Sự hài lòng của sinh viên học trực tuyến so với học trên lớp
Là giáo viên bạn có khi nào đặt câu hỏi rằng liệu sinh viên có thích lớp học truyền thống hơn lớp học online? Hay là ngược lại?
"Hên xui" không phải là câu trả lời cho câu hỏi này!
Sự hài lòng là mức độ mà khoá học trực tuyến đáp ứng các yêu cầu của học viên khi họ đăng ký học.
Yếu tố làm học viên hài lòng với khoá học
Để có được sự hài lòng của học viên, bạn cần đảm bảo 6 yếu tố sau đây:
Độ tin cậy
Độ tin cậy càng cao thì sự hài lòng của học viên càng cao.
Uy tín của thầy cô đóng vai trò đáng kể làm cho người học tin tưởng vào giá trị mà khoá học mang lại.
Nội dung khoá học rõ ràng đúng với mô tả khoá học, kiến thức cập nhật làm tăng độ tin cậy.
Độ đáp ứng
Các vấn đề của sinh viên luôn được xử lý nhanh chóng, chính xác. Vấn đề kỹ thuật được đội ngũ hỗ trợ xử lý 24/7. Thắc mắc nội dung kiến thức được giảng viên phản hồi sớm.
Phương pháp giảng dạy và nội dung giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học viên để hiệu quả là tối đa.
Độ đảm bảo
Thái độ chân thành, nhiệt tình của giảng viên khi hỗ trợ hay giải đáp thắc mắc của học viên.
Giảng viên có khả năng giải quyết vấn đề của học viên khi tham gia khoá học.
Trách nhiệm của giảng viên về chất lượng đầu ra của khoá học, kiến thức có đáp ứng nhu cầu thực tế khi áp dụng vào công việc. Học viên có tự tin khi làm việc.
Sự cảm thông
Sinh viên được tôn trọng và quan tâm đặc biệt khi tham gia học online.
Giảng viên hỗ trợ những trường hợp khó khăn khi cần thiết.
Tính hữu hình
Nguồn tài liệu phong phú và dễ tiếp cận.
Các tính năng trên website dạy học trực tuyến đáp ứng tốt nhu cầu học tập của sinh viên.
Trải nghiệm của học viên khi tham gia lớp học trên môi trường online gây ấn tượng tốt.
Giá cả
Học phí cạnh tranh so với những khoá học trực tuyến tương đương.
Học phí tương xứng với giá trị mà sinh viên nhận được.
Học phí tương xứng với mức thu nhập bình quân của xã hội.
So sánh với lớp học trực tiếp
Hoola.vn đã có một cuộc khảo sát điều tra để tìm ra câu trả lời. Nội dung, cấu trúc hai khóa học là giống nhau. Tuy nhiên một khoá được triển khai qua nền tảng trực tuyến, khoá còn lại được thiết kế học như lớp học truyền thống. Học sinh trong mỗi bài đã thực hiện ba bài kiểm tra và hoàn thành cùng một bài tập viết trên web. Ngoài ra, học sinh được sử dụng cùng một cuốn sách giáo khoa.
Mặc dù có những điểm tương đồng, nhưng có một số khác biệt giữa hai khóa học. Các sinh viên trong lớp học truyền thống ghi chú bài giảng của riêng họ với một đề cương bài giảng có sẵn cho họ. Trong khóa học trực tuyến, do tính chất kịch bản của các bài giảng, sinh viên đã có quyền truy cập vào một bộ ghi chú đầy đủ hơn.
Hơn nữa, sinh viên trong khóa học trực tuyến được yêu cầu tham gia vào một cuộc trao đổi thảo luận trực tuyến. Họ trả lời các câu hỏi và ý kiến của các sinh viên khác.
Số lượng học sinh trong lớp học trực tiếp lớn hơn đáng kể so với số lượng trong khóa học trực tuyến, và thảo luận chỉ giới hạn ở 10 đến 12 học sinh thường xuyên trả lời các câu hỏi của giáo viên. Nhưng ngoài khả năng của người hướng dẫn không thể kiểm soát việc ghi chú.
Điểm trung bình cho sinh viên trong khóa học mặt đối mặt là 77/100 và đối với những học sinh trong khóa học trực tuyến là 81/100.
Đây là một ví dụ về cách giảng viên có thể tự thực hiện nghiên cứu bằng cách trưng cầu ý kiến các lớp học và đánh giá tình huống giảng dạy cụ thể.
Tóm lại, cho dù lớp học trực tuyến hay lớp học trực tiếp sẽ chiếm trọn cảm tình của học viên khi nó mang lại giá trị thực sự cho họ.
Không thể nói học sinh thích học online hơn hay thích học offline hơn. Mà trong mỗi trường hợp cụ thể thì học online hay offlline sẽ phù hợp hơn và hiệu quả hơn. Đó là sự lựa chọn!
Học viên lựa chọn lớp học mà họ thấy phù hợp. Giảng viên lựa chọn môi trường giảng dạy mà họ thấy hợp lý. Lúc này học online lúc khác thì không, môn học này học online môn khác thì học offline, trình độ này thì học online trình độ cao hơn thì lại học trực tiếp.