Dạy-Học trực tuyến, từ Ứng phó khủng hoảng thời covid-19 đến cánh cửa cơ hội Kinh doanh
- Chính sách khuyến khích và nỗ lực chuyển mình của hệ thống giáo dục
Vấn đề đặt ra của Bộ GD & ĐT trong thời kỳ ứng phó khủng hoảng Covid 19: “tạm dừng đến trường, nhưng không dừng học”. Chính là bài toán cho nền GD & ĐT, đây được xem là Dấu mốc của Thách thức và cơ hội cho nền Giáo Dục trực tuyến bùng nổ.
Câu chuyện dạy và học theo tiếp cận trực tuyến trong hệ thống giáo dục Việt Nam mới đầu có nhiều bỡ ngỡ từ người dạy, người học, các cơ sở giáo dục và các bên liên quan. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này về cơ bản tiếp cận dạy và học trực tuyến đã bước đầu giải quyết thành công những khó khăn ban đầu.
Thành công này đến từ nỗ lực rất nhiều của các bên liên quan; trong đó, có người dạy, người học và cả phụ huynh. Các nhà chức trách: Nhà trường, cơ quan quản lý nhà nước... và không thể thiếu là hệ thống công cụ hỗ trợ công nghệ thông tin sao cho tối ưu việc dạy của giáo viên.
Thực tế, ngay khi dịch Covid-19 bùng phát, Thủ tướng chính phủ và các bộ, ban ngành liên quan đã có những chỉ đạo kịp thời, phù hợp với xu thế toàn cầu cho hệ thống giáo dục quốc gia ứng phó với đại dịch đang diễn ra hơn 200 quốc gia thế giới.
Đáng nói, trước đây Bộ GD&ĐT đã từng khuyến khích hệ thống giáo dục triển khai dạy và học trực tuyến với giới hạn 30% thời lượng từ năm 2016. Tính đến gần giữa tháng 3/2020, công văn số 795/BGDĐT-GDĐH được ban hành nhằm chi tiết hóa và hướng dẫn việc triển khai về dạy và học trực tuyến cho cả hệ thống giáo dục theo hướng ứng dụng Công nghệ thông tin, nhưng vẫn phải đảm bảo chuẩn chất lượng cơ bản trong quá trình đào tạo.
Tiếp đó, gần cuối tháng 3/2020, công văn 988/BGDĐT-GDĐH được ban hành nhằm khẳng định hệ thống giáo dục sẽ tiến hành đánh giá học phần dạy trực tuyến theo hình thức thi học phần trực tuyến với các quy trình đảm bảo chất lượng hệ thống.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, đây là một bước tiến lớn về chỉ đạo chính sách nhằm giúp hệ thống giáo dục Việt Nam từng bước chuyển từ dạy-học trực tuyến tiến tới dạy-học-thi trực tuyến, dựa trên các hoàn thiện từng bước về tính sẵn sàng, công nghệ và công tác triển khai trong thực tiễn gắn với kỳ vọng đảm bảo chất lượng toàn hệ thống.
-
Những điều cần hoàn thiện cho một tiếp cận mới và vấn đề chiến lược
Thực chất, dạy và học trực tuyến đã được nhiều trường trên thế giới áp dụng cho các học phần trong chương trình đào tạo. Đặc biệt, luật giáo dục đại học sửa đổi và bổ sung (có hiệu lực từ tháng 7/2019) và Nghị định 99 có điều khoản cụ thể khuyến khích giảng dạy trực tuyến trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, với tinh thần áp dụng các công nghệ giáo dục xuyên biên giới, nhằm nâng cao năng lực tiếp cận của người học ở tất cả các vùng miền trong quá trình tiếp thu tri thức.
Khủng hoảng Covid-19 một lần nữa cho thấy bước tiến xa về luật và các văn bản chính sách khi đã hướng đến công nghệ giáo dục trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4.Tuy vậy, những triển khai dạy và học trực tuyến trong giai đoạn giãn cách xã hội vẫn còn tồn tại các vấn đề như tâm lý người học và người dạy chưa sẵn sàng ở mức cao nhất, nền tảng công nghệ có độ phủ chưa cao và chưa đủ mạnh và đồng bộ khi triển khai diện rộng cho cả hệ thống giáo dục. Đặc biệt các đối tượng yếu thế có thể bị tụt lại phía sau khi khả năng tiếp cận trực tuyết bị hạn chế vì nhiều lý do.
Những vấn đề trên cần được chúng ta giải quyết để hướng đến một nền tảng bền vững trên toàn hệ thống giáo dục Việt Nam. Cụ thể là nền tảng về Công nghệ; Sự sẵn sàng về tâm lý cho dạy và học trực tuyến; Chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các đối tượng yếu thế.Những thách thức đặt ra ở trên là trăn trở cho những nhà sáng lập Hoola cho ra đời 1 nền tảng khóa học online bản quyền với các công cụ hỗ trợ tối ưu cho cả người dạy và người học.
Hãy cùng khám phá về Hoola trong bài viết “ Hoola nơi tri thức cất cánh”