Các Bước Ra Quyết Định Quản Trị Đúng Đắn Bạn Cần Nắm Rõ
Trong cuộc sống bạn sẽ phải đưa ra rất nhiều quyết định để xử lý mọi vấn đề xung quanh. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc đưa ra quyết định cũng dễ dàng. Để không phạm sai lầm và có những quyết định đúng đắn, bạn có thể tham khảo các bước ra quyết định mà Hoola chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng to lớn của việc đưa ra quyết định đúng đắn
Việc đưa ra các bước ra quyết định đúng đắn là điều cực kỳ quan trọng. Sở dĩ, nó có ý nghĩa to lớn với mỗi người chúng ta vì:
- Với quyết định chính xác, bạn sẽ dễ dàng đạt được những điều mình muốn.
- Hạn chế những sai lầm xảy ra trong quá trình thực hiện.
- Là một người lãnh đạo, quyết định đúng đắn còn mang tính chất sống còn.
- Giúp người lãnh đạo chia việc cho nhân viên đồng đều để họ phát huy khả năng tốt nhất.
- Nhận được sự nể trọng của mọi người xung quanh khi có quyết định sáng suốt.
Phân loại các quyết định
Quyết định theo chuẩn
Đây là dạng quyết định cơ bản và đơn giản nhất so với các loại quyết định nói chung. Thông thường, quyết định theo chuẩn sẽ được đưa ra hàng ngày và có tính chất lặp lại nhiều lần và dần là một thói quen.
Hầu hết các quyết định theo chuẩn thường được căn cứ trên nguyên tắc, quy định, thủ tục, luật lệ,… Nếu làm trái, bạn có thể nhận về những hậu quả khó lường.
Quyết định cấp thời
Đây là quyết định được đưa ra lúc khẩn cấp và bất ngờ. Lúc này, người đưa ra quyết định cần phải giải quyết trong thời gian ngắn và không có cơ hội suy nghĩ hay tham khảo nhiều.
Đặc trưng của quyết định cấp thời đó là: tốc độ ra quyết định nhanh, chuẩn và dứt khoát.
Quyết định có chiều sâu
Đây thường là những quyết định lớn mang tính chiến lược. Thậm chí, một số quyết định có chiều sâu khi được đưa ra sẽ làm thay đổi toàn bộ vấn đề.
Vì thế, nếu đưa ra loại quyết định này, bạn cần phải tìm hiểu vấn đề chi tiết qua các phân tích, thảo luận, bàn bạc và suy xét nhiều lần.
Làm thế nào để đưa ra quyết định đúng đắn nhất?
Bước 1: Xác định mục tiêu của bạn trước khi đưa ra quyết định
Xác định được vấn đề, mục tiêu là một trong các bước ra quyết định quan trọng mà bạn cần chú ý. Để giải quyết, bạn cần tự trả lời vấn đề hiện đang là gì? Có cần giải quyết không? Mục đích đạt được sau khi giải quyết là gì.
Bước 2: Thu nhập thông tin quan trọng
Khi đã có mục tiêu, bạn cần thu thập mọi thông tin từ nhiều góc độ khác nhau. Từ đó, bạn sẽ hình thành được ưu điểm, nhược điểm của việc đưa ra quyết định là gì.
Bước 3: Xem xét hậu quả
Khi đã có thông tin quan trọng và đầy đủ, bạn sẽ hình dung được phương pháp giải quyết khả thi. Tuy nhiên, quá trình này yêu cầu bạn phải phân tích được ưu nhược điểm của mỗi phương pháp để đánh giá hậu quả của các quyết định đó là gì.
Bước 4: Đưa ra quyết định của bạn dựa trên mọi khía cạnh
Khi đã có đủ dữ liệu, bạn cần phải đưa ra lựa chọn của riêng mình. Đó sẽ là giải pháp hoàn thiện nhất, có thể giải quyết mọi vấn đề triệt để và không rủi ro.
Bước 5: Đánh giá quyết định của bạn và theo sát nó
Sau khi đã thực thi quyết định, bạn cần theo sát và kiểm tra tiến độ hành động. Nếu xuất hiện các sai phạm hay chậm trễ thì bạn cần điều chỉnh ngay nhé.
Các lỗi thường gặp khi đưa ra quyết định bạn phải tránh
Không nên đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc và suy nghĩ chủ quan
Quá trình các bước ra quyết định dựa trên cảm xúc và thành kiến chủ quan sẽ làm quyết định bị sai lệch, không đạt được kết quả cao như mong muốn. Sai lầm này thường gặp ở những người không làm chủ tốt cảm xúc của mình và dễ cảm tính khi đưa ra quyết định.
Không đủ thông tin và không đánh giá được tính khả thi của các phương án đưa ra
Mọi quyết định đúng đắn đều được xem xét trên mọi phương diện. Tuy nhiên, nếu nóng vội để quyết định mà không có đủ thông tin hay không đánh giá tính khả thi của các phương án, bạn có thể đưa ra các quyết định sai lầm, để lại hậu quả nghiêm trọng.
Sợ hãi và không dám đưa ra quyết định dù đó là quyết định đúng đắn
Không tự tin sẽ khiến việc đưa ra quyết định chần chừ, thiếu quyết đoán. Nếu mắc phải sai lầm này, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ áp lực khi không biết phải bắt đầu từ đâu và phải làm như thế nào.
Sai lầm khi quá tin tưởng vào các quyết định của người khác
Người duy nhất mà bạn có thể tin tưởng tuyệt đối chính là bản thân mình với quá trình tìm hiểu thông tin rõ ràng, đầy đủ về mọi vấn đề trước khi đưa ra quyết định. Vì thế, sự thất bại trong quyết định của bạn có thể đến từ việc bạn đã quá tin tưởng vào quyết định của người khác mà không hề có sự tìm hiểu mọi vấn đề liên quan.
Các cách rèn luyện để đưa ra quyết định đúng đắn
Không để người khác ảnh hưởng đến tư tưởng, quyết định của bản thân
Khi đã lựa chọn tìm hiểu và có các bước ra quyết định phù hợp, bạn không nên để tâm bị lay động bởi những thứ bên ngoài. Bên cạnh đó, hãy chịu trách nhiệm với mọi quyết định của mình và không cho phép ai thay thế bạn để đưa ra các quyết định trọng đại.
Chỉ xin lời khuyên của những người thật sự tin tưởng, am hiểu
Học hỏi từ những người xung quanh là cách giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích trong việc đưa ra quyết định đúng đắn. Thế nhưng, bạn cũng cần chọn lọc kỹ càng và chỉ nên xin lời khuyên từ những người am hiểu và thật sự tin tưởng.
Xem xét các tình huống và đặt nghi vấn cho quyết định trước khi đưa ra
Mọi quyết định đều có khả năng bị sai do nhiều vấn đề chi phối. Vì thế, bạn nên xem xét tình huống thật kỹ càng và thử đặt nghi vấn cho quyết định để xem hậu quả của nó là gì. Nhờ đó, bạn sẽ có những phương án hợp lý hơn và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Kiên định với quyết định của mình và không lay động vì lý do nào
Trong quá trình triển khai các bước ra quyết định, bạn cần phải kiên định với sự lựa chọn của bản thân. Khi đã quyết định, bạn không nên lùi bước hay ngoài nghi mà hãy tin tưởng vào sự lựa chọn của chính mình.
Chấp nhận và học hỏi từ những thất bại trong quá khứ
Thất bại là điều mỗi chúng ta đều không thể tránh khỏi trong cuộc sống này. Tuy nhiên, bạn không cần quá nản lòng mà hãy lấy đó làm bài học và rút ra kinh nghiệm để lần sau không tái phạm. Việc chấp nhận và học hỏi từ những thất bại sẽ giúp bạn luôn vững vàng lý trí và không để bạn thân tiếp tục tái diễn sai lầm đó nữa.
Học hỏi từ những quyết định sai lầm và không lặp lại chúng trong tương lai
Kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ vừa là cơ hội, vừa là thử thách để bạn có thể vận dụng cho việc đưa ra quyết định sau này. Dù cùng một vấn đề nhưng chỉ khác biệt về kinh tế, môi trường,… bạn tuyệt đối không được đưa ra phương án xử lý giống với quá khứ nhé.
Trên đây là các bước ra quyết định đúng đắn mà bạn có thể tham khảo. Dù ở trong hoàn cảnh nào, bạn cũng nên nhìn nhận mọi vấn đề và nghiên cứu thật kỹ để có những quyết định chính xác, không hệ lụy hay rủi ro.
Nếu trong doanh nghiệp, đội ngũ nhân sự học được kỹ năng này sẽ giúp mọi công việc đều được xử lý nhanh gọn và hiệu quả. Vì thế, là người quản lý tài ba, bạn hãy tiến hành đào tạo nội bộ thông qua Hoola – nền tảng đào tạo nội bộ hiệu quả, tiết kiệm, bảo mật để giúp lực lượng lao động của mình học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm quý báu nhé.