Thang Đo Bloom - Đánh Giá Hiệu Quả Đào Tạo Nội Bộ Nhân Lực
Thang đo Bloom là một trong những công cụ phổ biến được ứng dụng trong các chương trình đào tạo. Dựa trên thang đo này, giảng viên có thể xây dựng mục tiêu đào tạo, hệ thống kiến cùng câu hỏi, bài kiểm tra phù hợp nhất. Trong bài viết này, Hoola sẽ cùng bạn tìm hiểu từ A đến Z về thang đo Bloom trong đào tạo nhân lực, cùng theo dõi nhé.
Tìm hiểu về thang đo Bloom
Thang đo Bloom là loại thang đo đề cập tới 6 cấp độ của tư duy do giáo sư Benjamin Bloom phát triển. Theo thang đo này, 6 cấp độ tư duy sẽ lần lượt là: Ghi nhớ, Hiểu biết, Vận dụng, Phân tích, Đánh giá và Sáng tạo.
Hiện nay, thang đo Bloom trong đào tạo nhân lực được ứng dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao. Hơn nữa, nó còn khuyến khích học tập và phát triển các kỹ năng tư duy của sinh viên ở mức độ cao.
Phân tích các cấp độ tư duy trong thang đo Bloom
Cấp độ 1: Ghi nhớ
Ghi nhớ là một trong những cấp độ tư duy đầu tiên của thang đo Bloom trong đào tạo nhân lực. Ghi nhớ được hiểu là khả năng tiếp thu, khôi phục và nhớ những thông tin đã tiếp nhận. Do đó, nó được xem là cấp độ cơ bản và cần thiết, bắt buộc phải có để đạt các cấp độ tiếp theo.
Để kiểm tra mức độ ghi nhớ của học viên, giảng viên có thể sử dụng các câu hỏi như liệt kê, xác định, chỉ ra, phân loại, mô tả,… và gợi ý học viên những từ khóa để họ tự nhớ và trình bày chính xác.
Cấp độ 2: Hiểu biết
Hiểu biết là cấp độ thứ 2 của thang đo Bloom. Vì nếu chỉ ghi nhớ thôi thì người học sẽ không hiểu rõ các thông tin đó nói về cái gì. Do đó, hiểu biết không chỉ là nhắc lại thông tin, kiến thức một cách dập khuôn mà còn có thể hiểu, giải thích và diễn giải vấn đề.
Để giúp học viên có thể đạt tới cấp độ tư duy Thấu hiểu, giảng viên cần đi sâu vào kiến thức với cách truyền tải như: So sánh, giải thích, phân loại, đưa ra ví dụ, tình huống cụ thể,…
Cấp độ 3: Vận dụng
Sau khi đã tiếp nhận, ghi nhớ và hiểu được thông tin, học viên cần áp dụng những kiến thức đó vào tình huống cụ thể. Chỉ khi áp dụng thành công để giải quyết công việc thì kiến thức đó mới được chứng minh là đã được thấu hiểu.
Để đánh giá khả năng vận dụng của học viên, giảng viên có thể tạo cơ hội cho người học áp dụng kiến thức vào giải quyết công việc. Ví dụ như: giải case study thực tế, thuyết trình,…
Cấp độ 4: Phân tích
Phân tích là cấp độ thứ 4 của thang đo Bloom trong đào tạo nhân lực. Hiểu đơn giản, phân tích là khả năng phân chia thông tin thành các phần nhỏ, sau đó xác định lý do chia nhỏ thông tin để hiểu rõ hơn về nội dung được truyền tải.
Để đánh giá khả năng phân tích của học viên, giảng viên có thể sử dụng câu hỏi có từ: so sánh, đối chiếu, sự khác biệt là gì,… Hơn nữa, phân tích cũng được xem là cấp độ quan trọng nhất trong thang đo vì học viên phải tự suy nghĩ và phân loại thông tin họ nhận được.
Cấp độ 5: Đánh giá
Với cấp độ này, học viên cần phải có khả năng đánh giá được vấn đề. Trong đó, đánh giá được hiểu là khả năng phán xét đúng sai, phù hợp hay không phù hợp,… sau đó ra quyết định dựa trên tiêu chí, tiêu chuẩn thông qua kiểm tra, phê bình.
Ngoài ra, với cấp độ đánh giá, học viên cần phân tích được vấn đề, giải thích và lập luận để bảo vệ quan điểm của mình.
Cấp độ 6: Sáng tạo
Đây là cấp độ cuối cùng và cũng là cao nhất trong thang đo Bloom. Để đạt tới cấp độ tư duy này, học viên cần ghi nhớ, thông hiểu kiến thức, sau đó phân tích và đánh giá thông tin, từ đó kết nối, lắp ghép kiến thức với nhau và sáng tạo ra cách giải quyết vấn đề.
Ngoài ra, sáng tạo còn là tạo ra những thứ mới dựa trên kiến thức đã được học. Vì thế, đây là điều mà các giảng viên luôn luôn hướng tới. Bởi thay vì dập khuôn kiến thức, học viên sẽ thỏa sức sáng tạo ra mọi điều mới mẻ, giúp họ hiểu và áp dụng bài học chủ động, hứng thú và không bị nhàm chán.
>> Xem thêm: Các Yếu Tố Quan Trọng Trong Đào Tạo Nhân Lực Cho Doanh Nghiệp 2023
Bài viết trên đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết về thang đo Bloom trong đào tạo nhân lực. Có thể thấy, việc áp dụng thang đo Bloom này sẽ giúp cho bộ phận đào tạo có thể thiết kế ra chương trình đào tạo phù hợp và hiệu quả. Hơn thế, doanh nghiệp còn có thể đánh giá được độ chính xác mức độ thông hiểu kiến thức và nâng cao hiệu quả cho các hoạt động đào tạo. Và để quá trình đào tạo thêm hiệu quả, tiện ích và tiết kiệm chi phí, bạn có thể trải nghiệm nền tảng đào tạo trực tuyến Hoola với vô vàn tính năng nổi bật nhé.