Giải pháp và đề xuất để giáo dục trực tuyến Việt Nam phát triển?
Sự tiến triển phức tạp của dịch bệnh ở phạm vi toàn cầu khiến cho ngành giáo dục có những xáo trộn nhất định. Giáo dục trực tuyến vì thế đã trở thành lựa chọn của hầu hết các trường học, cơ sở đào tạo để tiếp tục cung cấp kiến thức cho học sinh, sinh viên và giúp họ hoàn thành các chương trình đào tạo. Tuy nhiên, giáo dục nước ta cần phải cân nhắc vấn đề đưa giáo dục trực tuyến để nó trở thành một phần thiết yếu của giáo dục Việt Nam chứ không chỉ để đối phó với dịch bệnh. Hãy cùng Hoola tìm hiểu thêm về những giải pháp của vấn đề này:
Một là, triển khai, tuyên truyền, nhân rộng E-Learning không chỉ có ngành Giáo dục mà còn với toàn xã hội; Tăng cường hợp tác doanh nghiệp trong việc xây dựng các website E-Learning của các nước.
Hai là, tăng cường tập huấn về phương pháp, kỹ năng, sử dụng tổng hợp nhiều hợp phần để tạo bài giảng E-Learning. Đồng thời, nâng cao hiệu quả của các diễn đàn trực tuyến, khẳng định vai trò tương tác khi đánh giá khóa học và kết quả của người học, đánh giá được vai trò và trách nhiệm của quản trị viên và các kỹ thuật viên cũng như những người hướng dẫn kỹ thuật.
Ba là, nâng cấp hạ tầng phục vụ E - Learning, hạ tầng tốt đóng vai trò quan trọng, quyết định thành công việc triển khai dạy - học trực tuyến, trong khi việc phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ E-Learning với việc cải cách và nâng cấp không thể diễn ra trong ngắn hạn. Vì thế, các cơ sở đào tạo cần phân bổ về tài chính cũng như sắp xếp về thời gian hợp lý để vẫn tiếp tục thực hiện đồng thời cả hai hoạt động giảng dạy và nâng cấp hạ tầng mà không ảnh hưởng tới người học.
Bốn là, để chuẩn bị cho một đội ngũ nhân lực có trình độ cao sẵn sàng cho Cách mạng công nghiệp 4.0, cần có hình thức đào tạo đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu dạy học hiện đại nhất, như có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin dạy học, có khả năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và quan trọng hơn cả là năng lực tự học, tự nghiên cứu khoa học.
Năm là, các cơ sở đào tạo trực tuyến có uy tín và kinh nghiệm trong nước cũng cần nghiên cứu mở thêm các khóa đào tạo định kỳ về phương pháp học tập cho người học hay các lớp nâng cao kỹ năng giảng dạy cho đội ngũ người hướng dẫn, người giảng dạy nhằm hướng tới sự thay đổi toàn diện cả về chất và lượng cho đào tạo trực tuyến. E-Learning tuy có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp dạy học truyền thống nhưng cũng chưa hẳn là một giải pháp hoàn hảo và cũng không thể thay thế hoàn toàn phương pháp dạy học truyền thống. Vì vậy, cần có hướng kết hợp là sử dụng E – Learning và những phương pháp giảng dạy truyền thống song song. Người học có thể thực hiện mọi hoạt động học tập có thể trên E-Learning, tham gia như đang học trên một khóa học thực sự.
Sáu là, thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả cho các chương trình E-Learning. Marketing góp phần đưa E-Learning đến với mọi tầng lớp dân cư, từ đó khuyến khích tinh thần học tập cũng như rút ngắn những rào cản mà đào tạo truyền thống mang lại.
Bám sát những thay đổi về chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho mọi cấp học và nắm bắt những thay đổi của khoa học công nghệ tiên tiến, các cơ sở đào tạo đã không ngừng nỗ lực trong việc phát triển hệ thống sản phẩm, dịch vụ học trực tuyến trong nhiều năm nhằm đáp ứng nhu cầu học tập căn bản của học sinh điều này góp phần lan rộng hình thức học này hơn trong ngành giáo dục tại Việt Nam.