Hướng dẫn làm marketing bán khoá học online trên Facebook ai cũng làm được(2021)

Hẳn là bạn có ít nhất một tài khoản Facebook, và khi lướt News Feed, chắc chắn bạn từng thấy người ta bán khoá học online hoặc quảng cáo bán khoá học online trên facebook.

Một số thầy cô giáo, diễn giả và huấn luyện viên còn sử dụng Facebook như là kênh chính và duy nhất để quảng bá và bán khoá học online.

Vậy bạn cần làm để quảng bá, tiếp thị khoá học trên mạng xã hội Facebook - nơi có gần 70 triệu tài khoản người Việt dùng hàng ngày?

Không phải tự nhiên mà " dòng thời gian" trên Facebook  được gọi là news  feed, bơi bản chất nó giống như là thức ăn và nước uống hàng ngày vậy. MỤC ĐÍCH CỦA BẠN LÀ NUÔI DƯỠNG NGƯỜI ĐỌC BẰNG NỘI DUNG THÚ VỊ, HỮU ÍCH VÀ ĐÁNG TIN CẬY.

1 – Tạo trang Facebook (Facebook fanpage)

Với số lượng người dùng đông đảo, Facebook có tính lan tỏa đặc biệt mạnh mẽ. Bất kỳ một thương hiệu nào cũng nên có 1 văn phòng đại diện trên Facebook để tiếp cận và kết nối đến khách hàng.

Và văn phòng đại diện đó chính là fanpage Facebook.

1.1 – Ưu điểm khi marketing qua fanpage Facebook

  • Phổ biến đến nhiều người hơn: Như đã nói, Facebook có rất nhiều người dùng, mỗi ngày có đến hàng triệu lượt truy cập. Chỉ cần bài đăng của bạn “hot”, bạn sẽ có cơ hội thu về rất nhiều sự chú ý, tương tác và cả tỉ lệ chuyển đổi.
  • Sàng lọc đối tượng tiềm năng: Facebook nắm giữ một lượng thông tin người dùng khổng lồ, từ nhân dạng cơ bản cho đến các thông tin cá nhân, riêng tư như sở thích, thói quen mua hàng, mối quan tâm đặc biệt,… Bạn chỉ cần sử dụng bộ lọc của Facebook là có thể biết đâu là nhóm khách hàng tiềm năng nhất của mình để tiếp cận.
  • Tiết kiệm chi phí: Fanpage là tính năng miễn phí của Facebook, nếu bạn không chạy quảng cáo, thì số vốn cho việc marketing là bằng không.
  • Dễ thực hiện: Hầu như ai cũng có 1 tài khoản Facebook, có thể bắt tay vào tạo fanpage và quảng bá ngay lập tức. Các hướng dẫn quản trị fanpage hiệu quả cũng có mặt ở khắp nơi trên internet để học hỏi, tham khảo.

1.2 – Khuyết điểm khi marketing qua trang Facebook

  • Phụ thuộc vào thuật toán Facebook: Giống với Google, Facebook cũng thường xuyên thay đổi thuật toán. Mọi công sức bạn bỏ ra có thể sẽ uổng phí khi không phù hợp với thuật toán mới. Bạn cần thường xuyên theo dõi các cập nhật và xu hướng của Facebook để có hướng điều chỉnh thích hợp.
  • Lỗ hổng bảo mật: Thực tế, Facebook đã gặp phải rất nhiều vấn đề bảo mật nghiêm trọng. Kẻ xấu có thể chiếm quyền điều khiển fanpage của bạn, hoặc giở trò làm cho nó bị khóa một cách vô cớ.
  • Cạnh tranh cao: Vì đây là thị trường tiềm năng lớn, ai cũng sử dụng fanpage để marketing nên mức độ cạnh tranh cũng rất gay gắt.

1.3 – Mẹo quản lý trang Facebook hiệu quả cho người bán khóa học online

A – Đăng bài ĐỀU ĐẶN

Bạn cần đăng bài đều đặn để giữ sự tươi mới và cập nhật cho fanpage Facebook. Nó cũng góp phần tạo lập thói quen cho học viên: truy cập và đọc bài thường xuyên.

Bạn có thể đăng các dạng nội dung sau đây:

  • Bài marketing trực tiếp: Giới thiệu và kêu gọi mua khóa học của bạn.
  • Bài giảng miễn phí: Có thể là nội dung mới hoàn toàn hoặc trích 1 đoạn từ khóa học của bạn. Điều này giúp người xem có cái nhìn tổng quan về nội dung bạn dạy (nếu đó là video trích) giúp họ ra quyết định tốt hơn, đồng thời kích thích sự tò mò của họ.
  • Các hướng dẫn liên quan: Đăng tải các bài dạng bí quyết, mẹo vặt để bổ sung kiến thức cần thiết cho học viên.
  • Chia sẻ nội dung từ trang khác: nếu bạn thấy nó phù hợp với chủ đề bạn dạy.
  • Chia sẻ bài blog hoặc video trên YouTube.

Ngoài ra, bạn cũng có thể hợp tác với các fanpage tương tự để tăng hiệu quả marketing cho cả 2 bên.

Về việc đăng bài, bạn có thể dùng công cụ có sẵn của Facebook -Facebook Business Suite - để lên lịch đăng bài. Nó giúp bạn tiết kiệm thời gian và tăng tính hiệu quả – nội dung luôn được cập nhật đều đặn và đúng giờ dù cho bạn có bị rớt mạng hay bận bịu việc gì đi nữa.

B – Sử dụng nhiều HÌNH ẢNH và VIDEO

Các loại nội dung trực quan luôn được ưa thích. Theo thống kê, người dùng Facebook thích xem các bài đăng có video nhiều hơn gấp 5 lần so với bài đăng tĩnh. Ngoài ra, các bài đăng có kèm hình ảnh, ảnh động và link cũng có tỉ lệ xem, tương tác cao hơn.

Vì thế, hãy cố gắng tận dụng các nội dung trực quan như: hình ảnh, video, info-graphic, ảnh động (ảnh GIF) và emoji để làm nội dung bài viết thêm sống động, thú vị.

Bạn cũng nên tận dụng chức năng tạo bài đăng có nền của Facebook. Điều này có thể chiếm lấy sự chú ý của người xem nếu họ vô tình lướt qua.

C – Sử dụng #HASHTAG

Sử dụng #hashtag để bắt nhịp xu hướng, những tin tức nổi bật đang được quan tâm

Mọi người thường dùng #hashtag khi tham gia một phong trào, xu hướng nào đó. #Hashtag cũng là một cách phân loại nội dung mà Facebook đã học hỏi từ Twitter. Bằng cách sử dụng #hashtag, bạn sẽ cá nhân hóa bài đăng của mình và tiếp cận đến những người đang có nhu cầu tốt hơn.

Mẹo cho bạn là:

  • Dùng #hashtag tên thương hiệu cuối mỗi bài đăng hoặc trực tiếp khi nhắc đến để tăng sự nhận diện thương hiệu. Ví dụ: #Hoola, #Nentangtaowebsitehoctructuyen
  • Nắm bắt những #hashtag đang “gây bão” cộng đồng mạng và sử dụng nó nếu phù hợp, hoặc có khả năng liên kết đến chủ đề mà bạn dạy.
  • Phân loại nội dung bằng #hashtag và gợi ý người đọc tìm kiếm chúng trên Facebook để lọc bài viết dễ dàng hơn.
D – Chèn liên kết đến trang Blog và Website

Với mỗi bài đăng trên trang Facebook, bạn nên chèn thêm vào đường dẫn liên quan đến website khóa học online hoặc blog của bạn.

Chèn link là phương pháp phối hợp để làm tăng hiệu quả SEO của website vn

khóa học trực tuyến. Bạn có thể:

  • Viết đoạn tóm tắt của 1 bài blog theo 1 cách thú vị, thu hút kèm link của bài blog đó.
  • Chèn link các bài blog tương tự với nội dung bài đăng.
  • Chèn link website dưới mỗi bài đăng như 1 chữ ký.

Việc này gợi nhắc người đọc rằng: bạn có một website chuyên về chủ đề mà họ quan tâm, và hứa hẹn giúp họ giải đáp thắc mắc tốt hơn.

Chức năng xem trước link (preview) của Facebook cũng cho người xem thấy hình ảnh và một phần nội dung bài blog, kích thích truy cập vào đường dẫn hoặc tương tác với bài .  Bạn cần viết đoạn preview này thu hút và thật chỉn chu.

Ngoài ra, bạn cũng cần để lại địa chỉ website đầy đủ ở phần thông tin fanpage để đạt độ tin cậy cao hơn, uy tín hơn trong mắt học dùng.

E – Viết nội dung kích thích tương tác

Để mỗi bài đăng đều hấp dẫn và thu hút người đọc, bạn nên sử dụng các câu, các cụm từ kích thích người xem suy nghĩ, trả lời và tương tác. Ví dụ: “Bạn nghĩ sao về vấn đền này?” hoặc “Bạn có kinh nghiệm gì về vấn đề này, hãy chia sẻ trong phần bình luận!” là những câu thường được đặt ở cuối bài để kích thích tương tác hiệu quả.

Ngoài kêu gọi tương tác, kêu gọi chia sẻ cũng là cách để tận dụng mạng lưới người dùng đông đảo của Facebook giờ đã không còn hiệu quả. Thậm chí Facebook còn chặn tương tác nhưng bài post như vậy.

Bên cạnh đó, để giúp trang Facebook của bạn có nhiều người theo dõi, quan tâm chính là tính hài hước và mức độ cập nhật xu hướng, hay còn gọi là “bắt trend”. Người dùng giải khuây sau những bộn bề cuộc sống, vì vậy nội dung hài hước sẽ thu hút và chiếm được nhiều cảm tình hơn. Và “bắt trend” là yếu tố không thể thiếu – nắm bắt tâm lý, thị hiếu thị trường, những gì đang được quan tâm, tìm hiểu nhất.

F – Cho khách hàng biết bạn đang BÁN GÌ và BAO NHIÊU

Sẽ có nhiều người theo dõi fanpage vì họ thấy thông tin hữu ích nhưng lại không biết bạn có bán các khóa học online. Bạn có thể thông báo cho họ biết việc này bằng cách để lại thông tin đầy đủ và chi tiết ở phần giới thiệu, kèm link dưới mỗi bài đăng, chèn #hashtagthươnghiệu. Hoặc áp dụng một cách trực tiếp hơn:

Tạo “Cửa hàng” ngay trong trang Facebook.

Có mục cửa hàng sẽ giúp người dùng nhận ra ngay bạn có bán các khóa học đầy đủ và chi tiết hơn, chứa đựng nhiều nội dung mà họ quan tâm hơn. Như vậy có thể dễ dàng “kích cầu” mua khóa học tốt hơn.

Ngoài ra, việc này còn có lợi ích là liên tục cung cấp thông tin và giá cả khóa họcmột cách chi tiết, đầy đủ. Chúng giúp cho người dùng có đủ thông tin để chọn ra khóa học mình muốn. Khi đang khuyến mãi, bạn cũng nên cập nhật giá khuyến mãi ngay mục Cửa hàng trên Facebook, chứ không chỉ trên website bán khóa học online.

Chúng tôi nhận thấy có ít fanpage làm việc này, trong khi nó kích thích nhu cầu mua khóa học ở người học nhiều hơn. Vì nó không bắt người học phải rời Facebook để xem giá sau giảm là bao nhiêu, gây bất tiện và giảm nhu cầu mua khóa học.

G – Cung cấp CHATBOT trả lời tự động

Một trong những nhu cầu của khách ghé thăm là được tư vấn, hỗ trợ liên tục. Nếu bạn không thể trả lời câu hỏi của khách hàng 24/24, hãy sử dụng chatbot để chăm sóc khách hàng.

Những câu hỏi về khóa học online phổ biến nhất để bạn tham khảo:

  1. Có những khóa học nào?
  2. Giá từng khóa học cụ thể là bao nhiêu?
  3. Mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành khóa học?
  4. Lợi ích thu được sau từng khóa học?
  5. Quyền lợi của học viên trong lúc học?
  6. Chính sách hoàn tiền nếu không hài lòng hoặc hiệu quả không như cam kết.

Bạn nên thiết đặt câu trả lời kỹ lưỡng và chi tiết, để người học nắm được thông tin chính xác và có cảm giác luôn được quan tâm, hỗ trợ.

2 – Tạo nhóm Facebook (Facebook Group)

Ngoài fanpage, nhóm Facebook (Facebook group) cũng là 1 phương thức marketing cực kỳ hiệu quả nếu được vận hành đúng cách. Nhóm Facebook tạo môi trường thân thiện, gần gũi hơn fanpage. Bạn có thể dùng nhóm Facebook như nơi chăm sóc và giải đáp thắc mắc của học viên lẫn học viên tiềm năng (người theo dõi nhưng chưa phải là học viên).

2.1 – Ưu điểm của nhóm Facebook

  • Chắt lọc đối tượng học viên tiềm năng: Bạn có thể khoanh vùng các đối tượng tiềm năng như chọn chủ đề của group (để người dùng tìm ra), đặt ra quy định gia nhập, giới hạn độ tuổi, .v.v…
  • Hỗ trợ học viên thuận tiện: Bạn không cần dùng thêm 1 nền tảng khác để làm nơi tư vấn. Trao đổi trên group sẽ mang hướng cá nhân hơn và điều này cũng giúp các thành viên cảm thấy thân thiện và vui vẻ hơn.
  • Tiếp thị trực tiếp hơn: Cách hoạt động trong group là trò chuyện trực tiếp và các thành viên có quyền chủ động hơn so với fanpage. Bạn có thể đăng lại bài đăng ở fanpage, blog và video trên YouTube, kêu gọi thảo luận, hoặc tạo ra các cuộc bình chọn, các minigame, các event để thu hút thành viên tham gia.
  • Kiểm soát nội dung: Nếu cần, bạn có thể bật tính năng kiểm duyệt nội dung đăng tải của thành viên. Việc này giúp giảm thiểu tình trạng spam, quảng cáo linh tinh hay phát ngôn bậy bạ. Bạn cũng cần cân nhắc đặt nhóm Facebook ở chế độ bí mật (chỉ những ai vào nhóm mới thấy được nội dung) để hạn chế các nội dung quan trọng dễ bị rò rỉ, lấy cắp.

2.2 – Khuyết điểm của nhóm Facebook

  • Tốn thời gian: Nhóm cần giữ liên lạc liên tục và ai cũng có quyền đăng bài, thảo luận. Do vậy, làm quản trị viên của một nhóm thì sẽ tốn khá nhiều thời gian để kiểm duyệt, tương tác và trả lời từng thảo luận.
  • Mọi người khó tìm được nhóm của bạn: Thường thì thành viên mới đã biết cụ thể về nhóm hoặc được kết nối với những ai đã tham gia vào nhóm mới biết đến và tham gia vào nhóm của bạn.

2.3 – Mẹo quản lý nhóm Facebook hiệu quả để quảng bá khóa học online

A – THUÊ NGƯỜI quản lý tiếp bạn

Để tiết kiệm thời gian kiểm duyệt và các công tác quản lý thành viên nhóm, bạn nên thuê thêm quản trị viên nữa để giúp sức.‌‌Bạn có thể phân công cho họ làm nhiều loại nhiệm vụ tùy theo quy mô của nhóm như: quản trị thành viên, xét duyệt nội dung, tổ chức minigame, bình chọn, sự kiện, .v.v…

B – ĐẶT LUẬT cho nhóm

Bạn cần có một “bộ luật” quy định các hành vi ứng xử cho thành viên, từ khâu tuyển chọn cho đến nội dung bài đăng, các từ ngữ được sử dụng…

Điều này giúp nhóm Facebook của bạn hoạt động ổn định, hiệu quả và lâu dài.

C – TƯƠNG TÁC qua lại giữa Fanpage và Group

Để nhóm Facebook được nhiều người biết đến hơn, bạn cũng cần chia sẻ, kêu gọi mọi người tham gia trên fanpage của bạn. Chẳng hạn, bạn đang tổ chức một sự kiện hay minigame có thưởng trong nhóm, đừng quên quảng bá nó trên Fanpage.

Nếu cần, bạn có thể dùng fanpage để chạy quảng cáo cho bài giới thiệu group Facebook để tiếp cận đến nhiều người và đúng đối tượng hơn.

Ngược lại, những bài bạn đăng trên fanpage cũng cần chia sẻ lại trong group và kêu gọi mọi người tham gia thảo luận.

3 –  Chăm chút trang Facebook cá nhân

Tại sao trang Facebook cá nhân quan trọng?

Trang cá nhân là  đóng vai trò là kênh tham chiếu khi học viên biết đến các khoá học qua fanpage và group. Nếu là bản thân mình, trang facebook cá nhân là địa chỉ mình tìm đến để xác thực các thông tin profile của giảng viên.

Trang cá nhân cũng đóng vai trò là một kênh marketing bán khoá học song hành cùng group và fanpage, vì facebook, vì trang cá nhân không bị chặn tương tác như fanpage và tương tác tốt hơn vì Facebook ưu tiên tương tác từ bạn bè và gia đình.

3.1 –  Tương tác qua lại giữa Facebook fanpage, group với trang cá nhân

Cũng tương tự như trên, tương tác qua lại làm thúc đẩy tương tác trên cả 3 kênh: trang cá nhân, group, fanpage.

3.2 –  Xây dựng uy tín

Xây dựng uy tín cá nhân tức là uy tín cho sản phẩn, các bài post cần phù hợp, nội dung tích cực không phỉ báng, hay không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Facebook cá nhân đóng vai trò là gương mặt đại diện cho thương hiệu và sản phẩm,

3.3 –   Tích cực tương tác

Có qua có lại, bạn tương tác với bạn bè, người quen thì họ mới nhìn thấy bạn và tương tác với bạn. Từ đó sản phẩm mà bạn quảng bá mới có cơ hội xuất hiện trên news feed của họ.

4 –   Một số lưu ý quan trọng khi quảng bá tiếp thị, bán khoá học trên Facebook

  • Số lượng người dùng quá lớn, nên Facebook ưu tiên chủ đề người dùng quan tâm và bạn bè. Ông chủ Facebook từng tuyên bố: “mong đợi được nhìn thấy nhiều hơn từ bạn bè, gia đình và nhóm và ít hơn từ các doanh nghiệp, thương hiệu và phương tiện truyền thông”. Vậy nên, bạn bè hay nhân viên công ty chính là kênh marketing đáng để quan tâm.
  • Do hiện nay tương tác thực (organic) chỉ còn chiếm một tỉ lệ rất thấp (<10%) nên việc chạy quảng cáo thực sự cần thiết, nhưng chạy thế nào để hiệu quả lại là một câu chuyện dài.
  • Hiện nay, Facebook cập nhật các thuật toán luôn tục để làm sao người dùng được tiếp cận những bài viết gốc, thông tin hữu ích. Cụ thể những hoạt động được Facebook đánh giá cao bao gồm: bài viết nhiều comment, bài viết chia sẻ có nhiều tương tác, hoặc bài viết được chia sẻ nhiều,...
  • Bài viết cần có Video hoặc ảnh gif, mà lợi thế cho bạn là bạn có sẵn video khi giảng dạy trực tuyến. Bạn cũng có thể đầu tư vào tạo video, khi đó kênh Youtube lại đồng thời được chăm sóc.