Dạy và học trực tuyến có thực sự hiệu quả?

Học trực tuyến không phải hình thức học tập xa lạ, bởi một số trường học, trung tâm giáo dục đã áp dụng phương pháp này vài năm trở lại đây. Nhưng đặc biệt từ đầu năm nay, đại dịch lan rộng khiến toàn dân phải thực hiện giãn cách xã hội dẫn tới nhiều xáo trộn trong việc giảng dạy và học tập. Nhiều trường học chưa từng giảng dạy trực tuyến, thì nay đã nhanh chóng ứng dụng mô hình. Vậy câu hỏi đặt ra, liệu mô hình dạy và học trực tuyến có thực sự hiệu quả trong môi trường sư phạm tại Việt Nam? Hãy cùng Hoola giải đáp câu hỏi này

Với hình thức học trực tuyến, học viên sẽ phát huy được tinh thần chủ động, sáng tạo đồng thời có cơ hội tiếp cận nguồn kiến thức phong phú, mới mẻ với chi phí hợp lý nhất. Việc học tập sẽ được tuân thủ theo một chu trình khép kín, giúp học viên nhanh chóng đạt được mục tiêu.

Thứ nhất, các bài giảng được upload đồng loạt trên website. Nhờ vậy, học viên không nhất thiết phải học theo một khung giờ cố định mà có thể chủ động thời gian và không gian học. Việc áp dụng theo một lịch học mà họ cảm thấy thoải mái sẽ giúp họ dễ dàng tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.

Thứ hai, hình thức học trực tuyến có các dịch vụ đa dạng giúp phụ huynh thuận tiện theo dõi tình hình học tập của học viên. Nhờ có các dịch vụ này cha mẹ không chỉ đánh giá được kết quả mà còn kiểm soát được độ tập trung, chú tâm của họ trong việc học.

Cuối cùng, xét về chất lượng thì cha mẹ có thể yên tâm 100%. Vì là những bài giảng được quay dựng sẵn nên chất lượng các video đạt tiêu chuẩn cao. Các bài giảng đáp ứng đầy đủ yêu cầu âm thanh rõ ràng, hình ảnh sắc nét, hiệu ứng sinh động, hấp dẫn.

Nhưng với hình thức này, cũng tồn tại một số hạn chế như:

-Không kiểm soát được việc học của học viên. Việc giảng dạy trực tuyến đang gặp khá nhiều bất cập. Bài tập giao, học viên không chịu làm, giáo viên cũng chẳng thể kiểm soát nổi. Đấy là chưa kể trong quá trình học họ còn có thể chơi game, còn nói chuyện riêng với bạn bè xung quanh khiến tiết học không hiệu quả.

Khó khăn tiếp theo nằm ở trang thiết bị của mỗi tiết học. Chắc cha mẹ cũng biết, một bài giảng muốn hay, muốn thu hút học sinh thì phải đảm bảo được 3 yếu tố: thứ nhất phương pháp giảng dạy sinh động, hấp dẫn, thứ hai âm thanh truyền tải rõ ràng, thứ ba hình ảnh sắc nét với góc máy phù hợp với các con. Đáp ứng đủ 3 yếu tố đó thì chắc chắn sẽ bài giảng sẽ đạt được hiệu quả cao!

Tuy nhiên, học trực tuyến ở thời điểm hiện tại lại không đáp ứng được điều đó. Bởi lẽ trang thiết bị, phần mềm hỗ trợ không đạt tiêu chuẩn cao. Chứng kiến những giờ học “mờ ảo” do đường truyền mạng không ổn định, âm thanh lúc được lúc không do không bắt được mic là những điều mà các lớp học online đang gặp phải. Đấy là chưa kể, với nhiều giáo viên truyền thống vì không quen đứng trước ống kính nên chắc chắn họ sẽ có những biểu hiện gượng gạo, thiếu tự nhiên.

Rõ ràng, giáo dục trực tuyến không chỉ là cách thức dạy và học theo xu thế số hóa nội dung của thời đại 4.0 mà được xây dựng để trở thành cách thức học tập với những giá trị cạnh tranh cao khi học viên phải học thực mới đạt được chứng chỉ theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, nhìn nhận từ vấn đề thực tế, ta cần hiểu rằng việc phát triển nóng giáo dục trực tuyến là không thể, đây là một quá trình dài hơi và sự thích ứng từ học viên.