10 Kỹ Năng Giải Quyết Mâu Thuẫn Nhóm Và Công Việc Mọi Tình Huống


Trong quá trình làm việc nhóm, các xung đột và mâu thuẫn thường xuyên xảy ra do bất đồng quan điểm. Nếu bạn không có kỹ năng giải quyết mâu thuẫn sẽ khiến cho tinh thần làm việc của các thành viên lẫn hiệu quả chung đều bị ảnh hưởng. Vậy, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn một cách êm đẹp, không mất lòng ai? Trong bài viết dưới đây, Hoola sẽ chia sẻ nhanh 10 kỹ năng xử lý mâu thuẫn nhóm hiệu quả, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Nhìn nhận vấn đề khách quan nhất

Đây là kỹ năng giải quyết mâu thuẫn tuy đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Cụ thể, trong mọi tình huống có mâu thuẫn xảy ra, bạn phải là người nhìn nhận vấn đề khách quan và tìm ra được nguyên nhân dẫn tới tranh chấp. Tốt nhất, bạn không nên áp đặt suy nghĩ tiêu cực của bản thân vào vấn đề hiện đang xảy ra.

Nhìn nhận vấn đề một cách khách quan là một trong các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn hiệu quả

Chủ động nói xin lỗi khi mình sai

Thực tế, rất ít người có thể chủ động nói lời xin lỗi vì cái tôi của mình và không có ý định nhường nhịn đối phương. Vì thế, mâu thuẫn tranh chấp sẽ càng trở nên căng thẳng hơn.
Tuy nhiên, để điều này không xảy ra, bạn nên học cách thừa nhận lỗi lầm của mình, nhận sai và sửa chữa. Đây cũng là cách giải quyết mâu thuẫn rất hiệu quả trong quá trình làm việc nhóm bạn nên biết.

Hãy lắng nghe ý kiến của mọi người đến tận cùng

Lắng nghe là một trong những kỹ năng sống cực kỳ quan trọng, đặc biệt là làm việc nhóm. Theo đó, bạn cần lắng nghe trọn vẹn những điều mà người khác muốn truyền tải. Thậm chí, nếu đã hiểu quan điểm của đối phương là gì, bạn vẫn nên chú ý lắng nghe những điều họ nói đến tận cùng.
Việc lắng nghe ý kiến của mọi người sẽ giúp bạn có thể thấu hiểu và dễ đồng cảm với mọi người xung quanh. Điều này mang tới rất nhiều lợi ích khi làm việc nhóm trong một tập thể chung.

Xác định rõ mối quan tâm chung hiện tại là gì

Hầu hết các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhóm xảy ra là do bất đồng quan điểm. Vì thế, trong mọi trường hợp khác nhau, cả bạn lẫn đối phương đều phải xác định rõ mối quan tâm chung hiện tại là gì.
Điều này giúp bạn có thể tìm ra được nguyên nhân bùng phát tranh chấp, mâu thuẫn hiện có. Và khi đã tìm được nguyên nhân rồi, các bước giải quyết mâu thuẫn sẽ diễn ra đơn giản, dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Trình bày đúng suy nghĩ và những quan điểm cá nhân

Bên cạnh việc lắng nghe và đồng cảm với mọi người trong nhóm, bạn cũng nên bày tỏ những suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, bạn cần phải có kỹ năng trình bày đúng quan điểm cá nhân một cách rõ ràng, chi tiết và cụ thể nhất. Điều này giúp bạn có thể giải đáp được mọi thắc mắc của bản thân và giúp người khác nắm bắt được ý kiến của bạn.
Bên cạnh đó, nếu bạn mắc sai lầm thì nên nhận lỗi ngay từ đầu. Đây cũng là kỹ năng giải quyết mâu thuẫn hiệu quả mà bạn nên biết. Hãy nghiêm túc trình bày lý do và giải thích rõ những thiếu sót của mình giúp mọi người dễ dàng nắm bắt được những gì bạn muốn trình bày.

Bạn cần trình bày đúng quan điểm cá nhân và không mang tính tranh chấp

Luôn giữ tâm thế bình tĩnh

Một trong những kỹ năng xử lý mâu thuẫn hiệu quả đó là bạn hãy giữ tâm lý thật bình tĩnh vì tức giận chỉ khiến cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể, khi giận dữ, con người thường rất khó để kiểm soát lời nói và hành động của mình, khiến cho mâu thuẫn trở nên rắc rối hơn rất nhiều.
Vì thế, bạn cần giữ tâm lý bình tĩnh để có thể giải quyết các xung đột một cách dễ dàng nhất.

Đưa ra những câu hỏi thiết thực và phù hợp

Một trong những cách giải quyết mâu thuẫn đó là đặt ra câu hỏi để có thêm thông tin. Bằng việc đưa ra câu hỏi mở với giọng điệu tự tin, vừa mềm vừa rắn sẽ là cách xử lý tranh chấp thông minh.
Thực tế cho thấy, những câu hỏi mở sẽ khiến các thành viên trong nhóm cảm thấy thoải mái, cởi mở chia sẻ khó khăn với bạn. Vì thế, chúng ta không nên hỏi những câu đóng mang tính chất áp đặt và tra khảo.

Đưa ra các giải pháp giải quyết xung đột

Hãy cùng nhau đưa ra các phương án giải quyết mâu thuẫn nội bộ bằng việc trình bày ý kiến cá nhân và đặt câu hỏi cho đối phương. Đó sẽ là những thông tin hữu ích để làm cơ sở đánh giá, giải quyết vấn đề tối ưu nhất.
Lưu ý, nếu đồng nghiệp của bạn không đồng ý với hướng giải quyết của bạn thì bạn nên lắng nghe quan điểm của đối phương và đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất.

Tránh phát ngôn những câu nói tiêu cực, mang tính tấn công

Để tránh đẩy mâu thuẫn lên cao, bạn hãy hạn chế nói ra những câu từ tiêu cực như mang tính tấn công hoặc áp đặt cho đối phương. Thay vào đó, bạn hãy nhẹ nhàng chia sẻ cảm nhận của mình về vấn đề đang xảy ra. Việc này giúp cho đồng nghiệp cảm thấy được tôn trọng và dần gỡ rối các vấn đề.

Tiếp nhận sự hòa giải từ bên trung gian

Một vài rắc rối có thể khó được giải quyết từ những người trong cuộc. Vì thế, những người liên quan có thể cố gắng hòa giải giúp họ.
Tuy nhiên, người trung gian được chọn nên là người uy tín, có năng lực chuyên môn. Nhờ đó, mọi vấn đề sẽ được giải quyết tốt hơn và nhanh chóng hơn.

Bạn có thể tiếp nhận sự hòa giải từ bên trung gian khi có mâu thuẫn xảy ra

>> Xem thêm: Quản Lý Con Người Là Gì? 10 Kỹ Năng Cần Có Ở Nhà Lãnh Đạo

Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn 10 kỹ năng giải quyết mâu thuẫn trong nhóm một cách hiệu quả nhất. Các kỹ năng này cần thiết được phổ cập rộng rãi cho toàn bộ nhân viên của công ty để công việc luôn được hợp tác một cách hiệu quả nhất. Lúc này, hình thức đào tạo phù hợp nhất đó chính là đào tạo trực tuyến và bạn có thể chọn nền tảng Hoola. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về các tính năng ưu việt của Hoola cũng như cách đăng ký trải nghiệm bạn nhé.