tốc độ tải trang nhanh, giao diện thân thiện
  • Mức chi phí hợp lý hơn so với các nền tảng khác tương tự
  • Có thể kết hợp giữa việc bán sản phẩm lẫn bán khoá học
  • Các gói dịch vụ đều không yêu cầu phí giao dịch khi bán khoá học thành công

Nhược điểm của TalentLMS:

  • Không có cổng thanh toán Việt Nam, hạn chế trong việc thanh toán và kích hoạt tự động
  • Không hoàn toàn tập trung dành cho đối tượng là các nhà đào tạo để bán khoá học và giảng dạy trực tuyến trên hệ thống
  • Hạn chế về hỗ trợ kỹ thuật nếu bất đồng ngôn ngữ
  • Đối với người mới sẽ khó khăn ban đầu khi thiết lập
  • Lưu ý gói thấp bị giới hạn một số thứ như số lượng khoá học, mã khuyến mại,...

9. Lời kết

Nhìn chung với 8 nền tảng phía trên đều là những nền tảng uy tín, được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm và có lượng nhà đào tạo đang sử dụng ổn định. Hai cái tên nổi bật trên thế giới hơn cả là Thinkific và Kajabi. Tại Việt Nam, các nền tảng nước ngoài cũng được đông đảo nhà đào tạo biết đến và sử dụng, tuy nhiên nó vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập đối với người không dành về code, cách tính chi phí, cổng thanh toán cũng như bất đồng ngôn ngữ trong việc trao đổi, hỗ trợ. Vì thế, Hoola hiện nay là một nền tảng tạo website bán khoá học và giảng dạy trực tuyến phù hợp và ổn định nhất dành cho nhà đào tạo của Việt Nam.

Về cơ bản Hoola sẽ giúp nhà đào tạo có tất cả các giải pháp như:

(1) Sở hữu website eLearning thương hiệu riêng hoặc gắn trên hệ thống website có sẵn của nhà đào tạo

  • Website được khởi tạo với máy chủ riêng và cơ sở dữ liệu độc lập trên website đã tối ưu hoá SEO, tối ưu trải nghiệm người dùng
  • Logo, hệ màu sắc riêng theo thương hiệu
  • Hỗ trợ gắn tên miền riêng
  • Giao diện thân thiện, có thiết kế nâng cao
  • Không giới hạn truy cập, học tập cùng lúc ổn định trên mọi thiết bị
  • Có sẵn app học tập ổn định trên điện thoại mọi lúc, mọi nơi

(2) Hệ thống xây dựng và quản trị khóa học - LMS

  • Tạo khoá học với mọi định dạng (Video, Live, Quiz, Scorm, Audio,...)
  • Hỗ trợ tất cả các hình thức đào tạo khác (đề thi, bài kiểm tra, phòng dạy Online Hoola Meet, phòng làm sự kiện Online,...)
  • Thư viện Online lưu trữ mọi định dạng bài giảng
  • Dễ dàng quản lý thông tin học viên/nhóm học viên
  • Hệ thống báo cáo thời gian thực: theo dõi tiến độ học tập, bài kiểm tra (trắc nghiệm, tự luận)

(3) Bộ công cụ kinh doanh khoá học trực tuyến

  • Hỗ trợ cài đặt đa dạng mức giá, phương thức phân phối và thiết lập thời hạn cho khoá học
  • Hỗ trợ nhiều loại hình thanh toán phổ biến ở Việt Nam: Online, QR, Credit, Chuyển khoản, COD. Không thu phí trung gian nền tảng.
  • Theo dõi đơn hàng khoá học theo thời gian thực
  • Công cụ bán các sản phẩm liên quan: sách, tài liệu, ebook, sản phẩm vật lý khác...
  • Công cụ marketing: CRM, Blog, thiết kế Landing page, Email marketing, Automation, mã giảm giá, Popup, Plugin gắn mã theo dõi (Google Analytics, Tag Manager, Pixel, Live Chat)...

(4) Nhiều giải pháp khác

  • Bảo mật khoá học tối đa, chống tải lậu, chống chia sẻ tài khoản học, hạn chế quay màn hình
  • Hệ thống tự động hoá và Webhooks
  • Phân phối khoá học tới doanh nghiệp khác
  • Hỗ trợ chuyển đổi học viên và khoá học từ các nền tảng khác: wordpress, LMS khác..
  • Webhook - kết nối với mọi hệ thống khác
  • Và nhiều hơn thế nữa

Bạn muốn dùng thử Hoola? Đây là nền tảng giúp nhà đào tạo có được hệ thống elearning thương hiệu riêng mà chúng tôi tin là tốt nhất tại Việt Nam để tạo, bán các khóa học trực tuyến và quản lý học viên. Đăng ký dùng thử miễn phí 15 ngày nền tảng Hoola ngay hôm nay!

Tất tần tật về bán khóa học online, kinh nghiệm và bài học thực tế.
Kinh nghiệm thực tế về xây dựng website bán khoá học online, website dạy học trực tuyến và các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
10 Lĩnh Vực Đào Tạo, Huấn Luyện Có Lợi Nhuận Cao Nhất 2024
Ngoài giáo dục phổ thông, thì đào tạo và huấn luyện cũng luôn đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của mỗi quốc gia và được tạo điều kiện..