Kỹ Năng Giao Việc Cho Nhân Viên Cấp Dưới - 4 Nguyên Tắc Vàng Nên Biết
Giao việc cho nhân viên là một trong những kỹ năng mà người lãnh đạo cần phải học được. Vì nếu giao việc sai sẽ không thể khai thác tối đa năng lực của nhân sự. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng tới hiệu quả công việc như làm hỏng việc, chậm trễ,… Ở bài viết dưới đây, Hoola sẽ chia sẻ tới bạn kỹ năng giao việc cho nhân viên với những nguyên tắc cần thuộc lòng.
Như thế nào là giao việc đúng cách và hiệu quả
Giao việc là cách nhà quản lý sử dụng tài năng của từng nhân viên vào công việc cụ thể. Theo đó, giao việc hiệu quả là khi kiến thức, kỹ năng của cấp dưới được khai thác triệt để, mang tới hiệu quả công việc tốt như mong đợi.
Thông qua giao việc, nhà quản lý có thể tập trung xử lý các đầu công việc có giá trị cao, đòi hỏi kỹ năng xử lý công việc cao hơn. Bên cạnh đó, giao việc còn giúp tạo điều kiện cho nhân viên tham gia công việc với sự tự chủ cao hơn.
4 nguyên tắc giao việc hiệu quả cho nhân viên lãnh đạo cần biết
Giao việc đúng khả năng nhân viên
Mỗi người chúng ta đều sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Vì thế, trên cương vị là một người quản lý, bạn phải nhìn ra những điều này để phát huy điểm mạnh và cải thiện điểm yếu. Theo đó, giao việc phù hợp với năng lực, khả năng của nhân viên sẽ giúp họ có thể hoàn thành tốt những gì được giao.
Phân chia công việc rõ ràng với thời hạn cụ thể
Khi giao việc, mọi hạng mục cần phải rõ ràng. Điều này giúp nhân viên nắm bắt được những gì cần làm và tránh trường hợp tị nạnh, mâu thuẫn nội bộ. Bên cạnh đó, khi giao việc, bạn cần trao đổi kỹ lưỡng những yêu cầu của mình để tránh phải sửa chữa sau đó.
Bên cạnh đó, kỹ năng giao việc cho nhân viên bạn cần phải thực hiện song song với phân chia công việc cụ thể đó là deadline rõ ràng. Là một người quản lý thông minh, việc đưa deadline phù hợp là cách giúp tiết kiệm thời gian và tận dụng tối đa năng lực của nhân viên.
Thường xuyên kiểm tra và theo dõi công việc khi giao phó
Đây là kỹ năng giao việc cho cấp dưới mà bạn cần phải thực hiện. Tuy nhiên, bạn không nên can thiệp quá sâu vào công việc của họ mà chỉ đánh giá thông qua hiệu quả, tuyệt đối không quan trọng hóa quá trình hay phương pháp thực hiện mà nhân viên triển khai.
Tổng kết và rút kinh nghiệm kịp thời sau khi giao việc
Sau khi giao việc kết thúc, quản lý cần gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với nhân viên của mình về quá trình giao việc vừa rồi. Nếu chưa tốt, bạn hãy nhắc nhở nhẹ nhàng để nhân viên rút kinh nghiệm. Nếu tốt, bạn nên có hình thức khen thưởng.
Lưu ý, khi đánh giá, bạn cần giữ thái độ khách quan, thẳng thắn và công tâm.
Cách giao việc hiệu quả mà nhà quản lý có thể áp dụng ngay
Biết nên giao việc gì
Người quản lý cần xác định tính chất công việc để xem xét sự phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của nhân viên. Điều này giúp bạn dễ dàng phát huy được điểm mạnh, điểm yếu của ứng viên và đảm bảo công việc được hoàn thành tốt nhất.
Để nhân viên có cơ hội phát huy điểm mạnh của mình
Mỗi nhân sự đều có ưu điểm của riêng mình. Vì thế, nhà quản lý cần nắm được điểm mạnh và điểm yếu của từng người để giao việc và để họ phát huy tối đa thế mạnh bản thân.
Thiết lập mục tiêu rõ ràng
Giao việc không đơn thuần là chia việc cho cấp dưới mà là người quản lý, bạn cần có kỹ năng giao việc cho nhân viên đó là giao việc kèm với bối cảnh phù hợp và mục tiêu của tổ chức.
Trong đó, mục tiêu phải rõ ràng, thể hiện được kết quả mong muốn đạt được. Đồng thời, thiết lập mục tiêu tại từng mốc thời gian nhất định, cách đo lường kết quả.
Cung cấp đúng nguồn lực và cấp độ thẩm quyền
Khi giao việc cho cấp dưới, bạn cần xác định rằng công việc này có phù hợp với nhân sự hay chưa. Tốt nhất, người được giao việc nên được đào tạo kỹ năng hoặc quyền hạn cụ thể để có thể hoàn thành dự án.
Chấp nhận sai sót
Đây là một trong những kỹ năng giao việc cho nhân viên mà bạn cần phải có. Tốt nhất, bạn nên tránh sự cầu toàn quá mức mà hãy cho phép và chấp nhận sai sót. Điều này không thể hiện việc nhân viên của bạn thất bại mà hãy cho phép thử nghiệm và thực hiện công việc theo hướng tiếp cận mới mẻ.
Kiên nhẫn
Khi giao việc cho cấp dưới, bạn cần có tính kiên nhẫn và chấp nhận một số trường hợp công việc được hoàn thành lâu hơn so với dự kiến. Vì có thể, trong quá trình thực hiện thực tế, công việc đã có những phát sinh thời gian mà bạn cũng không tính được.
Feedback công tâm
Bên cạnh việc theo dõi tiến độ công việc, bạn cần đưa ra những phản hồi, góp ý để nhân viên rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Tuy nhiên, hãy góp ý chân thành, không gắt gao để nhân viên cảm thấy mình học thêm kinh nghiệm chứ không phải là chỉ trích.
Trên đây là những nguyên tắc và các kỹ năng giao việc cho nhân viên cấp dưới bạn nên nắm rõ. Để nâng cao trình độ của đội ngũ nhân sự, bạn có thể tiến hành đào tạo nội bộ trực tuyến thông qua nền tảng Hoola. Đây là nền tảng hỗ trợ tối ưu trong quá trình quản lý và đào tạo nhân sự xuyên suốt, hiệu quả và tiết kiệm. Liên hệ với chúng tôi để được đăng ký trải nghiệm miễn phí bạn nhé!