Truyền Thông Nội Bộ Là Gì? Tầm Quan Trọng Và Cách Xây Dựng Hiệu Quả
Truyền thông được biết tới là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp tiếp cận và giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Theo đó, truyền thông nội bộ cũng đóng góp vai trò to lớn không kém vì nó tác động trực tiếp đến sự đoàn kết tập thể của đội ngũ nhân viên. Ngay dưới đây, Hoola sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về kênh truyền thông nội bộ và cách xây dựng hiệu quả, cùng tham khảo nhé.
Tìm hiểu về truyền thông nội bộ là gì?
Truyền thông nội bộ là hoạt động cung cấp những thông tin cần thiết đến cá nhân, bộ phận thuộc phạm vi doanh nghiệp. Đây là kênh thông tin liên quan đến sự tương tác đa chiều giữa các nhân viên với nhau, và cả nhân viên với lãnh đạo – lãnh đạo với nhân viên.
Vì thế, truyền thông nội bộ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành văn hóa doanh nghiệp. Thậm chí, kênh truyền thông nội bộ còn được xem là điểm chạm giữa doanh nghiệp với đội ngũ nhân viên. Đồng thời phục vụ cho việc chia sẻ các thông tin hướng về văn hóa doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của truyền thông nội bộ
Giúp doanh nghiệp củng cố tầm nhìn, giá trị và văn hóa cho nhân viên
Hoạt động truyền thông nội bộ giúp cho nhân viên có thể dễ dàng nắm được toàn bộ thông tin về tình trạng kinh doanh, mục tiêu, chiến lược, tầm nhìn,… nơi họ đang làm việc. Điều này giúp gia tăng niềm tin, tình cảm của nhân viên với doanh nghiệp. Đồng thời, nó còn giúp họ nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc cố gắng để đạt được mục tiêu chung.
Giúp thông tin luôn minh bạch và đa chiều
Công tác nội bộ giúp thông tin được trao đổi rõ ràng và minh bạch. Các thành viên trong công ty cũng được cập nhật nhanh chóng và chủ động hơn. Điều này giúp họ xác định rõ nhiệm vụ của mình và giúp tăng năng suất làm việc cao hơn.
Thúc đẩy đoàn kết nội bộ
Truyền thông nội bộ giúp tạo nên sự đồng lòng, nhất trí của các thành viên trong tập thể chung và giúp phát huy nguồn lực hiệu quả nhất. Nhờ đó, sức mạnh đoàn kết được củng cố và ngày càng bền chặt.
Thu hút nhân tài và củng cố nhân sự vững mạnh
Làm tốt công tác truyền thông nội bộ sẽ giúp nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng và quan tâm. Từ đó làm khơi gợi cảm giác an toàn, ý chí nỗ lực cống hiến vì tập thể công ty vững mạnh.
Những điều cần biết rõ tránh nhầm tưởng về truyền thông nội bộ
Một số hiểu nhầm không đáng có mà doanh nghiệp cần tránh trong truyền thông nội bộ bao gồm:
- Không phân biệt rõ truyền thông nội bộ với văn hóa doanh nghiệp.
- Nhầm lẫn cho rằng truyền thông nội bộ và PR in house là một.
- Không phân biệt rõ truyền thông nội bộ với hoạt động quản lý nhân sự.
- Coi nhẹ truyền thông nội bộ và ví nó như 1 sự kiện hoặc chương trình văn nghệ.
Những phương tiện truyền tải của truyền thông nội bộ và nội dung của nó
Các công cụ truyền thông nội bộ phổ biến nhất bao gồm:
- Bảng tin nội bộ.
- Ấn phẩm nội bộ.
- Poster, banner.
- Email.
- Internet.
- Các trò chơi và cuộc thi tập thể.
Bên cạnh đó, các nội dung của truyền thông nội bộ chủ yếu thường là: - Lịch sử hình thành và truyền thống văn hóa doanh nghiệp đi kèm các thành tựu nổi bật.
- Lên kế hoạch và tổ chức các sự kiện, hoạt động nội bộ kỷ niệm công ty.
- Vinh danh các cá nhân và bộ phận làm việc đạt thành tích xuất sắc.
- Chiến lược hoạt động và nhiệm vụ của doanh nghiệp qua từng thời kỳ.
- Tổ chức và tham gia những chương trình tài trợ hay hoạt động từ thiện.
- Lập kế hoạch cho các hội nghị và thảo luận khoa học.
Truyền thông nội bộ là nhiệm vụ, trách nhiệm của ai trong doanh nghiệp?
Để truyền thông nội bộ đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần thành lập một bộ phận chuyên trách mảng này. Đây sẽ là bộ phận triển khai, điều phối toàn bộ hoạt động của truyền thông nội bộ. Trong đó, mỗi nhân sự sẽ phụ trách từng mảng riêng như sự kiện, thiết kế, content.
Với trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện để thành lập bộ phận truyền thông riêng thì HR sẽ là người đảm nhiệm phù hợp nhất.
Người làm truyền thông nội bộ cần có những kỹ năng gì?
Người có thể làm tốt công tác truyền thông nội bộ cần có các kỹ năng sau đây:
- Biết lắng nghe và xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên.
- Lập kế hoạch và lên chiến lược phù hợp.
- Sáng tạo.
- Một số kỹ năng khác như thuyết trình, phân tích tình huống, giải quyết vấn đề, kỹ năng tin học văn phòng tốt,…
Các bước xây dựng một chiến lược hoàn chỉnh
Bước 1: Đánh giá thực trạng
- Bước 2: Xác định đối tượng truyền thông và mục tiêu truyền thông
- Bước 3: Xây dựng nội dung thông điệp truyền thông tương ứng
- Bước 4: Lựa chọn phương thức truyền thông phù hợp
- Bước 5: Triển khai kế hoạch truyền thông
- Bước 6: Đánh giá lại hiệu quả và tiến hành cải tiến
Trên đây là toàn bộ thông tin về truyền thông nội bộ và cách xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả. Nếu bạn đang cần tìm một giải pháp đào tạo nội bộ hiệu quả và tiết kiệm thì hãy trải nghiệm ngay với nền tảng Hoola nhé. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được nhận ưu đãi và trải nghiệm miễn phí.