Xác Định Nhu Cầu Đào Tạo Nhân Sự Qua 7 Dấu Hiệu
Xác định nhu cầu đào tạo nhân sự là một trong những bước cực kỳ quan trọng mà người quản lý cần phải thực hiện trước khi lập kế hoạch đào tạo. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm thế nào để xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực. Vì thế, bài viết dưới đây của Hoola sẽ chia sẻ tới bạn 7 dấu hiệu cơ bản để xác định rõ nhu cầu đào tạo nhân lực, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Tìm hiểu xác định nhu cầu đào tạo là gì? Vì sao cần xác định nhu cầu đào tạo trước khi lập kế hoạch
Xác định nhu cầu đào tạo là quá trình quản lý thu thập và phân tích thông tin với mục đích làm rõ nhu cầu cần cải thiện kết quả thực hiện công việc. Đồng thời giúp xác định việc đào tạo hiện tại có phải là giải pháp tối ưu và hiệu quả để phát triển nhân sự hay không.
Việc xác định nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trước khi lập kế hoạch đào tạo là việc làm cần thiết và không thể bỏ qua. Vì thông qua quá trình thu thập thông tin trên, quản lý sẽ nắm được nhu cầu, điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên, quá đó có phương án đào tạo phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, từ kết quả phân tích năng lực chuyên môn của từng nhân viên, doanh nghiệp sẽ xác định được mình cần xây dựng chương trình đào tạo như thế nào để có thể phát triển toàn diện về cả kỹ năng lẫn kiến thức chuyên môn cho nhân sự. Ngoài ra, đó cũng là cơ sở để doanh nghiệp chọn hình thức đào tạo phù hợp. Sau đó đo lường và đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo nội bộ.
7 Dấu hiệu xác định nhu cầu đào tạo
Yêu cầu về năng lực thực hiện công việc (gọi là KPIs)
KPIs được xem là khung đánh giá năng lực làm việc của mọi đối tượng. Theo đó, các mức KPIs sẽ được xây dựng dựa vào yêu cầu công việc. Nhân viên phải đảm bảo có đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để đạt được KPIs này.
Vì thế, KPIs được xem là cơ sở để người quản lý so sánh năng lực của đội ngũ nhân viên. Qua đó, doanh nghiệp sẽ có phương án đào tạo phù hợp để rút ngắn khoảng cách giữa năng lực thực tế và năng lực cần đạt được.
Dựa vào phân tích các kết quả từ năm trước
Bạn có thể dựa vào kết quả KPIs năm trước để đo lường hiệu quả làm việc của nhân viên. Đây cũng là cơ sở đánh giá năng lực cũng như tìm ra kỹ năng nhân viên còn thiếu, cần trau dồi thêm.
Hơn nữa, việc phân tích dựa trên KPIs năm trước cũng giúp bạn có số liệu xác minh chính xác. Đồng thời, dựa trên số liệu này giúp nhà quản lý có thể khơi gợi nhu cầu đào tạo bằng cách chỉ ra điểm khiếm khuyết cần cải thiện.
Thông qua bảng mô tả công việc để xác định
Bảng mô tả công việc có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ mà người đảm nhận vị trí cần làm. Hiện nay, doanh nghiệp có thể sử dụng bảng mô tả công việc để xác định GAP – khoảng cách giữa năng lực thực tế của nhân viên và yêu cầu thực tế của công việc hiện tại. Qua đó giúp tìm được năng lực cần cải thiện và đề xuất các khóa đào tạo nâng cao chuyên môn.
Ngoài ra, bảng mô tả công việc này còn giúp nhà quản lý đào tạo đo lường chính xác năng lực của một người đảm nhận vị trí nào đó.
Phản hồi từ học viên giúp quản lý xác định nhu cầu đào tạo
Sau khóa học, người tham dự sẽ làm bảng khảo sát đánh giá về chương trình đào tạo. Theo đó, người quản lý sẽ dựa vào bảng này để điều chỉnh nội dung và phương pháp đào tạo sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, ý kiến phản hồi từ học viên cũng là cách giúp nhà quản lý đo lường hiệu quả đào tạo và xác định nhu cầu đào tạo rõ ràng hơn.
Phản hồi từ các trưởng bộ phận
Sau khi tham gia khóa học, quản lý trực tiếp hoặc trưởng bộ phận quan sát sẽ đánh giá nhân viên có áp dụng được kiến thức vào công việc hay không. Theo đó sẽ có 2 trường hợp xảy ra sau đào tạo đó là:
- Nhân viên chưa được đào tạo kỹ năng mà quản lý trực tiếp nêu ra. Lúc này ban quản lý sẽ xây dựng chương trình đào tạo mới để đào tạo bổ sung, nâng cao năng lực tương ứng.
- Nhân viên đã được đào tạo nhưng chưa ứng dụng vào công việc. Lúc này, ban quản lý sẽ khảo sát, phân tích lý do tại sao nhân viên đó lại chưa ứng dụng được lý thuyết vào thực tiễn, từ đó tái đào tạo kỹ năng cho nhân viên.
Định hướng chiến lược của công ty là cơ sở xác định nhu cầu đào tạo
Đây là cơ sở để quản lý xác định nhu cầu đào tạo. Cụ thể, bạn hãy dựa vào mục tiêu của chiến lược ngắn và trung hạn để so sánh với năng lực hiện tại của đội ngũ. Từ đó, bạn sẽ đề ra những khóa học đào tạo nâng cao chuyên môn năng lực phù hợp.
Hoạt động Follow-up sau khóa học đào tạo
Khi đào tạo xong, nhà quản lý sẽ tiếp tục quan sát và hỗ trợ nhân viên. Theo đó chính sách follow-up sau đào tạo sẽ giúp bạn nắm được vướng mắc của học viên sau đào tạo. Qua đó có sự tương tác và kịp thời giải đáp những thắc mắc nhằm đạt kết quả tối ưu.
Hơn nữa, thông qua việc quan sát này, quản lý doanh nghiệp sẽ nắm được chương trình đào tạo có hiệu quả hay không và có những sự điều chỉnh phù hợp trong đợt đào tạo tới.
Trên đây là 7 dấu hiệu xác định nhu cầu đào tạo hiệu quả, chuẩn xác mà bạn có thể tham khảo. Sau khi đã xác định được nhu cầu, mục đích đào tạo, bạn hãy tổ chức các lớp học thông qua nền tảng Hoola. Đây là nền tảng hỗ trợ đào tạo nội bộ chuyên nghiệp với nhiều công cụ tiện ích được tích hợp sẵn. Để được trải nghiệm, bạn hãy liên hệ Hoola ngay hôm nay và nhận ưu đãi nhé.