Quy trình đào tạo nhân viên mới - Những điều doanh nghiệp phải biết

Tại sao cần quy trình đào tạo nhân viên mới?

Khi một nhân viên mới bắt đầu công việc tại công ty của bạn. Họ bắt đầu tiếp xúc với môi trường mới, đồng nghiệp mới, nhiệm vụ mới và văn hóa doanh nghiệp mới. Họ phải ghi nhớ và tìm hiểu quá nhiều thông tin. Trong khi đó thời gian lại quá ngắn. Điều này gây ra áp lực rất lớn ngay ngày đầu tiên đi làm.

Đào tạo nhân viên mới là bước đệm, là giai đoạn thích nghi của công ty và nhân viên mới. Giai đoạn này giúp cân đối nhu cầu của công ty và năng lực của nhân viên mới. Việc đào tạo nhân viên mới cần được tiến hành nhanh chóng bài bảng, để đảm bảo tiết kiệm thời gian và tiết kiệm chi phí.

Quy trình đào tạo nhân viên mới thực sự quan trọng. Nếu nghiêm túc, bạn sẽ gây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao và trung thành với công ty.

Vậy làm sao để có thể xây dựng quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả? Hãy cùng Hoola tìm cầu trả lời.

Photo by Clayton Cardinalli / Unsplash

Những sai lầm cần tránh khi đào tạo nhân viên mới

Khâu chuẩn bị kém

  • Không chuẩn bị trang thiết bị phục vụ công việc
  • Thiếu người hướng dẫn và tài liệu
  • Không thông báo đến các bộ phân liên quan

Lên kế hoạch đào tạo sơ sài

  • Không có kế hoạch đào tạo nhân viên mới cụ thể, theo vị trí công việc.

Không lắng nghe phản hồi thường xuyên

  • Chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc chung mà không lắng nghe tâm tư nguyện vọng nhân viên

Nội dung đào tạo không phù hợp

  • Một sai lầm nữa của các nhà quản lý ở đây chính là không quan tâm đến background và năng lực của nhân viên mới mà chỉ chăm chăm vào xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
Photo by Campaign Creators / Unsplash

Quy trình đào tạo nhân viên mới hiệu quả

Chuẩn bị

  • Chuẩn bị về các điều kiện làm việc: bàn làm việc, máy tính, văn phòng phẩm, điện thoại, email, chìa khóa phòng làm việc ...
  • Thông báo về nhân sự mới cho các phòng ban liên quan
  • Chuẩn bị chương trình đào tạo cụ thể cho vị trí của nhân viên mới.

Giới thiệu

Giới thiệu và làm quen là bước tiếp theo.  Nhân viên mới sẽ cảm thấy được chào đón.  Họ có thể dễ dàng hòa nhập môi trường mới. , đồng nghiệp mới, nhiệm vụ mới và văn hóa doanh nghiệp mới.

  • Tổ chức một buổi chào đón để họ có cảm thấy được chào đón.cơ hội làm quen giữa nhân viên cũ và mới với nhau.
  • Sắp xếp nhân viên để hướng dẫn ngay từ đầu để người mới không thấy bỡ ngỡ.
  • Hướng dẫn vị trí làm việc và các phòng ban chức năng để nhân viên mới nhanh chóng làm quen với môi trường.
  • Giới thiệu những quy tắc cơ bản về giờ giấc, thiết bị.

Định hướng

Để nhân viên mới xác định được vị trí và nhiệm vụ của mình. Nhà quản lý cần cho họ biết được họ cần bắt đầu từ đâu. Để làm như vậy, bạn cần giới thiệu những thông tin chung sau:

  • Tổng quan hoạt động và lịch sử công ty.
  • Mục tiêu hoạt động, các quy định, nguyên tắc, chính sách và bộ máy tổ chức.
  • Quy trình làm việc cụ thể: mô hình và thực tiễn áp dụng.
  • Thông tin liên hệ: email, điện thoại, trang web.

Đào tạo kiến thức và kỹ năng phù hợp

Dựa vào vị trí làm việc, doanh nghiệp sẽ đào tạo các kỹ năng và kiến thức chuyên môn cần thiết. Nội dung chương trình đào tạo cũng cần xem xét đến CV của nhân viên mới để có điều chỉnh phù hợp nhất.

Nhìn chung, cho dù vị trí nào thì các thông tin dưới đây cũng rất cần thiết:

  • Tổng quan về thị trường, ngành nghề, dịch vụ và sản phẩm trong lĩnh vực hoạt động của công ty.
  • Nội dung, đặc trưng và yêu cầu của vị trí công việc.
  • Những sai lầm cần phải tránh trong quá trình làm việc.
  • Kiến thức nâng cao cần phải có hoặc được công ty đào tạo.
  • Một số kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm,…
Photo by Scott Graham / Unsplash

Đánh giá kết quả đào tạo và điều chỉnh

Kết thúc giai đoạn đào tạo đầu tiên, nhà quản lý cần phải đánh giá hiệu quả để kịp thời điều chỉnh nếu cần.

Việc lắng nghe phản hồi của nhân viên là tối quan trọng. Người quản lý có thể phỏng vấn hoặc làm khảo sát nhỏ. Dựa trên tâm tư nguyện vọng của nhân viên để điều chỉnh nội dung đào tạo phù hợp.

Ngoài ra, đánh giá kết quả giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng quát nhất về năng lực của người mới. Từ đó dần xây dựng hướng phát triển về nghề nghiệp dựa năng lực và nguyện vọng của nhân viên.

Việc đánh giá kết quả đào tạo nhân viên mới để điều chỉnh cần thực hiện nhiều lần.

Mẫu quy trình đào tạo nhân viên mới

Tùy thuộc vào vị trí cần đào tạo mà nội dung, thời lượng đào tạo sẽ thay đổi. Nhưng biểu mẫu quy trình đào tạo nhân viên mới nên rõ ràng, cụ thể như dưới đây là một ví dụ.

DOWNLOAD TẠI ĐÂY