Hướng dẫn 9 bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Kế hoạch kinh doanh được soạn trước sẽ giống như bản hướng dẫn chi tiết giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu phải làm, cần làm và thực hiện ra sao trước khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng. Vậy lập kế hoạch kinh doanh như thế nào sao cho hiệu quả? Cùng tham khảo ngay bài viết chi tiết dưới đây của Hoola nhé!

9 bước để xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Xây dựng kế hoạch kinh doanh từ các ý tưởng độc đáo

Ý tưởng kinh doanh được xem như linh hồn của bản kế hoạch, đây là nền tảng để doanh nghiệp bắt tay vào xây dựng mục tiêu thành công. Vì vậy, hãy xác định một ý tưởng thật hay trước khi lập một bản kế hoạch chi tiết. Hãy tìm một ý tưởng tiềm năng và ít trùng lặp với doanh nghiệp khác, vì ý tưởng riêng biệt sẽ giúp bạn có tỷ lệ thành công hơn 50% rồi đó.

Đưa ra những mục tiêu và thành quả cần đạt được khi xây dựng kế hoạch kinh doanh

Khi đưa ra mục tiêu, bạn cần xác định rõ điểm đầu và điểm cuối. Bởi mục tiêu và thành quả đạt được sẽ là động lực để bạn cố gắng phát triển. Bên cạnh đó việc liệt kê rõ ràng cũng sẽ giúp bản kế hoạch được chi tiết và chính xác hơn.

Đặt ra các mục tiêu và thành quả cần đạt được khi lên kế hoạch kinh doanh 

Nghiên cứu, phân tích về thị trường trước khi lập bản kế hoạch cụ thể

Đây được xem là bước quan trọng trong việc lập kế hoạch kinh doanh mà bạn cần lưu ý. Nếu bạn muốn thành công thì ngay bước đầu, bạn cần nắm rõ tất cả yếu tố môi trường xung quanh. Để kinh doanh được hiệu quả bạn cần hiểu về thị trường mình đang hướng tới, hiểu về nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh và lĩnh vực kinh doanh của mình. Hãy trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức về lĩnh vực nhất có thể.

Nghiên cứu và phân tích thị trường trước khi xây dựng bản kế hoạch cụ thể

Lập biểu đồ SWOT

Sau khi đã xây dựng thành công bản kế hoạch chi tiết, giờ là lúc bạn triển khai kế hoạch từng bước. Bạn cần đảm bảo kế hoạch được thực hiện theo đúng quỹ đạo mà bạn đã lập sẵn, bạn cũng cần dự trù trong những trường hợp cần thay đổi kế hoạch.

Biểu đồ SWOT

Xác định mô hình tổ chức kinh doanh

Khi bạn đã sẵn sàng về ý tưởng, có kế hoạch chi tiết, bạn sẽ cần những người cùng chung mục tiêu, những nhân viên có chuyên môn khác nhau. Bạn cần tạo ra một kế hoạch có hệ thống phân chia công việc, phối hợp giữa các bộ phận để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xác định mô hình tổ chức kinh doanh

Lên kế hoạch Marketing

Quảng bá thương hiệu truyền thông được xem là một trong những bước quan trọng quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Ngay từ lúc bắt đầu, hãy thực hiện kế hoạch Marketing dài và linh hoạt, từ đó mở rộng thị trường dễ dàng hơn.

Xây dựng kế hoạch quản lý nhân sự

Sau khi mục tiêu kinh doanh của bạn thành công, mở rộng, số lượng nhân viên sẽ được tăng lên rất nhiều. Bạn không thể quản lý trực tiếp từng người được, lúc này bạn sẽ cần đến một hệ thống chuyên môn giúp bạn lên kế hoạch quản lý, đào tạo và phát triển kỹ năng cho bộ phận nhân sự của mình.

Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính

Việc xây dựng quản lý dòng tiền của một doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn không biết cách phân bổ hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng lãi không bù nổi lỗ. Bạn cần thống kê những khoản phí chi, thu,... Tất cả nên được đưa vào bản kế hoạch cụ thể.

Kế hoạch thực hiện

Sau khi đã lập bản kế hoạch chi tiết, giờ là lúc bạn vạch kế hoạch để triển khai từng bước. Bạn cần đảm bảo kế hoạch được triển khai theo đúng quỹ đạo mà bạn đã lập sẵn, bạn cũng cần dự trù trong những trường hợp cần thay đổi kế hoạch.

9 bước lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Lưu ý 3 nguyên tắc khi lập kế hoạch kinh doanh

Trình bày ngắn gọn, súc tích

Khi xây dựng bản kế hoạch, bạn cần tránh việc dài dòng, lan man. Điều này sẽ khiến người đọc khó chọn lọc được thông tin quan trọng. Mục đích của bản kế hoạch là để phát triển kinh doanh hiệu quả cũng như quản lý dự án. Vậy nên, kế hoạch cần điều chỉnh bổ sung liên tục và tóm gọn những thông tin quan trọng cần lưu ý.

Ngôn từ phù hợp với người đọc

Bạn cần xác định được bản kế hoạch kinh doanh sẽ gửi đến đối tượng người đọc là ai để sử dụng ngôn từ sao cho phù hợp. Bởi, bản kế hoạch có thể sẽ được gửi đến các nhà đầu tư, đối tác, khách hàng, cấp trên,... Vì vậy, bạn cần tránh những thuật ngữ, danh từ riêng hay viết tắt từ ngữ gây khó hiểu cho người đọc.

Lưu ý 3 nguyên tắc khi lập kế hoạch kinh doanh

Không cần quá lo lắng khi lập phương án kinh doanh

Nếu bạn có đủ kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của mình, thì bạn hãy tự tin lập bản kế hoạch kinh doanh một cách dễ dàng. Bạn có thể triển khai sơ bộ trước và dần dần bổ sung chi tiết hơn.

Trên đây là toàn bộ nội dung về cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả và chính xác nhất. Hoola hy vọng, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin giúp ích cho bạn.

Nếu như doanh nghiệp đang cần đào tạo nguồn nhân lực tài năng phát triển doanh nghiệp, không thể bỏ qua nền tảng Hoola - giải pháp đào tạo nội bộ, bổ sung kiến thức cần thiết cho nhân sự. Bên cạnh đó, nền tảng còn cung cấp còn người dùng những tiện ích như: Tạo website chuyên nghiệp nhanh chóng, có đầy đủ công cụ hỗ trợ cần thiết. Và đặc biệt là nền tảng sẽ hỗ trợ kỹ thuật xuyên suốt. Nếu bạn đang quan tâm đến nền tảng nhân sự, vui lòng truy cập ngay website Hoola để được đội ngũ tư vấn trực tiếp.