Mentoring Là Gì? Xây Dựng Chương Trình Mentorship Thu Hút Cho Doanh Nghiệp
Mentoring và Mentorship là những yếu tố cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển nhân sự vượt bậc. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ về chương trình mentoring để xây dựng hiệu quả, chất lượng. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Hoola sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mentoring, mentorship và cách xây dựng chương trình mentorship giúp nâng cao chất lượng nhân viên cho doanh nghiệp, cùng tham khảo nhé.
Tìm hiểu về Mentoring là gì?
Mentoring được hiểu là một quá trình truyền tải không chính thức có liên quan đến công việc, sự nghiệp hoặc phát triển nghề nghiệp. Trường hợp xảy ra phổ biến nhất thường là giữa người quản lý và nhân viên cấp dưới nhằm mục đích phát triển cá nhân và sự nghiệp của người được cố vấn.
Trong đó, người được cố vấn – Mentee là người học cần tiếp thu kiến thức của cố vấn, cần có hoài bão và biết bản thân cần ứng dụng như thế nào với những kiến thức này. Còn người cố vấn Mentor thường là hình mẫu cho Mentee và hướng dẫn Mentee để họ đạt được mục đích của mình.
Những lợi ích của mentorship mang lại cho doanh nghiệp
Chương trình mentorship mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như:
- Phát triển đội ngũ nhà quản lý lẫn ban lãnh đạo.
- Hỗ trợ cho sự phát triển cá nhân, đặc biệt là nhóm nhân viên mới và nhân viên có tiềm năng.
- Giữ gìn và phát huy các kiến thức quan trọng trong tổ chức, đồng thời chuyển giao kiến thức giữa các thế hệ trong doanh nghiệp.
- Cải thiện sự gắn kết tinh thần và tâm lý hòa đồng, đoàn kết trong tập thể.
- Góp phần giúp giữ chân nhân viên ở lại gắn bó lâu dài với công ty.
- Xây dựng thương hiệu tuyển dụng mạnh và giúp thu hút nhân tài về với công ty.
- Tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường đang phát triển mạnh mẽ nhanh chóng.
Các hình thức và kỹ thuật mentorship phổ biến nhất hiện nay
Các hình thức mentorship phổ biến
Hiện nay có 3 hình thức mentorship phổ biến bao gồm:
- Cố vấn 1-1: Đây là mô hình truyền thống. Trong đó bao gồm 1 mentor giàu kinh nghiệm được ghép cặp với 1 mentee. Mục đích là giúp mentee phát triển, cải thiện và đạt được mục tiêu của mình.
- Cố vấn ngang hàng: Gần giống với mô hình 1-1 nhưng cả hai bên sẽ cùng ở một cấp độ công việc hoặc độ tuổi. Nhờ đó, họ có thể thay phiên nhau đóng vai trò là mentor và mentee để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức, giúp nhau học hỏi, phát triển và hoàn thiện hơn.
- Cố vấn nhóm: Là loại hình mentorship với một mentor đảm nhiệm cố vấn cho nhóm gồm nhiều mentee. Hình thức này giúp cải thiện kỹ năng làm việc nhóm của người tham gia. Đồng thời chương trình mentoring này còn giúp gắn kết tinh thần đồng đội hiệu quả.
Thay vì suy nghĩ lựa chọn hình thức chương trình mentorship nào phù hợp thì bạn có thể tổ chức đào tạo nội bộ trên nền tảng Hoola. Đây là nền tảng đào tạo ưu việt khởi chạy trên chính website riêng của đơn vị.
Hơn nữa, với Hoola, bạn có thể dễ dàng tổ chức đào tạo trực tiếp qua Hoola Meet từ 30 người trở lên. Buổi đào tạo này cũng được hỗ trợ ghi âm lại để các học viên có thể xem lại bất cứ lúc nào. Đồng thời, Hoola còn giúp bạn theo sát tiến độ học tập của từng học viên qua báo cáo kết quả học tập, bài kiểm tra, sau đó cấp chứng chỉ tương xứng.
Các kỹ thuật mentorship được ứng dụng thịnh hành nhất
5 kỹ thuật mentorship được ứng dụng nhiều nhất hiện nay bao gồm:
- Định hướng mục tiêu: Mentor không trực tiếp thiết lập mục tiêu cho mentee mà chỉ định hướng giúp họ tự xác định mục tiêu cho bản thân.
- Đồng hành: Mentor sẽ đồng hành cùng mentee để giúp họ đạt được mục tiêu.
- Phản hồi 2 chiều: Cả 2 bên sẽ đưa ra đóng góp, ý kiến để cải thiện mối quan hệ mentorship.
- Khuyến khích: Mentor sẽ động viên và cổ vũ mentee bằng cách công nhận sự nỗ lực của họ. Đồng thời khen ngợi các thành tích cá nhân và đưa ra đánh giá tích cực cho họ.
- Truyền cảm hứng: Kích thích ý chí và động lực của mentee bằng cách làm gương và đưa ra tình huống thành công của bản thân hoặc người khác. Đồng thời đưa ra các tình huống thử thách để giúp mentee vượt ra khỏi vùng an toàn.
Các bước xây dựng chương trình mentorship bài bản, thành công
Để xây dựng chương trình mentorship thành công, bạn có thể tham khảo quy trình 7 bước dưới đây:
- Bước 1: Xác định mục tiêu của chương trình cố vấn.
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch chương trình.
- Bước 3: Trình bày kế hoạch chương trình với ban lãnh đạo.
- Bước 4: Truyền thông về chương trình.
- Bước 5: Tiến hành kết nối Mentor với Mentee dựa vào các tiêu chí phù hợp.
- Bước 6: Định hướng hoạt động mentorship cho cả mentor lẫn mentee.
- Bước 7: Đo lường chất lượng hiệu quả mà chương trình đã triển khai để đánh giá sự thành công.
Những mẹo nhỏ giúp doanh nghiệp triển khai thành công chương trình mentorship
Để góp phần lên kế hoạch triển khai chương trình mentorship thành công, bạn có thể áp dụng ngay những mẹo nhỏ dưới đây:
- Khuyến khích nhà lãnh đạo trực tiếp trở thành người cố vấn.
- Khuyến khích sự chủ động của mentee để tăng hiệu quả.
- Khích khuyến mentor và mentee luôn giữ liên lạc với nhau dù chương trình đã kết thúc.
- Giải quyết các trở ngại của mentor và mentee một cách khoa học, hợp lý.
- Đảm bảo quyền riêng tư cho các bên để họ thoải mái chia sẻ suy nghĩ và kinh nghiệm.
Bài viết trên đã cùng bạn tìm hiểu về chương trình mentoring và cách xây dựng chương trình mentorship hiệu quả cho doanh nghiệp. Đến với Hoola, bạn không chỉ dễ dàng tiến hành đào tạo nội bộ trực tuyến mà còn luôn chủ động theo dõi tiến trình thực hiện chương trình mentorship, đồng thời đánh giá khách quan và nhanh chóng nhất với các tính năng đã được tích hợp trên nền tảng. Liên hệ với Hoola ngay để được tư vấn kỹ hơn bạn nhé.