10 cách quản lý nhân viên hiệu quả nhà quản lý cần nắm
Quản lý nhân viên được xem là chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp vận hành và phát triển hiệu quả. Vì vậy, người quản lý cần nắm rõ những kỹ năng quản lý nhân viên tốt nhất, khéo léo xây dựng môi trường làm việc hoàn hảo tăng cao hiệu suất chất lượng công việc. Cùng Hoola tham khảo trong bài viết này 10 cách quản lý nhân viên hiệu quả mà doanh nghiệp nên áp dụng.
Top 10 cách quản lý nhân viên hiệu quả
Trở thành người lãnh đạo tốt
Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ trở thành tấm gương để các nhân viên học theo. Bạn muốn nhân viên trở thành một người có trách nhiệm, tận tâm, trung thành trong công việc thì đầu tiên bạn phải luôn nỗ lực cống hiến thực hiện mục tiêu công việc, đóng góp cho sự phát triển công ty đem lại lợi ích cho nhân viên. Khi nhân viên nhìn nhận được những hành động của bạn không phải nói suông, họ sẽ học tập cách thức làm việc để trở thành người như sếp của mình. Việc biến mình trở thành tấm gương để người khác noi theo chính là nghệ thuật quản lý nhân sự hiệu quả nhất.
Không chỉ vậy, việc này còn nêu cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng được mối quan hệ bền chặt. Bởi, một nhà quản lý luôn nỗ lực, thẳng thắn, chính trực, minh bạch sẽ luôn được nhân viên tôn trọng, tin tưởng, nể phục và mong muốn được gắn bó lâu dài. Tuy nhiên, đừng nên lừa dối nhân viên của bạn hoặc chỉ nói miệng, việc này sẽ làm nhân viên mất tin tưởng và không còn tôn trọng bạn nữa.
Lắng nghe những ý kiến, mong muốn của nhân viên
Trong nghệ thuật quản lý nhân viên, người quản lý không nên là người luôn ra lệnh mà còn cần biết lắng nghe. Việc luôn lắng nghe đóng góp, quan điểm của nhân viên sẽ giúp nhà quản lý thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng muốn chia sẻ, họ sẽ có tự tin đóng góp thêm nhiều ý kiến tốt cần khắc phục trong công việc. Không chỉ vậy, còn giúp kéo gần khoảng cách giữa sếp và nhân viên, sự quản lý tận tâm sẽ mang đến cho bạn những nhân viên trung thành, cống hiến hết mình cho công việc.
Khuyến khích nhân viên chia sẻ quan điểm, ý kiến sẽ cho nhân viên thấy họ được tôn trọng. Nhà quản lý không nên bác bỏ hoàn toàn ý kiến của nhân viên mà nên bình tĩnh lắng nghe và giải đáp những ý kiến đó. Điều này sẽ giúp nhân viên hiểu ra vấn đề và không ngại đóng góp các ý tưởng tốt hơn trong các lần tiếp theo.
Không sử dụng cách thức quản lý chung
Doanh nghiệp là một xã hội thu nhỏ với mỗi người là mỗi cá tính, suy nghĩ, sở thích khác biệt. Vì vậy, nhà quản lý không nên sử dụng một cách thức quản lý chung cho tất cả nhân viên mà nên linh hoạt chọn lọc cách quản lý phù hợp với mỗi cá thể. Người quản lý cần thấu hiểu từng nhân viên của mình để điều chỉnh cách quản lý hợp lý.
Xây dựng kế hoạch định hướng phát triển công việc cho nhân viên
Người quản lý cần định hướng nhân viên của mình để họ luôn hiểu rõ vị trí,vai trò của mình, từ đó tập trung nâng cao hiệu suất công việc. Điều này còn kéo gần khoảng cách giữa quản lý và nhân viên, cải thiện mối quan hệ giao tiếp. Bên cạnh việc đãi ngộ, lương thưởng, người quản lý cũng nên tập trung đến định hướng phát triển của từng nhân viên giúp họ xác định được lộ trình công việc, mục tiêu nghề nghiệp cá nhân, phát huy điểm mạnh và cải thiện điểm yếu. Sau khi xác định được mục tiêu của mình, nhân viên sẽ không còn chỉ làm việc cho xong mà sẽ cố gắng cống hiến, đam mê công việc.
Luân chuyển những nhân viên giỏi
Đa phần, những nhà quản lý thường có xu hướng mong muốn giữ những nhân viên giỏi nhất bên cạnh mình. Tuy nhiên, nếu luôn phải làm việc mãi ở một vị trí thì sẽ đánh mất dần sự nhiệt huyết trong công việc của họ. Thậm chí có thể họ sẽ dần mất năng lực tư duy, sáng tạo bởi sự chủ quan. Vì vậy, để quản lý nhân viên tốt nhất bạn cần luân chuyển vị trí giữa các bộ phận với nhau. Nhưng bạn cần tham khảo nguyện vọng luân chuyển của họ và đặc biệt chắc chắn rằng họ có năng lực cao, phù hợp với vị trí ấy.
Trao quyền cho nhân viên
Một vài doanh nghiệp cho phép nhân viên giỏi đảm nhận một số vị trí quan trọng trong công ty. Việc này sẽ giúp ban lãnh đạo giảm tải được công việc, đồng thời là cơ hội để nhân viên được thể hiện năng lực của mình, tích lũy thêm kinh nghiệm ở các vai trò cao hơn.
Đánh giá năng lực bộ phận nhân sự thường xuyên
Để nắm rõ được khả năng của từng nhân viên, bạn cần xem xét dựa trên mức độ hoàn thành công việc với nhiệm vụ cụ thể. Việc đánh giá năng lực làm việc được xem là bước vô cùng quan trọng trong quá trình quản lý nhân viên. Người quản lý cần phải nắm toàn diện mọi vấn đề trong công việc của nhóm hoặc phòng ban của mình để giao công việc sao cho phù hợp với thế mạnh của từng người. Bên cạnh đó, bạn cần biết về điểm mạnh điểm yếu của từng nhân viên, trình độ học vấn, các kỹ năng, kinh nghiệm làm việc của họ.
Nghệ thuật khen-chê
Khen, chê cũng là một cách để tạo động lực và thúc đẩy nhân viên trong công việc. Tuy nhiên, việc này cũng là một nghệ thuật. Nếu bạn chê nhân viên một cách trực tiếp, thô lỗ, khắt khe sẽ khiến nhân viên ấm ức và không còn nhiệt huyết công việc. Nếu bản chất họ vẫn là nhân viên tốt, bạn cần vừa đấm vừa xoa để họ vừa nhận ra lỗi lầm mà không bị xúc phạm tổn thương từ đó nỗ lực sửa chữa.
Việc ghi nhận nỗ lực và khen thưởng những nhân viên làm việc chăm chỉ có thành tích cao sẽ khiến họ luôn muốn phấn đấu tốt hơn nữa. Nếu bạn nhận thấy nhân viên của mình đã hoàn thành một cách chăm chỉ, xuất sắc, đừng tiếc cho họ một lời khen hoặc sự động viên bởi bất kỳ ai cũng thích được người khác ghi nhận những gì mình đã nỗ lực. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo việc khen thưởng được tiến hành công khai, đảm bảo sự công bằng.
Gắn kết mục tiêu chung
Cách hiệu quả để gắn kết một đội nhóm, bộ phận chính là định hướng mục tiêu chung trong công việc. Doanh nghiệp sẽ cần trao đổi với nhân viên của mình để xác định mục tiêu, năng lực của họ, từ đó đưa ra những mục tiêu chung giữa nhân viên và công ty phù hợp nhất. Đây chính là cách hiệu quả nhất để gắn kết doanh nghiệp với nhân viên cùng nhau phát triển gắn kết.
Tổ chức các hoạt động tập thể
Cuối cùng, không thể bỏ qua những hoạt động tập thể để nhân viên có thời gian nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống. Bởi, một nhà quản lý cần giúp nhân viên tận hưởng công việc của mình, chơi hết sức làm hết mình. Tạo môi trường làm việc trở thành một nơi thú vị, nhân viên sẽ thoải mái tâm trí sáng tạo, tư duy và hoàn thành tốt nhất công việc. Bạn cũng có thể lên các kế hoạch du lịch, dã ngoại gắn kết với những hoạt động tập thể.
Trên đây là 10 cách quản lý nhân hiệu quả được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Hi vọng sau bài viết này, doanh nghiệp bạn sẽ lựa chọn ra được cách quản lý phù hợp.
Nếu như doanh nghiệp đang quan tâm đến giải pháp đào tạo giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển doanh nghiệp. Tham khảo ngay nền tảng đào tạo Hoola - hỗ trợ tối ưu hơn trong quá trình đào tạo nhân sự với rất nhiều tiện ích. Luôn hỗ trợ kỹ thuật xuyên suốt cho người dùng. Truy cập ngay website Hoola để được đội ngũ tư vấn trực tiếp.