Việt Nam có thể học hỏi những gì trong việc áp dụng công nghệ vào giáo dục từ các cường quốc?

Công nghệ được ứng dụng vào giảng dạy ở hầu hết các bộ môn. Các màn hình cảm ứng, công nghệ Chromakey, smartphone, tablet, các ứng dụng di động là công cụ giảng dạy cho các bộ môn Tiếng Anh, Toán học,… tại Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, … từ rất lâu. Vậy, Việt Nam ta có thể học hỏi những gì từ những cường quốc trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào giáo dục trực tuyến?

Cuộc cách mạng 4.0 với những thành tựu đột phá về: trí tuệ nhân tạo, robot, Internet vạn vật, xe tự lái, công nghệ in 3D, công nghệ nano,… đã đưa công nghệ có mặt vào trong mọi lĩnh vực đời sống: kinh tế, ngân hàng, xây dựng, nông nghiệp, giao thông, giải trí, thiết bị gia dụng, công nghệ thông tin truyền thông, v.v... Và tất nhiên, giáo dục với vai trò dẫn dắt xã hội không thể nào nằm ngoài con sóng thời đại.
HSBC đã thống kế vào năm 2017, mức chi trung bình cho giáo dục của phụ huynh Singapore là 70.939 USD, Hồng Kông 132.161 USD, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 99.378 USD, Trung Quốc 42.892 USD, Malaysia 25.479 USD và Indonesia 18.422 USD.

Từ năm 2002, các khóa học trực tuyến đại chúng mở (MOOC) bùng nổ với các tên tuổi lớn như: Udacity, Coursera, edX, Udemy, FutureLearn. Công nghệ Thực tế ảo/Thực tế tăng cường (VR/AR) cũng được áp dụng vào giáo dục tại Mỹ, Cộng Hòa Séc, Anh… với những sản phẩm tiêu biểu như: Google Expeditions: Chuyến đi thực địa ảo; Labster: Sản phẩm VR giả lập phòng thí nghiệm; 3Dbear: ứng dụng AR trong dạy STEAM, ứng dụng VR trong bộ môn sinh học,…

Gamification (Trò chơi hoá) gây chú ý khi tích hợp các đặc tính gây nghiện của game vào chương trình học nhằm gia tăng hứng thú học tập. Điển hình là ứng dụng Kahoot với 70 triệu người dùng mỗi tháng và 2 tỉ người chơi từ khi ra đời.

Nổi lên mạnh mẽ nhất có lẽ là xu hướng giáo dục lập trình cho trẻ em. Hàng loạt các robot thông minh và chương trình học lập trình cho trẻ nhỏ ở độ tuổi 3 - 12 ra đời, tiêu biểu như: Cubetto, Ozobot, Code-a-pillar,... ở Mỹ; Albert ở Hàn, CodeMonkey ở Israel,…

Các khóa học trực tuyến vẫn là thành phần chủ chốt trong chiến lược hiện đại hóa học tập trong năm 2013 tại Úc (chiếm 90% hoạt động của giáo dục trực tuyến). Từ quan điểm của các công ty, cách hiệu quả nhất để triển khai công tác đào tạo nhân viên (đặc biệt là trong các tổ chức lớn) là thông qua các mô-đun trực tuyến được tổ chức bởi hệ thống quản lý học tập (LMS). Với phương thức đào tạo này, kết quả đào tạo của mỗi học viên được ghi lại một cách chính xác, minh bạch, không có bất kì nghi ngờ nào. Sự phổ biến của các chương trình học trực tuyến không có nghĩa là người học phải chịu đựng môi trường học tập nhàm chán. Tài liệu học tập bao gồm cả âm thanh, hình ảnh, video đang ngày càng cho thấy rằng đào tạo trực tuyến đang trở thành phương thức học tập đa phương tiện phong phú, hấp dẫn, đáng tin cậy và cho kết quả cao hơn.

Tuy nhiên, công tác triển khai việc áp dụng công nghệ vào giáo dục trực tuyến tại Việt Nam vẫn diễn ra với nhịp độ chậm so với các quốc gia phát triển trên thế giới. Các hoạt động nâng cấp cở sở vật chất; sử dụng phần mềm online để quản lý công việc/nhân sự; áp dụng công nghệ vào giảng dạy,… dường như chưa mang lại đột phá trong việc nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh trong giáo dục.

Do đó, trong thời gian tới đây, chiến lược phát triển hình thức học tập trực tuyến tại Việt Nam cần phải chú trọng hơn vào việc học hỏi áp dụng công nghệ từ các cường quốc vào chiến lược phát triển của mình.