5 lí do khóa học online của bạn không thành công
Mảng đào tạo trực tuyến đang ngày càng nở rộ khi nhiều học viên được tiếp cận tới các thiết bị điện tử và đồng thời có nhu cầu học thêm các kĩ năng mới. Rất nhiều người đã tạo ra tên tuổi trong mảng đào tạo trực tuyến này, nhưng bên cạnh đó, đại đa số gặp khó khăn trong việc bán khóa học online của mình.
Hãy cùng Hoola đi qua 5 lí do thường gặp gây trắc trở cho các khóa học online hiện hành.
1. Bạn chưa xác định được ý tưởng khóa học của bạn có thu hút không
Trước khi bất kì doanh nhân nào khởi nghiệp, họ đều cần tìm hiểu thị trường một cách kĩ càng.
Thế nhưng, rất nhiều người bán khóa học dựa theo giả thiết là sẽ luôn có khách hàng muốn học về chủ đề của khóa học họ muốn bán - đây chính là sai lầm lớn nhất trong bán khóa học online.
Chỉ cần tìm hiểu qua, bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra liệu ý tưởng khóa học của bạn có thể thu hút nhiều học viên hay không. Bạn cũng sẽ hiểu biết thêm liệu thị trường của thể loại khóa học như vậy có đang bị bão hòa không, có dễ dàng để lại tên tuổi hay không.
Bạn có thể kiểm tra các từ khóa liên quan đến ý tưởng khóa học của bạn trên các trang mạng xã hội và các diễn đàn thảo luận, tìm hiểu số lượt tìm kiếm các từ khóa ấy trên Google Trends, hoặc tiến hành một khảo sát trong số các học viên tiềm năng.
Hoặc bạn có thể cho học viên lựa chọn 'đặt trước' khóa học của mình. Ví dụ, bạn mở một đợt 'đặt trước' và thông báo khóa học sẽ chính thức mở ra sau khi có 20 người đăng kí. Như thế bạn sẽ không tốn thời gian lên giáo án khóa học mà không biết liệu có ai học hay không.
2. Bạn không đưa được đầu ra khóa học
Nếu một khóa học không có chất lượng tốt hoặc không đưa được đầu ra mong muốn, sẽ rất khó để có thể bán khóa học trực tuyến lâu dài, bất kể ý tưởng của bạn tốt đến mấy, hay được marketing rộng rãi như thế nào.
Cho nên, bạn cần đảm bảo khóa học của mình có hiệu quả, cũng như đưa ra một đầu ra cụ thể và đảm bảo cho học viên.
3. Không có khách hàng ngay từ lúc bắt đầu
Bạn không cần phải đợi đến lúc khóa học của bạn bắt đầu để có thể tìm kiếm khách hàng. Bạn nên có sẵn một danh sách khách hàng tiềm năng vào thời điểm bạn có ý tưởng bán khóa học online.
Để có thể có danh sách khách hàng tiềm năng, bạn nên xây dựng thương hiệu bản thân trên các trang mạng xã hội, tham gia tích cực các hội thảo, diễn thuyết ở các trường đại học, hoặc những nơi có thể kết nối tới học viên tiềm năng của bạn.
4. Không có chiến lược marketing
Bạn có danh sách khách hàng tiềm năng. Rất tuyệt vời. Nhưng thế vẫn chưa đủ để thuyết phục họ mua khóa học online của bạn.
Bạn cần thường xuyên đăng các bài viết, video, v.v.. với thông tin hữu dụng, hoặc có thể gửi qua email, để thể hiện khả năng của bạn và đồng thời tăng cao độ tin tưởng của học viên. Sẽ hiệu quả hơn khi bạn có một kênh mạng xã hội đã hấp dẫn nhiều người theo dõi trước khi bán khóa học.
5. Đưa ra giá bán không hợp lý
Có những người để giá quá thấp, có những người để giá quá cao, và cả hai đều không có lợi trong việc bán khóa học.
Với mức giá quá thấp, học viên sẽ không tin tưởng khóa học của bạn có hiệu quả. Với mức giá quá cao, học viên sẽ trực tiếp bỏ qua và tìm kiếm giảng viên khác. Trừ khi bạn đã có tên tuổi và thị trường cạnh tranh của bạn không cao, bạn không nên để mức giá quá đắt.
Cho nên bạn cần tìm hiểu thị trường, tìm hiểu giá thành của đối thủ bạn trước khi bán khóa học. Khi bạn đã thành lập được độ tin tưởng cao, bạn có thể dần dần tăng giá khóa học mình.
Kết luận
Về cơ bản, bạn cần tìm hiểu kĩ thị trường bạn muốn cạnh tranh. Bạn sẽ thành công nếu bạn cẩn thận tỉ mỉ từng chi tiết.