Cách Đo Lường Hiệu Quả Đào Tạo Chính Xác, Hiệu Quả Dành Cho Doanh Nghiệp


Hiệu quả đào tạo tốt là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn. Tuy nhiên, để đo lường hiệu quả đào tạo, doanh nghiệp cần có những thước đo đánh giá phù hợp. Vậy, làm thế nào để đo lường chính xác quá trình đào tạo nội bộ? Bài viết dưới đây của Hoola sẽ hướng dẫn cách đo hiệu quả đào tạo chính xác dành cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần thiết tiến hành đo lường hiệu quả đào tạo nội bộ

Tầm quan trọng của việc đo lường hiệu quả đào tạo cho doanh nghiệp

Để triển khai đào tạo nhân viên, doanh nghiệp cần chuẩn bị cực kỳ kỹ lưỡng về lộ trình, nội dung lẫn chi phí. Vì thế, đo lường hiệu quả đào tạo để xem kết quả đạt được là điều quan trọng. Bên cạnh đó, việc đánh giá hiệu quả đào tạo còn mang tới nhiều lợi ích nổi bật cho doanh nghiệp như:

  • Tiết kiệm nguồn lực đào tạo vì qua đánh giá đo lường, những gì không hiệu quả sẽ được loại bỏ. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ tập trung vào các khía cạnh cốt lõi và mang lại giá trị lâu dài.
  • Kịp thời phát hiện và sửa đổi những khuyết điểm trong quá trình đào tạo.
  • Giúp nâng cao chất lượng đào tạo, giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp.
  • Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, để họ hài lòng hơn với môi trường làm việc.
  • Giảm các lỗ hổng kỹ năng làm việc, từ đó nâng cao hiệu quả chung của doanh nghiệp.
Đo lường hiệu quả đào tạo mang tới cho doanh nghiệp nhiều lợi ích

Các cách đo lường hiệu quả đào tạo chính xác dành cho doanh nghiệp

Áp dụng mô hình Kirkpatrick

Mô hình Kirkpatrick là một trong những cách đo lường hiệu quả đào tạo được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Nó được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1950 với 4 cấp độ:

  • Cấp độ 1 - Sự hài lòng: Đánh giá phản ứng của nhân viên với quá trình đào tạo.
  • Cấp độ 2 – Tiếp thu kiến thức: Đo lường kiến thức mà đội ngũ nhân viên tiếp thu được sau đào tạo.
  • Cấp độ 3 – Áp dụng: Chỉ số này thường được thống kê các tác động của đào tạo đến phương pháp làm việc của nhân viên, thái độ và hành vi.
  • Cấp độ 4 – Kết quả tạo ra: Theo dõi kết quả sau khi đào tạo kết thúc. Đó là cơ sở để giảm chi phí, cải thiện chất lượng, tăng năng suất lao động hoặc giữ chân nhân viên.

Phương pháp Phillips ROI

Phillips ROI là phương pháp được tạo ra từ những năm 1980. Mô hình của phương pháp Phillips ROI bao gồm:

  • Cấp độ 1 – Phản ứng.
  • Cấp độ 2 – Học tập.
  • Cấp độ 3 - Ứng dụng và triển khai.
  • Cấp độ 4 – Tác động.
  • Cấp độ 5 – Lợi tức đầu tư.

Mô hình đánh giá chuyển đổi học tập LTEM

LTEM là phương pháp đa tầng giúp đo lường hiệu quả đào tạo. Bản chất, LTEM kết hợp việc học với việc áp dụng các kiến thức học được vào quy trình làm việc. 8 bước trong mô hình đánh giá chuyển đổi học tập LTEM bao gồm:

  • Cấp độ 1 – Điểm danh: Đăng ký khóa học.
  • Cấp độ 2 – Hoạt động: Sự quan tâm lẫn chú ý của người tham gia khóa học.
  • Cấp độ 3 – Nhận thức của người học: Chuyên môn của người học được tiếp thu.
  • Cấp độ 4 – Kiến thức: Lượng kiến thức được truyền đạt cho người học như thế nào?
  • Cấp độ 5 – Năng lực ra quyết định: Thường là khả năng áp dụng kiến thức trong các trường hợp cụ thể khi làm việc.
  • Cấp độ 6 – Năng lực thực thi: Khả năng ghi nhớ kiến thức và kỹ năng liên quan trong tình huống nhất định.
  • Cấp độ 7 – Chuyển hóa: Áp dụng kiến thức và kỹ năng qua sự hỗ trợ của người khác hoặc làm việc độc lập.
  • Cấp độ 8 - Ảnh hưởng của việc chuyển hóa kiến thức: Đánh giá tác động của việc chuyển hóa kiến thức.

Phương pháp Success Case Method (SCM)

Phương pháp Success Case Method (SCM) đã dùng những cuộc khảo sát để đánh giá thành công, hạn chế, thiếu sót của quá trình đào tạo. Nó bao gồm 5 bước sau đây:

  • Bước 1: Phác thảo một nghiên cứu.
  • Bước 2: Xác định nên những tiêu chuẩn cần thiết và tác động chương trình đào tạo mong muốn.
  • Bước 3: Xây dựng cuộc khảo sát để lường trước các tình huống tốt xấu có thể xảy ra sau đào tạo.
  • Bước 4: Phỏng vấn học viên để có dữ liệu.
  • Bước 5: Đúc rút ra kinh nghiệm, tiêu chí để tổ chức nâng cao tỷ lệ thành công khi thực hiện đào tạo.

Mô hình đánh giá CIPP

CIPP là mô hình đo lường hiệu quả đào tạo được phát triển từ những năm 1960. CIPP thường có 4 nội dung chính, áp dụng cho cả trước và sau đào tạo. Nó bao gồm: Context Bối cảnh – Input đầu vào – Process quy trình – Product sản phẩm.

5 cách đo lường hiệu quả đào tạo chính xác dành cho doanh nghiệp

>> Có thể bạn chưa biết: 15 Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Mới Nhất

Trên đây là các cách đo lường hiệu quả đào tạo mà doanh nghiệp có thể tham khảo và áp dụng. Để luôn chủ động theo sát quá trình học tập của đội ngũ nhân viên, doanh nghiệp có thể chọn Hoola làm nền tảng đào tạo trực tuyến. Liên hệ với Hoola để được tư vấn kỹ hơn về các tính năng quản lý đào tạo trên nền tảng này nhé.